- Lĩnh vực bán, sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ: Có
3.1.1. Phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộ
Phú Yên phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020
- Phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Yên phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, mục đích góp phần thúc đẩy q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội theo hướng tạo nên sự năng động hơn cho các yếu tố sản xuất, kinh doanh, phát huy tiềm năng lợi thế so sánh của tỉnh. Từ nay đến năm 2015 cần tập trung vào việc xây dựng năng lực cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng với các loại hình phục vụ hiện đại, như phát triển mạnh các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại hơn như trung tâm thương mại, siêu thị; khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung; trung tâm logistics, tổng kho bán buôn; siêu thị ảo, chợ ảo, nhà mua bán trung gian trên mạng internet... Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp tư nhân với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật lưu thơng hàng hóa.
Đổi mới mơ hình tổ chức, cơng nghệ quản lý và phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng các loại hình doanh tư nhân trong lĩnh vực thương mại theo hướng sau đây: doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại bán lẻ và bán buôn hiện đại
để hướng đến thành lập công ty thương mại bản lẻ và bán buôn hiện đại; các công ty kinh doanh dịch vụ logistics; các công ty cổ phần sản xuất chế biến, tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm; các hộ kinh doanh thương mai hiện đại...
- Phát triển doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương ở Phú Yên gắn bó chặt chẽ với sự phát triển chung của cả nước và khu vực, đặc biệt là với sự phát triển của thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, các tỉnh thành trong khu vực miền Trung và Tây nguyên trên cơ sở tăng cường liên kết kinh tế tạo thành mạng cung ứng, tiêu thụ như:
+ Hướng các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại thiết lập và phát triển mơ hình tổ chức lưu thông các ngành hàng bằng việc củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác lập mối liên kết dọc, có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của q trình lưu thơng từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn và bán lẻ thông qua quan hệ trực tuyến hoặc quan hệ đại lý mua bán. Doanh nghiệp đầu nguồn (sản xuất, nhập khẩu) phải kiểm soát và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống, từ chi phí, giá cả, nguồn gốc, số lượng, chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa trên phương thức và chất lượng phục vụ...
+ Thiết lập hệ thống phân phối trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hóa từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hóa cho mạng lưới bán bn, bán lẻ (cửa hàng trực thuộc, các đại lý) trên địa bàn.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thơng và giảm chi phí của xã hội do tiết kiệm được thời gian mua sắm (liên kết ngang trong khâu bán buôn thông qua việc cùng xây dựng các trung tâm giao dịch, tổng kho bán buôn, trung tâm logistics; liên kết ngang trong
khâu bán lẻ thông qua việc cùng phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi).
Trên thực tế, Phú Yên là tỉnh không lớn, các nguồn lực phát triển không nhiều và không mang lại lợi thế phát triển đáng kể cho Phú Yên so với các tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây nguyên. Do đó, để Phú Yên có được lợi thế phát triển lớn hơn, vấn đề phải dựa vào việc liên kết kinh tế với các tỉnh khác và đạt được tính kinh tế theo quy mô. Liên kết kinh tế, thương mại sẽ vừa là cơ hội phát triển vừa đóng vai trị là cầu nối quan trọng.
Như vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 - 2020 kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại ở Phú Yên nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại Phú Yên nói riêng vừa phải mở ra cơ hội liên kết kinh tế với các thành phần kinh tế trong tỉnh, với các tỉnh, thành trong khu vực, cũng như tăng cường năng lực tiếp cận trực tiếp với thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, đồng thời nhanh chóng xây dựng và củng cố các kênh hàng hóa giữa Phú Yên với các tỉnh trong khu vực.
- Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho thương mại trên địa bàn tỉnh nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực thương mại nói riêng, vừa đảm bảo thực hiện văn minh thương mại cũng như tính hiệu quả cao của cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư. Do đó, chú trọng xây dựng các loại hình chợ dân sinh (bán lẻ tổng hợp, phục vụ sản xuất và đời sống tại chỗ của nông dân), chợ đầu mối, chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch ở vùng sản xuất nông sản tập trung (tiêu thụ nông sản thông qua bán buôn để chuyển bán cho thị trường khu vực khác, cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu); các tổng kho bán buôn, trung tâm logistics (để bảo quản, sơ chế, phân loại, bao gói, vận chuyển... làm tăng giá trị sản phẩm và cung ứng cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ trong nước và cho xuất khẩu).
trong lĩnh vực thương mại của địa phương là góp phần tích cực vào đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Do đó, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này vừa đảm bảo tuân thủ theo qui định của pháp luật Nhà nước, vừa tạo cơ hội cho các chủ thể kinh doanh phát triển năng động hơn.
Việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng trong những năm qua là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên động lực phát triển. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý nhà nước hiện nay cũng nảy sinh khơng ít những vấn đề bất cập trước sự phát triển của các hoạt động kinh tế. Những bất cập đó tồn tại như trong việc tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn đăng ký kinh doanh, các chính sách liên quan đến vấn đề doanh nghiệp, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động liên quan đến doanh nghiệp cũng như công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp và những vấn đề liên quan... trong đó có những vấn đề lớn và thường vượt quá khả năng điều chỉnh, giải quyết của một ngành, một địa phương, nhưng trước hết các ngành, các địa phương cần có những nỗ lực tự giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi tổ chức, quản lý của mình, đặc biệt là trong việc phối hợp giữa các ngành, các cơ quan chức năng. Nâng cao năng lực và vai trị quản lý của nhà nước khơng chỉ của Sở Công Thương mà của tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh từ khâu xây dựng kế hoạch chương trình, dự án đầu tư cũng như phân bổ các nguồn lực đến việc quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm và hàng hóa tốt có sức cạnh tranh trên thị trường.