NHU CẦU XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở việt nam (Trang 109 - 111)

- Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng TW Hàn Quốc

3.1. NHU CẦU XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

3.1. NHU CẦU XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

Thị trường tài chính là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trên thế giới, hiện nay có hai xu hướng phát triển kinh tế của thị trường tài chính, đó là xu hướng đa năng và hợp nhất. Nếu xu hướng đa năng là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính có thể thực hiện nhiều mảng dịch vụ khác nhau với mức độ phân chia ranh giới giữa các dịch vụ tài chính thể hiện rất mờ thì xu hướng hợp nhất là tạo thêm nguồn lực về vốn, khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhằm đem lại nhiều lợi nhuận. Với xu hướng hợp nhất thì đây là quá trình cấu trúc lại hệ thống tài chính - ngân hàng để phù hợp với mơi trường và hồn cảnh mới, đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất. Ví dụ, "ở Malaixia, từ 36 ngân hàng (1997) xuống còn 25 (2004); Mỹ giảm từ 9760 ngân hàng xuống còn 7352. Xu hướng hợp nhất thể hiện rõ nét là số lượng ngân hàng trong những năm gần đây giảm do quá trình sáp nhập và mua lại" [35].

Tại Việt Nam, lĩnh vực tài chính - ngân hàng có tầm quan trọng trong q trình đổi mới, đặc biệt đối với hệ thống ngân hàng là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức và cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ như cho vay đối với hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, góp phần hạn chế đáng kể sự chênh lệch phát triển giữa các nhóm thu nhập và giữa các vùng trong nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên thực tế, các ngân hàng nước ta đã phát triển quá nhanh theo chiều rộng, mà khơng chú trọng đến chiều sâu và tính chun nghiệp dẫn đến số lượng các ngân hàng ở Việt Nam hiện đã vượt xa mức thông thường của thế giới và hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, việc hợp nhất, sáp nhập các ngân hàng là xu hướng đúng đắn và cần thiết, bởi sự hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi thế (cắt giảm chi phí, mở rộng thị trường, phát triển được thương hiệu, sản phẩm dịch vụ mới…) hỗ trợ cùng nhau phát triển bền vững, giúp ngành ngân hàng trong nước đủ sức cạnh tranh với các tập đồn tài chính nước ngồi.

Như vậy, hoạt động mua bán và sáp nhập TCTD đang là một trong những giải pháp hữu hiệu mà các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang áp dụng nhằm tái cấu trúc lại hệ thống tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, trước thực trạng khung pháp lý về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nói chung, mua bán và sáp nhập TCTD chưa thống nhất và hoàn chỉnh đã ảnh hưởng đến hoạt động mua bán và sáp nhập TCTD tại Việt Nam.

Hiện nay, nền kinh tế nước ta nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Việc hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động mua bán và sáp nhập TCTD cần được xây dựng để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để đẩy mạnh hoạt động M&A, một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay trước cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và mục tiêu tái cấu trúc ngành ngân hàng trong Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt

thì việc hồn thiện một khung pháp lý đầy đủ về hoạt động mua bán và sáp nhập TCTD là cần thiết.

Theo Đề án trên, mục tiêu chung đặt ra là cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD đến năm 2020. Mục tiêu cụ thể là phát triển được hệ thống các TCTD đa năng theo hướng hiện đại hóa, hoạt động an toàn,

hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mơ, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Trong quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng, hoạt động M&A được coi là xu hướng tất yếu bởi M&A tạo ra hiệu quả và lợi ích cho nền kinh tế. Một trong những giải pháp mà Chính phủ đưa ra trong đó có việc khuyến khích các ngân hàng tự nguyện sáp nhập, hợp nhất với nhau đang là một trong các giải pháp hiệu quả để kiện toàn hệ thống các TCTD.

Tại Việt Nam, việc một thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng và một thương vụ sáp nhập 2 ngân hàng theo Đề án tái cấu trúc bước đầu đã thành công. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện M&A bộc lộ một số hạn chế do Việt Nam vẫn chưa có một khung pháp lý hồn chỉnh. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần nghiên cứu để xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động M&A TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở việt nam (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)