Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường mầm non vành khuyên, quận thủ đức (Trang 47 - 50)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo

Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ giúp trẻ hình thành thói quen một cách tự nhiên từ việc hiểu và hành động đúng. Những thói quen tích cực này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin khám phá thế giới với sự chủ động và kiểm soát của bản thân.

Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ có ảnh hưởng đến phát triển tồn diện nhân cách trẻ và sẵn sàng cho trẻ đi học phổ thông. Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện của những năm tháng đầu đời và sự phát triển của giai đoạn này quyết định cho quá trình phát triển về sau này. Vì thế, vai trị của giáo dục ý thức BVBT đối với trẻ mầm non cũng sẽ gắn liền với mục tiêu của giáo dục mầm non mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra và cần phải đạt được. Thứ nhất, xét về mặt thể chất trẻ có khả năng hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống cho sức khoẻ của mình. Đồng thời, hình thành ở trẻ những thói quen, kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khoẻ và đảm bảo sự an toàn của bản thân. Thứ hai, xét về mặt nhận thức, tạo cho trẻ niềm đam mê thích thú ham hiểu biết, khám phá, tìm tịi về các sự vật, hiện tượng xung quanh mơi trường sống của trẻ. Nó hình thành cho trẻ khả năng quan sát, so sánh, phân loại, chú ý, ghi nhớ có chủ định. Thứ ba, xét về mặt ngôn ngữ, trong những hoạt động giao tiếp thường ngày, hình thành cho trẻ khả năng biết lắng nghe, hiểu lời nói trong khi trị chuyện, trao đổi với người khác, trẻ cịn có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ) và có khả năng diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hố trong cuộc sống hằng ngày. Thứ tư, xét về mặt tình cảm xã hội, ý thức về bản thân của trẻ sẽ được hình thành. Nó cũng giúp cho trẻ có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm của mình với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. Đồng thời, khi có ý thức BVBT hình thành cho trẻ những phẩm chất cá nhân như: mạnh dạn, tự tin, tự lực.

Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân thể hiện việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Với ý nghĩa đó, tiếp cận giáo dục bảo vệ bản thân có thể sử dụng bất cứ một chủ đề nào của chương trình nội dung dạy học.

31

non đạt được mục tiêu vì giáo dục ý thức BVBT có một vai trị tạo sự khởi đầu cho việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Đồng thời hình thành cho trẻ những thói quen đúng một cách tự nhiên và trẻ biết vận dụng nó vào thực tế để tự bảo vệ mình. Điều này có tác dụng thúc đẩy sự trưởng thành về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, giúp trẻ có thể bảo vệ mình trước các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.

32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong đề tài này, ý thức được hiểu là quá trình nhận thức của con người về thế giới xung quanh thông qua tư duy và ngơn ngữ, giúp con người hình thành và phát triển hành vi.

Ý thức BVBT là nhận thức về sự an tồn của bản thân. Từ đó có thể nhận diện các tình huống nguy hiểm sẽ gây hại cho chính mình trong cuộc sống và có hành vi ứng xử phù hợp giúp bản thân an toàn.

Ý thức BVBT được đánh giá qua 6 mức độ: Nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo.

Nội dung BVBT của trẻ mẫu giáo bao gồm ý thức về sự hiểu biết và thực hành an toàn cho cá nhân như: tránh các vật dụng nguy hiểm xung quanh, về ăn uống an toàn cho cơ thể, về cách chơi sao cho an tồn, về việc xử lý tình huống khi bị lạc, ứng xử với người lạ, giáo dục giới tính, an tồn giao thơng, ứng xử khi bị bạo hành.

Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ mẫu giáo thông qua 4 con đường giáo dục đặc thù của lứa tuổi:

- Hoạt động học - Hoạt động chơi - Hoạt động lao động

- Hoạt động ăn ngủ, vệ sinh cá nhân.

Cùng với các nhóm phương pháp giáo dục riêng cho trẻ mẫu giáo: - Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm

- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa - Nhóm phương pháp dùng lời nói

- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ - Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá.

Dựa vào các nội dung trên, người nghiên cứu xây dựng bộ cơng cụ tìm hiểu thực trạng giáo dục ý thức BVBT cho trẻ mẫu giáo Trường mầm non Vành Khuyên, quận Thủ Đức.

33

Chương 2:

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI TRƯỜNG MẦM

NON VÀNH KHUYÊN, QUẬN THỦ ĐỨC

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức bảo vệ bản thân cho trẻ tại trường mầm non vành khuyên, quận thủ đức (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)