Hợp đồng mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở việt nam (Trang 62 - 64)

- Các Vụ, Cục khác thuộc NHNN: (i) Vụ Tài chính và Kế tốn có trách

1.2.5. Hợp đồng mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng

Trong hoạt động M&A, hợp đồng mua lại, sáp nhập là văn bản ghi nhận các nội dung thỏa thuận mua lại hoặc sáp nhập, thể hiện ý chí cuối cùng của các bên trong giao dịch. Hợp đồng mua lại, sáp nhập TCTD có bản chất là hợp đồng dân sự và tuân theo các nguyên tắc của hợp đồng dân sự, trong đó các bên được tự do thỏa thuận trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật.

Về tên gọi, theo quy định của pháp luật không tồn tại loại hợp đồng có

tên gọi là "hợp đồng mua lại, sáp nhập tổ chức tín dụng", mà thuật ngữ này được dùng để chỉ hợp đồng chính được ký kết trong giao dịch sáp nhập, mua lại TCTD bao gồm hai dạng hợp đồng chính là (i) hợp đồng sáp nhập TCTD và (ii) hợp đồng mua lại TCTD. Thực tế, trong quá trình thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung, TCTD nói riêng, ngồi hợp đồng mua lại (mua bán), sáp nhập doanh nghiệp, các bên tham gia có thể ký kết với nhau rất nhiều văn bản, thỏa thuận như biên bản ghi nhớ; thỏa thuận nguyên tắc/ hợp đồng nguyên tắc (ở giai đoạn đầu của quá trình đàm phán) nhằm đưa ra các nguyên tắc chung, những thỏa thuận cơ bản ban đầu đã đạt được; thỏa thuận không tiết lộ và cạnh tranh nhằm đảm bảo giữ bí mật thơng tin của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp... Hiệu lực của các văn bản, thỏa thuận này có thể bị chấm dứt sau khi các bên đã ký được hợp đồng mua lại, sáp nhập TCTD (như đối với biên bản ghi nhớ, thỏa thuận nguyên tắc) hoặc tiếp

tục duy trì hiệu lực (như thỏa thuận không tiết lộ và cạnh tranh, nếu các bên không đưa các nội dung trong thỏa thuận này vào hợp đồng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp). Do đó, có thể khẳng định hợp đồng mua lại, hợp đồng sáp nhập khơng hồn tồn đồng nhất với các văn bản, thỏa thuận trong giao dịch mua lại, sáp nhập.

Về nội dung hợp đồng: Thông tư số 04/2010/TT-NHNN mới chỉ quy

định nội dung của các hợp đồng mua lại, sáp nhập TCTD như một tài liệu nằm trong bộ hồ sơ xin chấp thuận nguyên tắc cho việc mua lại, sáp nhập của TCTD. Cụ thể, đối với hợp đồng mua lại TCTD (Điều 19.1.(h) của Thông tư số 04/2010/TT-NHNN), bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: (i) Tên, địa chỉ trụ sở chính của TCTD mua lại; (ii) Tên, địa chỉ trụ sở chính của TCTD bị mua lại; (iii) thủ tục và điều kiện mua lại; (iv) phương thức thanh toán; (v) phương án sử dụng lao động; (vi) thời hạn thực hiện mua lại. Đối với Hợp đồng sáp nhập TCTD (Điều 11.1.(g) của Thơng tư số 04/2010/TT-NHNN) có các nội dung chủ yếu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. Theo đó, Khoản 2 Điều 153 của Luật Doanh nghiệp, Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về (i) tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty nhận sáp nhập; (ii) tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty bị sáp nhập; (ii) thủ tục và điều kiện sáp nhập; (iii) phương án sử dụng lao động; (iv) thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của cơng ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của cơng ty nhận sáp nhập; (v) thời hạn thực hiện sáp nhập. Như vậy, ở giai đoạn xin chấp thuận nguyên tắc cho việc mua lại, sáp nhập, hợp đồng mua lại, sáp nhập TCTD có nội dung cơ bản tương tự như hợp đồng mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nói chung.

Sau khi hợp đồng đã ký kết, các bên sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý cần thiết cho thương vụ này, bao gồm việc trình cơ quan có thẩm quyền của mỗi bên về phương án sáp nhập bao gồm nội dung về sáp nhập, huy động vốn… và cuối cùng là lập hồ sơ về việc sáp nhập trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt.

Tóm lại, Thơng tư số 04/2010/TT-NHNN mới chỉ quy định một số nội

dung chính của hợp đồng mua lại, sáp nhập TCTD. Tuy nhiên, do đây là một phần quan trọng trong hoạt động M&A, ghi nhận lại khơng những q trình các TCTD tham gia đàm phán, thương lượng, thỏa thuận trước khi thực hiện giao dịch M&A, mà còn là văn bản chứng minh việc thực hiện các cam kết của các TCTD sau khi M&A. Vì vậy, đề xuất nghiên cứu và bổ sung thêm các nội dung cơ bản khác trong hợp đồng mua lại, sáp nhập TCTD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)