- Lĩnh vực bán, sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ: Có
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên
nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên
trong đó có doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại.
Vấn đề nguồn nhân lực có vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại Phú Yên hiện nay. Tuy nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào nhưng với số liệu đã đưa ra ở phần trước cho thấy chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới. Tỷ lệ lao động được đào tạo qua các trường, có tay nghề thấp so với lao động phổ thơng. Do đó, phương hướng chung trong những năm tới là phải chuẩn bị một nguồn nhân lực thật tốt ngay từ khi đào tạo bậc trung học phổ thông, chú trọng công tác đào tạo nghề để cung cấp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Đặc biệt, thương mại là ngành kinh tế địi hỏi có sự quan hệ rộng, giao tiếp nhiều, trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao thiếp giữa các thương nhân trong lĩnh vực này vơ cùng quan trọng. Vì vậy, địi hỏi phải có chiến lược phát triển cụ thể để đáp ứng các yêu cầu về số lượng và chất lượng lao động trong ngành, lĩnh vực thương mại. Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại Phú Yên hiện nay vấp phải là chính sách đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu trên tỉnh cần có các giải pháp để đào tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại cả về số lượng và chất lượng, các giải pháp cụ thể.
Thứ nhất, tiến hành điều tra, phân loại, đánh giá và xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Để có các giải pháp đào tạo và đào tạo lại cho sát với thực tế trình độ của
doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại tư nhân cần có cuộc điều tra cơ bản hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại để đưa ra chiến lược đào tạo lâu dài và kế hoạch đảm bảo hoạt động thương mại trước mắt. Việc đào tạo bằng các hình thức bổ túc tại chức những lớp đào tạo ngắn hạn mở theo định kỳ, mời các chuyên gia, giảng viên giỏi tại các cơ sở, trung tâm đào tạo thương mại tại trung ương, địa phương hoặc nước ngồi về giảng dạy.
Sau khi có các thơng tin cần thiết, cần tổ chức phân loại theo ngành nghề, quy mô. Trước mắt tập trung vào đào tạo và đào tạo lại lao động cho các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại. Chính quyền địa phương phối hợp với Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bộ Kế hoạch & đầu tư - Bộ Công thương và các ngành liên quan hàng năm tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề cho các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại đồng thời xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Trước đây, công việc này chưa được tổ chức thường xuyên, xong hiện nay phải được phát triển thành phong trào sâu rộng, tuyên truyền và giúp đỡ đến tất cả các doanh nghiệp trên phạm vi tồn tỉnh.
Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng mở các cơ sở dạy nghề hoặc các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại, liên kết với các cơ sở dạy nghề để đào tạo đúng đối tượng, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo và sử dụng nguồn lao động. Khuyến khích và quản lý
tốt việc các cơ sở sử dụng lao động có nghiệp vụ và được đào tạo chính quy về thương mại. Đây là lực lượng quan trọng góp phần vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của thương mại Phú Yên hiện nay.
Phát huy vai trò của các cơ sở dạy nghề ở địa phương hoặc liên kết đào tạo nghề với các trường dạy nghề Trung ương để đào tạo nguồn nhân lực có
tay nghề cao, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ trong nước và khu vực. Việc đào tạo nghề cần phải phù hợp, đảm bảo sau quá trình đào tạo nguồn lao động được các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại tuyển dụng để lao động này phát huy tốt những kiến thức đã được đào tạo ứng dụng vào thực tế. Do đó, việc củng cố và nâng cấp hệ thống trung tâm dạy nghề của tỉnh và các huyện, thị xã thành phố như đầu tư cơ sở vật chất cho Trường Đại học Phú Yên, Trường cao đẳng xây dựng Số 3, Trường Cao đẳng Công nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề, Trường Trung học kỹ thuật - tổng hợp - hướng nghiệp, Trung tâm dạy nghề của tỉnh, các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thương xuyên, của các huyện, thị xã, thành phố để đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội trong thời gian tới. Đồng thời, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn có được chiến lược kinh doanh mang lại hiệu quả cao phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp là người nắm bắt thông tin thị trường, xử lý thông tin và đưa ra quyết định kịp thời để doanh nghiệp đạt được lợi ích kinh tế cao nhất. Do đó, cùng với việc đào tạo nghề cho người lao động, cần quan tâm đào tạo trình độ quản lý kinh doanh, khả năng thích ứng với thị trường, sự hiểu biết về cơ chế chính sách nhà nước và quốc tế cho chủ doanh nghiệp tư nhân.
Thứ ba, đa dạng hóa các hình thức đào tạo theo phương thức xã hội hóa giáo dục là chủ yếu: Tỉnh cũng cần tổ chức mở các lớp học miễn phí,
nhất là các lớp đào tạo ngắn hạn để bồi dưỡng kiến thức quản lý doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp và nâng cao tay nghề cho người lao động, trang bị cho họ những kiến thức chung về thương mại và những kiến thức kinh tế, khoa học cơng nghệ, pháp luật có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của họ.
- Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện như xăng dầu, chế biến thực phẩm ăn uống... người lao động trong lĩnh vực này phải được học chuyên môn, sát hạch cấp giấy chứng nhận đủ trình độ thì mới được hành nghề.
- Mở các lớp đào tạo chuyên sâu cho lao động các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại tham gia hoạt động xuất nhập khẩu về trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
- Mở các lớp trang bị kiến thức cho những người đứng đầu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại về các luật kinh tế và các chính sách cụ thể mà doanh nghiệp phải thực hiện theo các hình thức khác nhau. Tỉnh cần mở những khóa đào tạo miễn phí hoặc giảm phí cho các doanh nghiệp nhằm động viên và thu hút chủ doanh nghiệp và người lao động có điều kiện học tập nâng cao trình độ.
Để đạt được hiệu quả cao từ cơng tác đào tạo nghiệp vụ này, bản thân cán bộ công chức cần trực tiếp tham quan và học hỏi các điển hình doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại phát triển, sau đó tiến hành xây dựng mục tiêu và có các biện pháp cụ thể, linh hoạt nhằm áp dụng vào địa phương mình. Các biện pháp hỗ trợ sẽ cung cấp cho chủ doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại kiến thức cần thiết về pháp luật, nhân sự, chiến lược thông qua các lớp học ngắn hạn, giúp các doanh nghiệp đánh giá thẩm định dự án.
Thứ tư, các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về thương mại, cần có bộ phận chuyên trách để theo dõi, lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn lao động cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại Phú Yên. Hàng năm, căn cứ vào khả năng nhu cầu đào tạo cho các doanh nghiệp,
ngồi việc hỗ trợ kinh phí đào tạo từ ngân sách Trung ương để đào tạo nguồn nhân lực thì UBND tỉnh cần phải dành một phần ngân sách địa phương để hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở kế hoạch hàng năm đã được xây dựng.
Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh để thực hiện, nhằm đạt được mục tiêu cung cấp đội ngũ lao động đủ số lượng, đạt chất lượng cho doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên.