Thực trạng nguồn vốn tại Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 33 - 34)

hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ 2006 - 2008

2.1.2.1. Thực trạng nguồn vốn tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam thương Việt Nam

Trong những năm gần đây, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam rất chú trọng và luôn có những biện pháp nhằm thu hút tối đa nguồn vốn của dân cư cũng như của các doanh nghiệp. Năm 2008 tổng nguồn vốn của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đạt 39.920 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 thì tổng huy động đã giảm đi 1% so với năm 2008 và chỉ đạt 39.325 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng chưa cao là do tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của người dân và doanh nghiệp giảm. Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là 2 tháng cuối năm 2009 một số ngân hàng do thiếu vốn đã đưa ra các chương trình khuyến mại làm cho lãi suất huy động thực tế cho các kỳ hạn ngắn lên tới 15%/năm đối với VND và 4,5%/năm đến 6%/năm đối với USD và các ngoại tệ khác nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngoài ra, trong năm 2009, trên địa bàn Hà Nội có các đợt sốt về bất động sản, vàng và USD nên người dân đã rút tiền tiết kiệm để chuyển sang các kênh đầu từ này.

Xét về cơ cấu vốn theo kỳ hạn, huy động vốn có kỳ hạn có xu hướng tăng lên trong khi đó huy động vốn không kỳ hạn lại đang có xu hướng giảm. Nguồn vốn không kỳ hạn mặc dù đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng tính không ổn định của nó sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thanh khoản. Tỷ trọng

Các phòng giao dịch

vốn không kỳ hạn trên tổng huy động năm 2007 là 38%, nhưng đến năm 2008 và 2009 chỉ đạt khoảng 24%.

Xét về cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế, huy động vốn từ dân cư đạt tỷ trọng khá cao (trên 25% trên tổng huy động) song tỷ lệ này có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tỷ trọng vốn từ dân cư trên tổng huy động năm 2007 là 40%, nhưng đến năm 2008 chỉ đạt 25% và 2009 đạt khoảng 29%.

Xét về cơ cấu vốn theo loại tiền, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng có ưu thế trong khả năng thu hút nguồn vốn ngoại tệ. Tỷ trọng vốn VND và ngoại tệ gần như xấp xỉ nhau, thậm chí năm 2007 tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ cao hơn nguồn vốn VND (đạt 55% trên tổng huy động).

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của SGD qua các năm

Đơn vị: Tỷ VND TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Tổng nguồn vốn huy động 37.990 39.920 39.325 2 Theo kỳ hạn + Không kỳ hạn 14.268 38% 9.622 24% 9.222 23% + Có kỳ hạn 23.722 62% 30.298 76% 30.103 77% 3 Theo TPKT + Dân cư 15.055 40% 9.840 25% 11.480 29% + Tổ chức kinh tế 22.935 60% 30.080 75% 27.845 71%

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 33 - 34)