Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh về kết hôn giữa cơng dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 78 - 84)

3 Trung Quốc (Đài Loan) 77 12 120 94 74

3.1.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh về kết hôn giữa cơng dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngồ

cơng dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngồi

Trong xu thế hội nhập quốc tế, các quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngoài phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp. Các quy định pháp luật Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập trong việc điều chỉnh quan hệ này.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 68/NĐ-CP, Nghị định số 69/NĐ-CP, Thông tư số 07/TT- BTP quy định điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi chưa toàn diện, đầy đủ. Cụ thể, Điều 103 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định về kết hơn có yếu tố nước ngồi nhưng

chỉ giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hơn chứ chưa có quy định giải quyết xung đột pháp luật về hình thức kết hơn. Vấn đề này chỉ được quy định gián tiếp qua việc công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 68/NĐ-CP và Nghị định 69/NĐ-CP:

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngồi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được cơng nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hơn [32].

Việc kết hơn có yếu tố nước ngồi được tiến hành phù hợp với pháp luật của nước ngồi thì sẽ được cơng nhận tại Việt Nam. Sự phù hợp ở đây là phù hợp cả về các điều kiện kết hôn và phù hợp cả về nghi thức kết hôn. Tuy nhiên đây chỉ là vấn đề công nhận nghi thức kết hơn ở nước ngồi chứ khơng phải là quy định về chọn luật áp dụng về nghi thức kết hôn. Hiện nay, Điều 11 Nghị định 68/NĐ-CP và Điều 14 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 chỉ quy định nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam (theo nghi thức dân sự). Về thủ tục kết hơn có yếu tố nước ngồi theo nghi thức mà pháp luật Việt Nam quy định hai trường hợp: trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam và tại cơ quan Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Điều 13 Nghị định 68/NĐ-CP, Nghị định số 69/NĐ-CP và Thông tư số 07/TT- BTP quy định phải có:

Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định, có xác nhận chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền về việc hiện tại đương sự là người khơng có vợ hoặc chồng.

+ Đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước thì do cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch.

+ Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngồi thì do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó xác nhận.

+ Đối với người nước ngồi thường trú ở nước ngồi thì do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó có quốc tịch hoặc thường trú xác nhận. Nếu pháp luật nước ngồi khơng quy định xác

nhận vào tờ khai đăng ký kết hôn hoặc không cấp giấy tờ xác nhận về

tình trạng hơn nhân thì thay thế bằng văn bản tuyên thệ của người đó là hiện tại họ khơng có vợ hoặc khơng có chồng [25], [30], [32].

+ Đối với người nước ngồi thường trú tại Việt Nam thì do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang thường trú xác nhận.

Việc quy định giấy xác nhận tình trạng hơn nhân phải do cơ quan có thẩm quyền xác nhận và chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ chưa chặt chẽ.

Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền xác nhận loại giấy này đối với

người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngồi là cơ quan có thẩm quyền nơi những người này định cư hoặc thường trú. Vậy các cơ quan có thẩm quyền nơi những người đó hiện tại đang thường trú có thể nắm rõ tình trạng của họ trước đây khơng. Bởi có người định cư hoặc thường trú từ nhỏ đến khi lấy vợ, chồng nhưng cũng có người chỉ mới sang định cư hoặc thường trú ở nước ngồi trong vịng một vài năm hoặc vài tháng trước khi kết hôn. Những thời gian trước đó, cơ quan có thẩm quyền nơi những người này định cư hoặc thường trú có biết được họ đã có hoặc chưa có vợ, chồng khơng. Rất khó khăn xác nhận trong trường hợp này. Đến ngay các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận tình trạng hơn nhân cho người Việt Nam hiện đang ở Việt Nam để kết hôn với người nước ngồi cịn có thể sai sót dẫn đến vi phạm chế độ hơn nhân tiến bộ một vợ, một

chồng. Vì thực tế những người có đăng ký tạm trú từ 6 tháng trở lên ở một địa phương thì địa phương đó có quyền xác nhận tình trạng hơn nhân cho người đó, đồng thời các cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tình trạng hơn nhân tại nơi có hộ khẩu thường trú và nơi tạm trú khơng có sự liên kết, kết hợp với nhau trong việc xác nhận này. Như vậy, về thủ tục pháp lý của chúng ta chưa chặt chẽ hay do trình độ cán bộ thực thi pháp luật?

Thứ hai, giấy xác nhận tình trạng hơn nhân phải được xác nhận chưa

q 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ. Việc pháp luật quy định như vậy để tạo điều kiện cho các bên đương sự hoàn tất hồ sơ nhưng cũng tạo kẽ hở cho những kẻ xấu lợi dụng. Có trường hợp, trong vịng 06 tháng, sau khi xác nhận tình trạng hơn nhân là chưa có vợ, chồng đã kết hôn nhưng vẫn nộp hồ sơ đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi để được ra nước ngoài làm ăn.

Thứ ba, đối với những người đã ly hơn hoặc góa vợ, góa chồng muốn

kết hơn có yếu tố nước ngồi, khơng cần phải có bản sao bản án giải quyết ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ, chồng đã chết nhưng cần phải có giấy xác nhận tình trạng hơn nhân. Quy định này cần cụ thể và thực tế hơn nữa, nghĩa là đối với trường hợp vợ, chồng đã chết hoặc đã ly hơn, người u cầu kết hơn phải có giấy xác nhận tình trạng hơn nhân từ thời điểm người vợ, chồng chết hoặc từ khi có bản án ly hơn chưa kết hơn lần nào, không quy định thời hạn 06 tháng nữa.

