Cơ chế, chính sách, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mạ

Một phần của tài liệu doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở phú yên (Trang 27 - 32)

tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại

Doanh nghiệp tư nhân là bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân gắn liền với quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Do đó, sự vận động phát triển của doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng gắn liền với sự vận động và biến đổi của quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Ở nhiều nước trên thế giới, doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, giải quyết việc làm, tăng cường khả năng xuất khẩu... Ở Việt Nam, sự phát triển của kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng mới thực sự bắt đầu tư khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới từ Đại hội VI năm 1986.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới tồn diện, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Đại hội lần này đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm khi chỉ

đạo về bố trí cơ cấu kinh tế, khơng thừa nhận tồn tại nhiều thành phần kinh tế; nhanh chóng xóa bỏ kinh tế tư nhân, thành lập kinh tế xã hội chủ nghĩa một cách nóng vội, chủ quan. Điều đó đã làm triệt tiêu động lực phát triển của xã hội. Kinh tế tư nhân, trong đó có doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại vì thế cũng khơng phát triển được. Bước đột phá của Đại hội là chấp nhận và vận dụng cơ chế kinh tế nhiều thành phần nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế. Từ đó, Đại hội đã thừa nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, tiểu thương, tư sản nhỏ.

Tháng 3/1988, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27 về kinh tế tư doanh. Đây là lần đầu tiên loại hình doanh nghiệp tư nhân được chính thức thừa nhận trong các văn bản pháp qui của Nhà nước.

Ngày15/7/1988, Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị cho phép các cơ sở kinh tế tư nhân qui mô nhỏ được hoạt động trong các ngành sản xuất, xây dựng, vận tải dịch vụ thương mại và cho phép đổi mới chính sách, cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Ngày 23/9/1989 Hội nghị Trung ương 6 khóa VI nêu rõ quan điểm

“thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất” và có chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến

lược lâu dài, có tính qui luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH và nhấn mạnh “các

hình thức kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ, tư sản tư nhân vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hóa đi lên CNXH”.

Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Cơng ty có hiệu lực ngày 15/4/1991 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các doang nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại có quy mơ lớn hoạt động. Đây là những văn bản được thể hiện dưới hình thức Luật đầu tiên thừa nhận kinh tế tư nhân tồn tại khách quan trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích tư nhân đầu

tư kinh doanh. Điều 3 Luật Doanh nghiệp tư nhân đã nêu rõ: Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của doanh nghiệp tư nhân, thừa nhận sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp khác và tính sinh lợi hợp pháp của kinh doanh. Trong khuôn khổ pháp luật, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội VII đã khẳng định rõ sự cần thiết phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, đồng thời làm rõ thêm quan điểm “Kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực

sản xuất kinh doanh, theo sự quản lý và hướng dẫn của Nhà nước, trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi tương đối rộng ở những nơi chưa có điều kiện tổ chức kinh tế tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức”.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng đã nêu rõ: “Tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi

cho quốc kế dân sinh do luật pháp qui định. Phát triển kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức”. Chiến lược ổn định phát triển kinh tế xã hội đến

năm 2000 của Đảng còn nhấn mạnh: “kinh tế tư bản tư nhân được phát triển

không hạn chế về qui mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” có thể coi đây là sự đổi mới căn bản quan điểm của

Đảng ta đối với các doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng.

Hiến pháp năm 1992, cơ sở pháp lý quan trọng và có hiệu lực cao nhất đã chính thức ghi nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân bên cạnh kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Lần đầu tiên dưới chính thể Việt Nam dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sở hữu tư nhân đã được Hiến pháp thừa nhận và coi là một trong ba chế độ sở hữu chủ yếu trong nền kinh

tế. Hiến pháp cũng qui định: “Cơng dân Việt Nam có quyền tự do kinh doanh

theo qui định của pháp luật”. Như vậy, Hiến pháp năm 1992 đã đặt nền móng

vững chắc cho sự phát triển lâu dài và ổn định của kinh tế tư nhân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đánh giá những thành tựu đã đạt được trong 10 năm đổi mới. Trong đó đã nêu lên những thành tựu trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đại hội tiếp tục khẳng định: “kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước, do

đó địi hỏi Nhà nước phải khuyến khích phát triển, vừa phải tăng cường quản lý, hướng dẫn làm ăn hợp pháp”.

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa VIII đề ra chủ trương “hồn

thiện mơi trường kinh doanh hợp pháp, tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển... Kinh tế tư nhân được coi là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN”.

Hội nghị Trung ương 6 khóa VIII lần 1 nhấn mạnh “tạo môi trường và

điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư bản tư nhân phát triển không hạn chế về qui mô và địa bàn hoạt động trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm”.

Đại hội Đảng lần thứ IX nhấn mạnh:

Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trị chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân [10, tr.96].

Đại hội tiếp tục khẳng định: “khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật

không cấm... Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo những định hướng ưu tiên của Nhà nước”.

Đến tháng 5/2002, những chủ trương lớn về phát triển kinh tế tư nhân được Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX tiếp tục khẳng định:

Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế [11, tr.57-58].

Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định:

Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (tồn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh [12, tr.83].

Và Đại hội cũng khẳng định: “kinh tế tư nhân có vai trị quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”.

Với tinh thần đó, Đảng chủ trương tập trung sửa đổi bổ sung một số cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân nói chung trong đó có doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng phát triển như: chính sách về đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách lao động tiền lương, chính sách hỗ trợ về đào tạo khoa học cơng nghệ, chính sách hỗ trợ về thông tin xúc tiến thương mại...

Như vậy, về mặt cơ chế, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng từ năm 1986 đến nay ngày càng rõ và đầy đủ hơn. Quan điểm của Đảng và Nhà nước là một trong những nhân tố có ý nghĩa tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Đổi mới cơ chế kinh tế, hoàn thiện quan hệ sản xuất để phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất của các thành phần kinh tế là một thành công lớn của Đảng ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Với những đổi mới trong tư duy lý luận, cơ chế và chính sách, Đảng và Nhà nước đã đổi mới cách nhìn nhận về sự tồn tại các loại hình doanh nghiệp cũng như các doanh nhân. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và cả doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nước ngồi; khuyến khích mọi người tham gia kinh doanh, phát triển sản xuất, mọi thể nhân có khả năng về vốn, kỹ thuật, công nghệ đều được phép thành lập doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật.

Chủ trương và đường lối của Đảng là sự mở đường cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay mà còn là sự cần thiết để huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở phú yên (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w