- Các Vụ, Cục khác thuộc NHNN: (i) Vụ Tài chính và Kế tốn có trách
2.1.1. Thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng
2.1.1.1. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2005
Bối cảnh trong nước: Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp do kéo dài
quá lâu đã trở thành vật cản và là nguyên nhân của mọi nguyên nhân làm trì trệ nền kinh tế đất nước. Nền kinh tế vẫn trong thế bị bao vây, cấm vận, vẫn là một nền kinh tế tiểu nông sản xuất nhỏ mang nặng bóng dáng của một thời kỳ đóng cửa, tự cấp, tự túc. Các hiện tượng "chợ đen", "phá rào", "hụi họ", "núp bóng"... mọc lên như nấm từ những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ XX và đỉnh cao là cuộc tổng điều chỉnh Giá - Lương - Tiền năm 1985 có nhiều sai lầm. Trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ cũng có những "đỉnh cao" riêng. Đó là cuộc đổ vỡ tín dụng dây chuyền từ năm 1988 đến 1990, gây thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng đã làm suy giảm niềm tin trong nhân dân vào tính ổn định của đồng tiền Việt nam.
Bối cảnh thế giới: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm
1997 cũng là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các thương vụ M&A diễn ra trong giai đoạn này. Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, cuộc khủng hoảng này đã buộc nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản do những khoản cho vay trả góp, cho vay kinh doanh bất động sản khơng thu hồi được vốn hoặc rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, cộng với nhiều vụ chiếm đoạt
vốn ngân hàng trong thời kỳ này đã khiến cho hệ thống ngân hàng ngày càng suy yếu.
Hậu quả là một loại các NHTMCP nơng thơn tại Thành phố Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn và có nguy cơ mất vốn lớn do hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay, trong đó cho vay sản xuất nơng nghiệp chiếm khoảng 80%, nhiều trường hợp cho vay ở vùng sâu, vùng xa kém hiệu quả, do mất mùa, lũ lụt, hạn hán, thiên tai... Bên cạnh đó, hầu hết các hợp tác xã tín dụng nơng thơn (trên 7.000) và các Quỹ tín dụng đơ thị (khoảng 500) đều lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả. Ngoài ra, tại thời điểm 1987, trong số 48 NHTMCP đã có 17 ngân hàng nằm trong tình trạng khơng có khả năng chi trả, phần lớn bị giải thể và bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc buộc phải sáp nhập.
Để khắc phục tình trạng trên, NHNN đã sử dụng khoảng 1.500 tỷ đồng từ nguồn tiền cung ứng để đóng cửa một số ngân hàng, tái cấp vốn cho những ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thông qua các cuộc sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng và can thiệp theo các cơ chế sau:
(i) Kiểm sốt đặc biệt bằng cách cử một nhóm cán bộ của NHNN đảm nhận tất cả các công việc then chốt của ngân hàng nhằm xử lý các sai phạm và yếu kém, giúp các ngân hàng phục hồi trở lại hoạt động bình thường;
(ii) Kiểm soát đặc biệt và hạn chế dần các hoạt động kinh doanh để tiến hành đóng cửa đối với ngân hàng mà NHNN xác định là quá yếu kém;
(iii) Chỉ định các ngân hàng nhỏ, yếu tự giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất, bán cho các tổ chức khác [29].
Như vậy, trong giai đoạn này, hầu hết các thương vụ M&A là bắt buộc để khắc phục hậu quả của việc kinh doanh không tốt của các ngân hàng có liên quan. Thơng qua việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại ngân hàng đã góp phần tạo dựng một hệ thống TCTD lớn mạnh hơn tại Việt Nam.
Bảng 2.1: Các giao dịch M&A trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn (1991-2004)
Thời gian Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu
1991 NHTMCP Sài Gòn Thương
Tín thành lập Hợp nhất từ NHPT Kinh tế Gị Vấp và 3 Họp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Cơng - Lữ Gia
1997 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Đồng Tháp
1999 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Đại Nam
2000 NHTMCP Phương Nam Quỹ tín dụng Định Cơng - Thanh Trì - Hà Nội
2001 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Châu Phú
2002 NHTMCP Đông Á NHTMCP Tứ Giác Long Xun
2003 NHTMCP Sài Gịn Thương Tín NHTMCP Thạnh Thắng
2003 NHTMCP Đà Nẵng Công ty Tài chính Sài Gịn SFC thành lập
NHTMCP Việt Á
2003 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Nông thôn Cái Sắn
2003 NHTMCP Phương Đông NHTMCP Nông thôn Tây Đô
2003 NHĐT&PTVN Ngân hàng Nam Đô
2004 Ngân hàng Đông Á NHTMCP Nông thôn Tân Hiệp
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Trong giai đoạn này, hình thức M&A chủ yếu là góp vốn đầu tư hay bán cổ phần cho các đối tác trong và ngoài nước. Ngồi ra, hình thức sáp nhập, hợp nhất TCTD cũng xuất hiện từ cuối năm 2008 đến nay.