Hoàn thiện cơ sở pháp lý giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nƣớc ngồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 84 - 87)

3 Trung Quốc (Đài Loan) 77 12 120 94 74

3.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý giải quyết xung đột pháp luật về kết hơn có yếu tố nƣớc ngồ

kết hơn có yếu tố nƣớc ngồi

Qua tình hình kết hơn có yếu tố nước ngồi và thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ này, theo tác giả cần phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngoài với những quy định đầy đủ, chặt chẽ hơn, bao quát hơn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Trước tiên, sửa đổi, bổ sung Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 về

ngồi. Bên cạnh quy định giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn, bổ sung một khoản quy định giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hôn để đảm bảo sự điều chỉnh đồng bộ của pháp luật và phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Các Hiệp định tương trợ (trừ Hiệp định với Trung Quốc, với Cộng hòa Pháp, với Hàn Quốc) quy định nguyên tắc chọn luật nơi tiến hành kết hôn để giải quyết xung đột về nghi thức kết hôn. Đây là nguyên tắc phổ biến mà các nước trên thế giới đều áp dụng.

Thứ hai, bổ sung quy định giải thích rõ trường hợp từ chối hay cấm

kết hôn khi việc kết hôn vi phạm "thuần phong mỹ tục" hoặc vì mục đích "trục lợi khác" tạo điều kiện cho các cán bộ thực thi pháp luật áp dụng đúng

quy định, đồng thời tránh để kẻ xấu lợi dụng vi phạm lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

Thứ ba, trong thủ tục xác nhận tình trạng hơn nhân của các bên đương

sự, các cán bộ hộ tịch phải kiểm tra, xác minh cẩn thận, chính xác tình trạng hơn nhân đảm bảo chế độ hôn nhân tiến bộ. Kiểm tra, phỏng vấn kỹ càng, nếu có dấu hiệu nghi ngờ mơi giới hơn nhân bất hợp pháp, hơn nhân giả tạo, vì mục đích trục lợi đề nghị cơ quan cơng an điều tra, làm rõ sự việc. Biên bản phỏng vấn các bên đương sự được lưu trong hồ sơ đăng ký kết hôn và cán bộ làm công tác phỏng vấn các bên đương sự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu các bên đương sự có "vấn đề".

Đối với trường hợp xác nhận tình trạng hơn nhân của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài thường trú ở nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền nơi người Việt Nam định cư hoặc người nước ngồi thường trú thì:

Ngồi giấy xác nhận tình trạng hơn nhân do cơ quan có thẩm quyền nơi người Việt Nam định cư hoặc nơi người nước ngoài thường trú cấp, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngồi phải có thêm xác nhận về tình trạng hôn nhân trước khi sang định cư ở nước ngoài đối với người

Việt Nam và xác nhận tình trạng hơn nhân ở nơi ngay trước nơi họ đang thường trú tại thời điểm đăng ký kết hơn. Bên cạnh đó, vấn đề xác nhận tình hình thu nhập và tài sản của chú rể nhằm đảm bảo cho cuộc sống gia đình sau khi kết hôn cũng nên được bổ sung.

Thứ tư, nghiên cứu sửa đổi một số quy định chỉ mang tính hình thức

hoặc chưa phát huy hiệu quả như tác giả đã phân tích ở trên.

Thứ năm, qua nghiên cứu pháp luật một số nước tác giả thấy hiện nay

đang nổi cộm lên vấn đề hôn nhân đồng giới, có một số nước đã cơng nhận và đã ban hành Luật hơn nhân đồng giới, ví dụ: Hà Lan (Luật hôn nhân đồng giới 2001)- nước đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới; Bỉ (Luật hôn nhân đồng giới 2003); Tây Ban Nha (Luật hôn nhân đồng giới 2005); Canada (Luật hôn nhân đồng giới 2005); Nam Phi (Luật hôn nhân đồng giới 2006); Na uy (Luật hôn nhân đồng giới 2008); Thụy Điển (Luật hôn nhân đồng giới 2009); Bồ Đào Nha (Luật hôn nhân đồng giới 2010); Iceland (Luật hôn nhân đồng giới 2010); một số tiểu bang của Mỹ (California...), gần đây nhất là Argentina. Nhưng phần đa các nước là chưa hoặc không công nhận như: Pháp, đa số tiểu bang ở Mỹ, trong đó có Việt Nam. Nhưng đây là vấn đề rất phổ biến và có lẽ một ngày khơng xa ở Việt Nam cũng có những trường hợp xin đăng ký kết hôn của hai người đồng giới và có hiện tượng kết hơn đồng giới có yếu tố nước ngồi. Trường hợp có xung đột pháp luật trong việc cơng nhận hay không công nhận hôn nhân này thì sẽ được giải quyết như thế nào. Nếu Việt Nam vẫn kiên định khơng chấp nhận hơn nhân đồng giới thì thiết nghĩ luật hơn nhân và gia đình Việt Nam cần có thêm quy định về thỏa thuận sống chung (như pháp luật của Pháp có quy định), hoặc cho phép những người này có thể đăng ký xác nhận quan hệ dân sự và được hưởng các quyền như những cặp vợ chồng khác nhưng khơng được coi là một cuộc hơn nhân chính thức (như pháp luật Iceland trước khi cơng nhận hôn nhân đồng giới đã từng quy định) nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người đồng giới

đồng thời dễ dàng giải quyết các xung đột pháp luật khi có hiện tượng quan hệ đồng giới có yếu tố nước ngoài xảy ra.

Thứ sáu, tác giả cũng thấy pháp luật của Mỹ, cụ thể là luật của bang

California có quy định về chuyên gia làm chứng tại phiên tịa, đó là khi có một vụ án có yếu tố nước ngồi được xét xử mà pháp luật của một nước khác được áp dụng sẽ cần một người am hiểu về pháp luật nước đó (chuyên gia pháp luật) tham gia phiên tòa để làm chứng về các quy định pháp luật đó và lời chứng của chuyên gia tại tòa được coi là chứng cứ. Đây là một quy định pháp luật rất hay và thiết thực vì khơng phải lúc nào các chun gia pháp luật trong nước cũng có thể am hiểu tường tận pháp luật của nước khác như những chuyên gia của nước đó. Việc đưa ra quy định pháp luật này nhằm dễ dàng trong việc giải quyết vụ án đồng thời tránh oan sai, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho các đương sự. Thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về Hơn nhân và gia đình nói riêng cũng nên áp dụng quy định này ngay từ khi đăng ký kết hơn, điều này sẽ thật sự có ý nghĩa nếu việc kết hôn diễn ra giữa công dân Việt Nam với cơng dân một nước mà lần đầu tiên có quan hệ với nước ta.

Thứ bảy, Bên cạnh sửa đổi Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, và

các văn bản hướng dẫn, chúng ta nên ký kết các văn bản pháp lý thiết lập hệ thống thơng tin hai chiều giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước có nhiều cơng dân Việt Nam cư trú để nắm bắt tình hình và bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)