- Lĩnh vực bán, sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ: Có
2.3.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên
tỉnh Phú Yên
Chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Phú Yên nói riêng ngày càng phát triển, tốc độ tăng GDP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2005 là 10,7%/năm, giai đoạn 2 năm 2006-2007 là12,6%/năm, năm 2008 tốc độ tăng GDP là12,3% và năm 2009 có tốc độ tăng GDP là 13,2% [9], [43]. Như vậy năm 2009 GDP của tỉnh cao nhất trong 8 năm qua với tổng sản phẩm đạt được 4.710,8 tỷ đồng (giá cố định năm 1994). Trong đó GDP của tỉnh tăng có phần đóng góp khơng nhỏ của kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng. Năm 2005 tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn, thì kinh tế ngồi nhà nước đạt 7.043.595 triệu đồng, chiếm 67,1%, trong đó lĩnh vực thương mại đạt 614.151 triệu đồng, chiếm 5,85%; năm 2006 kinh tế ngoài nhà nước đạt 8.380.785 triệu đồng, chiếm 66,2%, trong đó lĩnh vực thương mại đạt 683.604 triệu đồng, chiếm 5,40%; năm 2007 kinh tế ngoài nhà nước đạt 10.273.035 triệu đồng, chiếm 67,1%, trong đó lĩnh vực thương mại đạt 806.537 triệu đồng, chiếm 5,27%; năm 2008 kinh tế ngoài nhà nước đạt 13.479.939 triệu đồng, chiếm 67,5%, trong đó lĩnh vực thương mại đạt 1.177.846 triệu đồng, chiếm 5,90%; năm 2009 kinh tế ngoài nhà nước đạt 15.246.238 trệu đồng, chiếm 68,7%, trong đó lĩnh vực thương mại đạt 1.306.753 triệu đồng, chiếm 5,89% [3], [5], [43].
Kinh tế tư nhân Phú Yên nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn Phú Yên nói riêng phát triển nhanh không những về số lượng mà đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh, thích ứng
với nhu cầu thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường cũng như tạo thêm nhiều việc làm mới và nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần làm tăng giá trị tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Yên, mức đóng góp tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên chưa có số liệu thống kê. Nhưng sự đóng của kinh tế ngồi nhà nước trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn cũng cho phép chúng ta chứng minh điều đó, thể hiện ở bảng số liệu 2.3, biểu đồ 2.1 và biểu đồ 2.2.
Bảng 2.3: Tổng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng phân theo thành phần
kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: triệu đồng
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng số (triệu đồng) 10497345 12669624 15314128 19960486 22192486
Kinh tế nhà nước 3117641 3864563 4238599 5406366 5564822 Kinh tế ngoài nhà nước 7043595 8380785 10273035 13479939 15246238 Thương mại 614151 683604 806537 1177846 1306753 Lĩnh vực khác 6429444 7697181 9466498 12302093 13939485 Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi 336109 424276 802494 1074181 1381426
Tăng trởng% 20.69 20.87 30.34 11.18
Kinh tế nhà nước 23.96 9.68 27.55 2.93
Kinh tế ngoài nhà nước 18.98 22.58 31.22 13.10
Thương mại 11.31 17.98 46.04 10.94 Lĩnh vực khác 19.72 22.99 29.95 13.31 Kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài 26.23 89.14 33.86 28.60
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm phân theo thành phần
kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Nguồn: [2], [4], [5], [6].
Sự phát triển của kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng khơng chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển mà cịn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Yên theo hướng tiến bộ hơn. Cơ cấu kinh tế chung công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh Phú Yên từ năm 2005 đến nay đã có bước chuyển biến tích cực, đúng chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đề ra. Cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững được thể hiện ở bảng số liệu 2.4, 2.5 và biểu đồ 2.2.
Tỷ trọng của ngành cơng nghiệp - xây dựng trong tổng GDP tồn tỉnh tăng từ 29,5% năm 2005 lên 33,1% năm 2009; trong khi tỷ trọng
ngành nông lâm, ngư nghiệp giảm đáng kể từ 36,6% năm 2005 xuống còn 29.1% năm 2009; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 33,7% năm 2005 lên 37,8% năm 2009 [5, tr.38]. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển, nhất là ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, trong đó doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại phát triển là cầu nối quan trọng thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Trong q trình đó, sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại đã đẩy nhanh q trình sản xuất hàng hóa nhỏ lên sản xuất hàng hóa lớn và thực hiện q trình xã hội hóa phân cơng lao động xã hội bằng việc phát huy vai trị của mình trong lĩnh vực lưu thơng hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ vịng quay của vốn, tạo điều kiện cho sản xuất có được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói sự đóng góp của doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế đến năm 2010 là: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 21,5%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 40%; dịch vụ 38,5% trong cơ cấu GDP.
Bảng 2.4: Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo thành phần kinh tế
trên địa bàn tỉnh Phú Yên ( theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: %
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Cơ cấu 100 100 100 100 100
Kinh tế nhà nước 29.70 30.50 27.68 27.09 25.08
Kinh tế ngoài nhà nước 67.10 66.15 67.08 67.53 68.70
Thương mại 5.85 5.40 5.27 5.90 5.89
Lĩnh vực khác 61.25 60.75 61.82 61.63 62.81
Nguồn: [2], [4], [5], [6].
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế, cơ cấu tổng sản phẩm phân theo thành phần
kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Nguồn: [2], [4], [5], [6].
Bảng 2.5: Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn tỉnh Phú Yên
theo khu vực kinh tế (theo giá hiện hành)
Đơn vị tính: % Năm Tổng số Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2005 100 36,6 29,5 33,7 2006 100 34,6 30,7 34,7 2007 100 32,1 32,3 35,6 2008 100 31,3 32,5 36,2 2009 100 29,1 33,1 37,8 Chú thích
Nguồn: [5, tr.38].