- Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng TW Hàn Quốc
3.2.2.6. Về hợp đồng sáp nhập/mua bán tổ chức tín dụng
Đối với hợp đồng mua bán và sáp nhập TCTD, đây là một nội dung
quan trọng trong quá trình thực hiện M&A bởi vì sau khi các bên đã có kết quả thẩm định và xác định giá trị giao dịch, quá trình đàm phán sẽ dẫn đến một kết quả phản ánh tập trung nội dung các giao dịch M&A, đó chính là hợp đồng mua lại/sáp nhập TCTD. Thực tế, nếu sau một quá trình đàm phán thương vụ M&A đã thành công, nhưng các nội dung đó lại khơng được thể hiện chính xác và đầy đủ trong hợp đồng mua lại/sáp nhập thì q trình đàm phán sẽ khơng cịn có giá trị hoặc giảm giá trị và cuối cùng thì mục đích của M&A có thể bị ảnh hưởng.
Theo Thông tư số 04/2010/TT-NHNN, mới chỉ ghi nhận một số nội dung chính hợp đồng mua lại/sáp nhập TCTD, còn những điều khoản khác hoặc điều khoản giải thích, hay những cam kết, thỏa thuận riêng lại được các bên ghi nhận trong các tài liệu khác (ví dụ như trong một số các hợp đồng khác, hoặc trong biên bản thỏa thuận, hoặc các phụ lục hợp đồng).
Kiến nghị: Cần nghiên cứu và xây dựng một hợp đồng mẫu M&A
TCTD vì tính chất đặc thù của lĩnh vực này, trong đó, ngồi các nội dung cơ bản như yêu cầu trong giai đoạn xin chấp thuận ngun tắc, cịn phải có một số điều khoản cơ bản như sau:
- Về điều kiện M&A: khác với giai đoạn xin chấp thuận về nguyên tắc, ở giai đoạn này bên mua lại/nhận sáp nhập đã có thời gian và được đánh giá, xem xét nhiều hơn về tình hình kinh doanh, tài chính… của TCTD bị mua lại/sáp nhập; do đó, các điều kiện M&A đưa ra tại hợp đồng M&A sẽ phải cụ thể hơn rất nhiều so với hợp đồng nguyên tắc. (Ví dụ: tại hợp đồng nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận điều kiện M&A là bên mua lại/nhận sáp nhập phải được toàn quyền tiếp cận, xem xét các hồ sơ, tài liệu phản ánh tình trạng của doanh nghiệp. Trong khi đó, tại hợp đồng M&A chính thức, bên mua lại/sáp nhập sẽ quan tâm đến tính chuẩn xác, đầy đủ của các hồ sơ, tài liệu mà TCTD bị mua lại/sáp nhập đã cung cấp. Do đó, điều kiện M&A vẫn là một nội dung quan trọng trong hợp đồng M&A).
- Về quyền và nghĩa vụ của các bên: Đây là điều khoản quan trọng
của bất kỳ hợp đồng nào, trong đó có hợp đồng M&A. Theo đó, nghĩa vụ chung nhất của các bên sẽ liên quan đến việc thanh tốn, cung cấp thơng tin, tài liệu… Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của hợp đồng M&A (đối tượng mua bán là một thực thể kinh doanh) nên các quy định quyền và nghĩa vụ của các bên còn phản ánh một số khía cạnh sau:
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện thủ tục M&A (thủ tục song phương và thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền);
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc tiếp quản và vận hành TCTD bị mua lại/sáp nhập;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giải quyết khoản nợ, thực hiện phương án xử lý lao động… sau khi hoàn tất thủ tục M&A;
- Việc phối hợp giải quyết các khoản nợ tồn đọng của TCTD bị mua
lại/sáp nhập: Đây là điểm chung khá phổ biến của các hợp đồng M&A nói
chung và hợp đồng M&A TCTD nói riêng. Thực tế, bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động đều có các khoản nợ phải trả và khoản nợ phải thu, trong đó chủ sở hữu (hoặc các chủ sở hữu) của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ phải trả/phải thu đó. Các chủ sở hữu này là người hiểu rõ về tình trạng của các khoản nợ này cũng như khả năng thu hồi của các khoản nợ. Do đó, trong q trình M&A doanh nghiệp nói chung và các TCTD nói riêng, các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua tiếp quản toàn bộ các khoản nợ, bên bán hồn tồn khơng chịu trách nhiệm về các khoản nợ này sau khi hoàn tất M&A (tức là bên mua khơng có quyền truy địi), hoặc bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm nhất định đối với một số khoản nợ trong thời hạn nhất định sau khi M&A. Việc thỏa thuận về phương án giải quyết các khoản nợ tồn đọng như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng thực tế của TCTD bị mua lại/sáp nhập, khả năng của bên bán…;
- Một số điều khoản khác khá bổ biến trong các hợp đồng M&A như giải quyết tranh chấp, phương án lao động...