- Lĩnh vực bán, sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ: Có
2.3.2.1. Những hạn chế chủ yếu của doanh nghiệp tư nhân trong
lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Một là: vốn của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú
Yên còn thấp. Những năm qua, số lượng doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên phát triển nhanh về số lượng đã huy động được nguồn vốn đáng kể trong xã hội, nhưng tính bình qn thì số vốn của doanh nghiệp cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho kinh doanh thương mại. Ngày nay xu hướng phát triển của văn minh thương mại đơ thị thì các hình thức kinh doanh thương mại như cửa hàng, cửa hiệu tự chọn, siêu thị ngày càng phát triển, để đáp ứng u cầu địi hỏi đó thì doanh nghiệp phải đầu tư cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh, nhưng nguồn vốn nhỏ, không đủ cần phải huy động thêm từ nhiều nguồn khác nhau như vay ngân hàng, tín dụng, các tổ chức cá nhân, vốn đầu tư nước ngoài...
Hai là: ngoài yếu tố vốn, các yếu tố nội tại ảnh hưởng tới năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp là nhân lực, kinh nghiệm quản lý, đạo đức kinh doanh... - Nhân lực: nguồn nhân lực của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên hạn chế về trình độ chun mơn. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh, nguồn nhân lực có trình độ chun mơn thì sẽ có khả năng tiếp cận cơng nghệ mới và phương thức kinh doanh hiện đại. Doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên đã thu hút được một lực lượng lớn lao động trong xã hội, nhưng nhìn chung lực lượng lao động trong các doanh nghiệp, chủ yếu chưa qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh thương mại, thiếu hiểu biết về chính sách pháp luật, văn minh trong kinh doanh, đồng thời rất hạn chế trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng hàng hóa. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu năm và sử dụng nguồn lao động của gia đình là chính, hoạt động phân tán nên việc quản lý, bồi dưỡng
nghiêp vụ chun mơn, học tập các chính sách pháp luật, các quy định về kinh doanh của nhà nước gặp khơng ít khó khăn. Báo cáo của Sở Cơng thương Phú Yên năm 2009, lao động trong các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú n có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 4,6%; trung cấp chiếm 11,2%; lao động qua đào tạo nghề chiếm 36,7%; còn số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm 47,5% [15, tr.14].
Với số liệu trên cho thấy lực lượng lao động của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên được đào tạo là q thấp. Điều đó cho thấy chính sách về đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên chưa được chú trọng và quan niệm về việc làm trong xã hội vẫn còn phân biệt giữa làm nhà nước với làm tư nhân. Do đó, hầu như những người có trình độ, kiến thức, ln tìm mọi cách để được làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước. bên cạnh đó các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như bảo hộ lao động còn chưa được quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp không làm các chế độ bảo hiểm cho nhân viên, một số quyền lợi chính đáng khác cũng khơng được bảo vệ. Như vậy, nguồn nhân lực của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại còn hạn chế là do chưa được giải phóng tư tưởng, xóa bỏ được ranh giới giữa làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước với làm cho doanh nghiệp tư nhân. Do đó, để phát huy hơn nữa vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú n cần có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn lao động có trình độ, chun mơn vào làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại, đồng thời xây dựng kế hoạch, chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng đáp ứng yêu cầu tiếp cận khoa học cơng nghệ mới và trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế của thương mại Phú Yên.
- Kinh nghiệm quản lý: hiện nay nhiều doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại Phú Yên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của q trình hiện đại hóa, nhiều chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo cơ bản, thiếu kiến thức về quản trị doanh nghiệp, về pháp luật kinh tế. Họ chủ yếu làm theo kinh nghiệm thấy người khác làm có hiệu quả thì làm theo. Do đó, trình độ quản lý cịn hạn chế, thiết bị cơng nghệ còn lạc hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, thiếu chiến lược phát triển một cách bền vững, dẫn đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp cịn bị phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố thị trường, do đó dễ bị phương hại trong cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp hầu như hoạt động một cách độc lập, ngại liên kết và hợp tác, không xây dựng được niềm tin cho nhau nên không phát huy được lợi thế của q trình chun mơn hóa, hiệp tác hóa. Đa số các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại Phú Yên đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận trước mắt, thiếu chiến lược kinh doanh lâu dài. Do đó, khả năng mở rộng thị trường là rất khó khăn.
- Đạo đức kinh doanh: Do mục tiêu của nhiều doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nên dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, kinh doanh trái phép, gian lận thương mại, trốn thuế, kinh doanh hàng giả..., có một số doanh nghiệp chưa có ý thức bảo vệ mơi trường, làm ô nhiễm môi trường, làm cho sự quản lý của các cơ quan chức năng gặp khơng ít khó khăn. Bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp chưa phát huy hết tính chủ động trong việc tự vươn lên tiếp thu cơng nghệ mới, khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các doanh nghiệp cịn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Thậm chí có doanh nghiệp vẫn có tư tưởng “chờ thời” từ cơ chế chính sách của chính quyền địa phương để tìm kiếm cơ hội đầu tư, nên dẫn đến nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật như báo cáo tài chính sai quy định, vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho người lao động..., không những thế, hiện tượng các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề thương mại - dịch vụ nhưng trong thực tế chỉ đăng ký kinh doanh một vài ngành nghề và chỉ đăng ký nộp thuế đối với các ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý thu thuế.
Ba là: mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân nói chung
và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh nói riêng cịn nhiều hạn chế, manh mún, phân tán, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh văn minh hiện đại. Mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại phân bố không đều, chỉ tập trung chủ yếu ở các thị trấn, thị xã và thành phố Tuy hòa, hơn 70% số doanh nghiệp tập trung ở thành phố Tuy hòa, số còn lại được chia đều cho các thị trấn và thị xã. Vì mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận là chính. Hiện nay trên địa bàn tỉnh kinh phí để đầu tư xây dựng mạng lưới chợ tương đối khá lớn, tuy nhiên, vẫn cịn một số xã chưa có chợ, quy mơ chợ cịn nhỏ. Hệ thống chợ chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp cịn mang nặng tính chất sản xuất gia đình. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại kinh doanh với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận trước mắt, thiếu chiến lược kinh doanh lâu dài. Do đó, khả năng mở rộng và tiếp cận thị trường là rất khó khăn cho các doanh nghiệp.
Bốn là: trong quản lý nhà nước còn yếu, chưa phát huy được hết chức
năng kiểm tra, kiểm soát một cách đầy đủ và thường xun. Trình độ đội ngũ của cán bộ quản lý cịn hạn chế. Hiện tại có cơ quan quản lý về chuyên mơn, nhưng lại ít thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại, nên dẫn đến cơ chế, chính sách và định hướng cho phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại xây dựng chưa được phù hợp.