Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn trong các hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp Việt Nam ký kết với nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 63 - 65)

hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp Việt Nam ký kết với nƣớc ngồi

Mỗi một nước có hệ thống pháp luật riêng được xây dựng trên các căn cứ khác nhau, nhất là mỗi nước có một chế độ chính trị khác nhau thì các quy định pháp luật cũng khác nhau, chính vì thế, khi phát sinh một quan hệ pháp luật chung rất khó giải quyết. Do vậy, ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế là giải pháp tốt nhất để giải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh giữa

các nước một cách hịa bình và thỏa đáng, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của cơng dân các nước tham gia quan hệ. Như trong vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với một số nước trên thế giới. Các Hiệp định tương trợ tư pháp này bao gồm các quy phạm pháp luật xung đột chỉ ra pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi hay nói cách khác, đưa ra nguyên tắc áp dụng luật.

Cụ thể, các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết đều quy định nguyên tắc luật quốc tịch để điều chỉnh điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi. Các hiệp định đều có quy định: "Việc kết hơn giữa công dân nước ký

kết này với công dân nước ký kết kia phải tuân theo những điều kiện kết hôn do pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân quy định". Quy định này vừa

đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các nước ký kết hiệp định đồng thời tránh tình trạng trốn tránh pháp luật, vi phạm điều cấm của pháp luật nước họ là cơng dân.

Ví dụ: Nam cơng dân Trung Quốc 20 tuổi du học tại Pháp kết hôn với nữ công dân Pháp 17 tuổi tại Pháp. Theo quy định pháp luật Pháp, hôn nhân này là hợp pháp nhưng theo pháp luật Trung Quốc nam công dân phải từ 22 tuổi và nữ công dân phải từ 20 tuổi trở lên mới đủ tuổi kết hôn nên quan hệ kết hôn này đã vi phạm điều kiện kết hôn của pháp luật Trung Quốc, hôn nhân này sẽ không được công nhận tại Trung Quốc.

Công ước La Haye 1902 điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài giữa một số nước trên thế giới cũng áp dụng nguyên tắc phổ biến này để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Trong đó quy định rõ: "Điều kiện kết hơn sẽ do pháp luật nước mà đương sự mang quốc

tịch quyết định". Tuy nhiên, để bảo lưu trật tự công cộng, Công ước quy định:

"nếu luật quốc tịch của đương sự có quy định những điều kiện nào trái với

điều kiện đó". Cơng ước chỉ quy định nguyên tắc duy nhất giải quyết xung đột

pháp luật là nguyên tắc luật quốc tịch. Vậy, đối với trường hợp kết hơn giữa người có một quốc tịch với người khơng có quốc tịch, với người nhiều quốc tịch hoặc kết hôn giữa những người không quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch với nhau thì giải quyết như thế nào. Vấn đề này đòi hỏi các nước khi tham gia Công ước phải làm rõ bằng những quy định cụ thể mới có thể điều chỉnh hết mọi quan hệ pháp luật, đồng thời bảo đảm được quyền lợi của mọi đối tượng khi tham gia quan hệ.

Theo các Hiệp định song phương, việc kết hôn với người khơng quốc tịch hoặc nhiều quốc tịch thì đa số đều áp dụng luật nơi cư trú, luật của nước mà họ có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hơn.

Ngồi ra, một số Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết quy định về điều kiện kết hơn cịn phải tn theo nguyên tắc luật nơi thực hiện hành vi. Theo đó, người kết hơn phải tn theo pháp luật của nước ký kết nơi tiến hành việc kết hôn về những trường hợp cấm kết hôn. Hôn nhân phải tuân thủ pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn về những trường hợp cấm kết hôn: chưa đủ tuổi, mất năng lực hành vi dân sự,... mới được coi là hôn nhân hợp pháp và mới được công nhận ở nước họ là công dân nhưng không là nơi tiến hành hôn lễ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)