Kể cả đối với những người chưa từng kết hôn, cũng cần thay giấy xác nhận tình trạng hơn nhân chưa q 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ bằng giấy xác nhận tình trạng hơn nhân từ khi đến địa phương cư trú (đối với trường hợp có nơi tạm trú) hoặc từ khi đủ tuổi kết hôn đến nay - đến khi làm thủ tục đăng ký kết hơn (đối với trường hợp có đăng ký hộ khẩu thường trú). Như vậy bắt buộc người có nơi tạm trú phải đi xin xác nhận về tình trạng hơn nhân của các địa phương khác nơi mình đã tạm trú trước đó. Thủ tục tương đối phức tạp đối với người dân khi muốn đăng ký kết hơn. Tuy nhiên, nếu Sở

Tư pháp có sự liên kết với các Phòng Tư pháp cấp huyện, cấp xã, phường bằng các phương tiện công nghệ hiện đại (nhập dữ liệu bằng máy tính vào máy chủ của Sở Tư pháp...) thì phương án quản lý này rất hiệu quả, tỷ lệ sai sót là rất ít.

Về giấy xác nhận tình trạng sức khỏe của các bên đương sự tham gia quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi chỉ mang tính hình thức. Dễ phát sinh việc làm giấy tờ giả để đăng ký kết hôn. Đồng thời thiếu quy định về thủ tục xác định người mất năng lực hành vi.

Trong trình tự, thủ tục đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam có quy định mới về thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại Sở Tư pháp tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 68/NĐ-CP, Nghị định số 69/NĐ-CP để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của hai bên, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Quy định này đã phần nào hạn chế tình trạng kết hơn với người nước ngồi thành trào lưu. Qua phỏng vấn các bên nam - nữ đăng ký kết hôn, các cán bộ Sở Tư pháp đã phát hiện một số trường hợp kết hôn qua môi giới hoặc lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ nhẹ dạ, cả tin, kết hơn giả tạo để nhập cảnh ra nước ngồi làm ăn như ở Tây Ninh [50]. Đồng thời, thực tế thực hiện việc phỏng vấn, nhiều trường hợp khơng có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hồn cảnh của nhau rất ít vì họ chỉ gặp nhau một vài lần trước khi kết hôn. Như vậy sẽ khơng đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc ấm no.

Về điều kiện độ tuổi kết hôn của các bên đương sự tham gia quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi, các nhà làm luật cần nghiên cứu để hạn chế việc lợi dụng pháp luật kết hơn có yếu tố nước ngồi gây mất trật tự an ninh- xã hội. Pháp luật quy định phải đủ tuổi kết hôn mới được tham gia quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi. Khơng chỉ pháp luật Việt Nam mà các nước đều chỉ quy định tuổi tối thiểu được tham gia quan hệ này mà không quy định giới hạn độ tuổi tối đa nên dẫn đến tình trạng chênh lệch tuổi tác q nhiều giữa cơ dâu và chú rể.

Có cơ gái Việt Nam trẻ kết hôn với đàn ông Đài Loan 78 tuổi, hoặc có trường hợp cơ dâu Việt Nam hơn chú rể ngoại quốc đến 40 tuổi, chênh nhau mấy chục tuổi một cách khơng bình thường [5]. Để hạn chế việc này, chúng ta phải có biện pháp gì? Thiết nghĩ, cần có quy định độ tuổi kết hơn khơng được quá chênh lệch (Ví dụ người từ 60 tuổi trở lên khơng được kết hôn với người dưới 30 tuổi) vì hơn nhân ngồi vấn đề tình u cịn vì mục đích xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc và một trong các chức năng của gia đình là duy trì nịi giống. Những chú rể 78 tuổi như nêu trên và cơ dâu 18 tuổi, khơng kể đó là 2 thế hệ khác nhau trong xã hội, thì xét về mặt khoa học sinh học, gia đình đó cũng khơng thể thực hiện được chức năng duy trì nịi giống, mà nếu có thì cũng khơng thể có thế hệ kế cận khỏe mạnh, là tương lai của đất nước được.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Điều 103 khoản 2 quy định

"Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hơn có yếu tố nước ngồi để bn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi" [43]. Và khoản 2

Điều 18 Nghị định số 68/NĐ-CP, Nghị định số 69/NĐ-CP quy định:

Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hơn giả tạo khơng nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hơn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác [30], [32].

Vấn đề môi giới hôn nhân bất hợp pháp là một trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện nay. Rất nhiều trường hợp kết hôn qua môi giới mà các cơ quan có thẩm quyền khó phát hiện ra. Các đường dây mơi giới khép kín xuyên quốc gia được thành lập, hoạt động rất tinh vi với lợi nhuận cao. Pháp luật quy định cấm "kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc" và "kết hơn vì mục đích trục lợi khác" để hạn chế lợi dụng việc kết hơn

có yếu tố nước ngoài xâm hại đến lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự tham gia quan hệ nhưng chưa có quy định giải thích rõ: Thuần phong mỹ tục là gì, có phải là những phong tục, tập quán, nét đẹp truyền thống của dân tộc; trục lợi khác là gì?

Xu thế hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam làm quan hệ này phát triển đa dạng và phức tạp. Hiện nay, cơng dân Việt Nam có quan hệ kết hôn với hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có rất nhiều nước mà chúng ta chưa ký kết Điều ước quốc tế với họ về vấn đề này. Điều này gây khó khăn cho cơng dân Việt Nam cũng như các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam trong việc tìm hiểu quy định pháp luật nước ngồi và quản lý việc kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Từ những phân tích trên cho thấy Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ rõ những bất cập cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi. Đây là một trong những vấn đề nhạy cảm, sâu sắc không chỉ đơn thuần là quan hệ tư mà liên quan đến chính sách ngoại giao với các nước nên cần giải quyết nhanh chóng, kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)