Tập quán quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 32 - 33)

Trên thế giới, tập quán quốc tế cũng là một loại nguồn không kém phần quan trọng so với điều ước quốc tế. Tập quán quốc tế là những tập quán được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng và được các quốc gia thừa nhận có giá trị ràng buộc và được áp dụng liên tục. Nhờ có tập quán quốc tế, nhiều quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi đã được điều chỉnh khi pháp luật trong nước và điều ước quốc tế không quy định. Thông thường, các tập quán quốc tế điều chỉnh một cách gián tiếp quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi thơng qua việc chọn pháp luật áp dụng. Tuy nhiên, "về mặt pháp lý, một tập quán chỉ có thể được áp dụng điều

chỉnh một quan hệ pháp lý khi nội dung của tập quán này được thể hiện cụ thể và rõ ràng" [3, tr. 125].

Ở Việt Nam, nguyên tắc áp dụng tập quán quốc tế không được quy định cụ thể trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 nhưng được quy định tại khoản 4 Điều 759 Bộ luật dân sự:

Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi khơng được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [45].

Quy định này cũng được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi vì đây cũng là một loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Trường hợp một vấn đề trong quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi khơng được quy định tại Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật dân sự thì sẽ được áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết. Nếu điều ước quốc tế khơng điều chỉnh thì sẽ áp dụng tập quán quốc tế, nhưng phải đảm bảo việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó khơng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Như vậy, có thể hiểu pháp luật Việt Nam cân nhắc rất kỹ và rất hạn chế việc áp dụng tập quán quốc tế để điều chỉnh các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ kết hơn nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)