Theo loại tiền

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 34 - 37)

+ VND 17.205 45% 25.550 64% 22.775 58%

+ Ngoại tệ (quy VND) 20.785 55% 14.370 36% 16.550 42%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

Công tác quản lý và sử dụng vốn của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tiếp tục được thực hiện theo phương châm hiệu quả và an toàn, đảm bảo cân đối giữa khả năng sinh lới và khả năng thanh khoản cho đồng vốn của ngân hàng.

2.1.2.2. Tình hình cho vay tại Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam thương Việt Nam

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo theo là sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ đã làm cho thị trường tài chính - tiền tệ thế giới trở nên ảm đạm. Nền kinh tế trong nước nói chung và ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn.

Từ đầu năm 2009, Chính phủ đã thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đến nay nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi dần, các kênh huy động vốn đều có vẻ ấm lên, đặc biệt trong năm 2009 tín dụng ngân hàng đã tăng trưởng mạnh và đến cuối năm Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ và hạn chế tăng trưởng tín dụng.

Năm 2009, tổng dư nợ của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đạt 5.965 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2008. Trong đó, dư nợ VND đạt 3.200 tỷ đồng tăng 1.626 tỷ VND (103%) so với năm 2008 và dư nợ ngoại tệ quy VND đạt 2.765 tỷ VND giảm 371 tỷ VND (-12%). Trong năm 2009 Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay VND đối với doanh nghiệp nên mức dư nợ VND tăng mạnh so với năm trước. Ngược lại, do nguồn cung USD bị hạn chế và tỷ giá biến động nhiều nên khách hàng hạn chế vay USD hoặc thực hiện mua ngoại tệ để trả nợ vay đến hạn và vay VND. Dư nợ cho vay cá nhân đạt 620 tỷ chiếm 10% trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng thấp là do lãi suất cho vay các sản

phẩm mua ô tô hay mua nhà đất không cạnh tranh so với một số ngân hàng khác và thủ tục cho vay của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam lại chặt chẽ hơn nhiều.

Dư nợ cho vay ngắn hạn tăng đều đặn, tương ứng năm 2008 đạt 3.203 tỷ VND (tăng 24% so với năm 2007) và năm 2009 đạt 3.990 tỷ VND, tăng 24% so với năm 2008. Dư nợ cho vay trung, dài hạn cũng tăng đáng kể qua các năm. Năm 2007 dư nợ trung dài hạn đạt 1.035 tỷ VND, năm 2008 đạt 1.507 tỷ VND và đề năm 2009 đạt 1.975 tỷ đồng.

Bảng 2.2. Dư nợ cho vay trực tiếp nền kinh tế của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị: tỷ VND TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Tổng dư nợ 3.615 4.710 5.965 2 Theo thời hạn + Ngắn hạn 2.580 71% 3.203 68% 3.990 67% +Trung, dài hạn 1.035 29% 1.507 32% 1.975 33% 3 Theo TPKT 0% + Dân cư 516 14% 424 9% 620 10% + Tổ chức kinh tế 3.099 86% 4.286 91% 5.345 90% 4 Theo loại tiền

+ VND 1.232 34% 1.574 33% 3.200 54%

+ Ngoại tệ (quy VND) 2.383 66% 3.136 67% 2.765 46%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007 - 2009 của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị: tỷ VND TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước Giá trị +/- so với năm trước I Tổng doanh thu 2.63 0 18% 3.916 49% 3.683 -6%

1 Thu lãi cho vay 245 35% 406 66% 402 -1%2 Thu về kd ngoại tệ 170 1% 520 206% 418 -20%

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 34 - 37)