Pháp luật trong nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 30 - 32)

Nguồn pháp luật trong nước là hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật của quốc gia nhằm điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi. Nguồn pháp luật trong nước có rất nhiều hình thức khác nhau, tùy theo quy định trong hệ thống pháp luật mỗi nước. Trên thế giới có hai hệ thống pháp luật lớn nhất là hệ thống pháp luật chung Anh- Mỹ (Common law) và hệ thống pháp luật dân sự (Civil law) có nguồn pháp luật khác nhau.

Common law sử dụng nguồn án lệ chính, bên cạnh đó có cả nguồn thành văn; Civil law sử dụng nguồn pháp luật thành văn. Nguồn pháp luật Việt Nam là

hệ thống pháp luật thành văn, pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi được quy định trong các loại văn bản sau:

Hiến pháp, là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, quy định

các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nói chung và của quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi nói riêng, trong đó có quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi. Quyền về hơn nhân và gia đình là quyền cơ bản của cơng dân được ghi nhận trong các Hiến pháp 1946; Hiến pháp 1959; Hiến pháp 1980; Hiếp pháp 1992 (sửa đổi 2001) (Điều 64). Đây là cơ sở để các văn bản pháp luật khác cụ thể hóa, đưa luật vào cuộc sống điều chỉnh các quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Bộ luật dân sự

Quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi là một trong các loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nên quan hệ này cũng được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự năm 2005 là Bộ luật chung điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng, chứa đựng các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.

Luật hơn nhân và gia đình

Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam là luật chuyên điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình gồm cả quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Hiện nay, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 là văn bản mới nhất dành chương XI để quy định về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, trong đó có quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi, ngồi ba văn bản chính nêu trên cịn có các văn bản pháp luật khác điều chỉnh:

- Luật quốc tịch Việt Nam 2008; - Pháp lệnh lãnh sự 1990; - Nghị định số 158/NĐ-CP; - Nghị định số 68/NĐ-CP; - Nghị định số 69/NĐ-CP; - Thông tư số 07/TT- BTP;… 1.4.2. Điều ƣớc quốc tế

Điều ước quốc tế là một trong các loại nguồn quan trọng nhất điều chỉnh các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, là văn bản thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) nhằm điều chỉnh các vấn đề về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế.

Điều ước quốc tế về hơn nhân và gia đình là điều ước quốc tế chứa đựng các quy phạm điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, trong đó có quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi. Các quốc gia thường ký kết các điều ước quốc tế song phương điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi. Trong các điều ước quốc tế có chứa đựng các quy phạm xung đột chỉ ra pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngoài.

Hiện nay, quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam được điều chỉnh bởi các hiệp định tương trợ tư pháp. Các hiệp định tương trợ tư pháp đưa ra nguyên tắc lựa chọn pháp luật áp dụng trong trường hợp có xung đột pháp luật trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình nói chung và quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)