Dịch vụ thanh toán trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 38 - 41)

I Lợi nhuận trước thuế

2.2.2.1. Dịch vụ thanh toán trong nước

Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam thực hiện thanh toán cho khách hàng theo hai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán dùng tiền mặt. Trong những năm qua, dịch vụ thanh toán tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong một lượng khách hàng ít ỏi là các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp mà còn mở rộng tới mọi tầng lớp dân cư.

Hình 2.2. Tỷ trọng doanh số thanh toán theo các kênh

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Bảng 2.4. Tình hình hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước

Đơn vị: tỷ VND

Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước 1

Doanh số thanh toán qua

online cùng hệ thống 106.242 23% 256.984 142% 554.976 116% 2

Doanh số thanh toán bù

trừ giấy 17.563 27% 21.421 22% 23.187 8%

3

Doanh số thanh toán qua

Ngân hàng Nhà nước 85.364 30% 203.596 139% 424.769 109%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Qua bảng trên cho thấy tình hình thanh toán tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan.

- Thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh qua các năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số thanh toán. Năm 2007 đạt doanh số là 85.364 tỷ VND, sang đến năm 2008 doanh số là 203.596 tỷ VND và đến hết năm 2009 doanh số thanh toán đạt 424.796 tỷ VND, tăng tương ứng là 139% và 109%.

- Thanh toán online cùng hệ thống là hình thức thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại hình thanh toán. Năm 2007 doanh số thanh toán đạt 106.242 tỷ đồng, năm 2008 con số này tăng lên đáng kể đạt 256.984 tỷ đồng và đến năm 2009 doanh số đạt là 554.976 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam rất có uy tín trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Chất lượng dịch vụ do ngân hàng cung cấp ngày càng được nâng cao.

- Thanh toán bù trừ được áp dụng đối với lệnh thanh toán mà người thụ hưởng đóng trên địa bàn Hà Nội có tham gia thanh toán bù trừ tại Ngân hàng Nhà nước Hà Nội nhưng không tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên

ngân hàng. Doanh số thanh toán bằng phương thức thanh toán này tăng đều qua các năm, từ 17.563 tỷ VND (năm 2007) lên 21.421 tỷ VND (năm 2008) và năm 2009 là 23.187 tỷ VND, tương ứng tăng 27%, 22% và 8%. Thanh toán bù trừ tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chủ yếu sử dụng 3 loại chứng từ thanh toán là séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu trong đó ủy nhiệm chi chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm khoảng 92% đến 95% số món thanh toán và hơn 98% doanh số thanh toán qua thanh toán bù trừ).

Đạt được những kết quả khả quan trên cho thấy trong thời gian qua chất lượng dịch vụ thanh toán tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ngày càng được nâng cao, luôn đảm bảo độ an toàn, chính xác, nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng. Ngoài ra, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác thanh toán, giảm thời gian giao dịch cho khách hàng và nâng cao các tiện ích của dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w