Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài so sánh với pháp luật một số nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 36 - 48)

VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ KẾT HÔN GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƢỜI NƢỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM SO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.1.1. Giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài so sánh với pháp luật một số nƣớc dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài so sánh với pháp luật một số nƣớc trên thế giới

Điều kiện kết hôn là những đòi hỏi của pháp luật đặt ra đối với các đương sự khi kết hôn. Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đó thì việc kết hơn là hợp pháp, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Do vậy, đây là một trong hai tiêu chí xem xét tính hợp pháp của việc kết hơn.

Do tính đặc thù của quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi nên quan hệ này sẽ được nhiều hệ thống pháp luật các nước khác nhau điều chỉnh. Mà pháp luật mỗi nước có quy định về điều kiện kết hơn khác nhau nên vấn đề đặt ra là phải chọn ra pháp luật của nước nào sẽ được áp dụng để xác định điều kiện kết hôn phù hợp, tức là giải quyết xung đột pháp luật. Việc điều chỉnh quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi của các nước trên thế giới thường dựa vào nguyên tắc luật quốc tịch; luật nơi cư trú của đương sự hoặc luật nơi thực hiện hành vi (nơi tiến hành kết hơn). Đương sự mang quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở nước nào thì sẽ phải tn theo điều kiện kết hơn của pháp luật nước đó. Ngồi ra, pháp luật một số nước còn quy định các bên đương sự phải tuân theo pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn. Thông thường các nước theo hệ thống Civil Law quy định dùng dấu

hiệu quốc tịch, các nước theo Common law dùng dấu hiệu nơi cư trú của

Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngoài theo các nguyên tắc: Luật quốc tịch, luật nơi cư trú và luật nơi thực hiện hành vi. Công dân Việt Nam và người nước ngoài phải tuân theo pháp luật nước mà họ là công dân về điều kiện kết hôn.

Nếu việc kết hôn giữa cơng dân Việt Nam và người nước ngồi hoặc giữa người nước ngoài với nhau tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngồi phải tn theo quy định pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn tức là áp dụng luật nơi thực hiện hành vi.

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hay giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam mà người nước ngồi khơng có quốc tịch hoặc có nhiều quốc tịch thì người khơng có quốc tịch tn theo pháp luật nơi cư trú, người nhiều quốc tịch tuân theo pháp luật nước họ là công dân và đang thường trú về điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Thứ nhất, kết hôn không được tiến hành trước cơ quan nhà nước có

thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp này xảy ra khi công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi mà việc kết hôn không được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền nước ngồi, trong trường hợp này điều kiện kết hơn giữa họ sẽ do pháp luật nước ngoài điều chỉnh và nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật là luật quốc tịch. Thông thường các nước trên thế giới đều quy định các bên kết hôn phải tuân theo điều kiện kết hơn của pháp luật nước mình. Khi đó, công dân Việt Nam phải tuân theo điều kiện kết hơn của pháp luật Việt Nam và người nước ngồi tuân theo pháp luật nước mà họ mang quốc tịch cịn người khơng quốc tịch thì tn theo điều kiện kết hơn của pháp luật nơi họ cư trú. Quy định này là hoàn toàn phù hợp xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, địa lý, sự phát triển tâm sinh lý của nam và nữ,… của các nước, đảm bảo các quyền và lợi ích của các bên đương sự. Đây là tiêu chí để cơ quan có

thẩm quyền xem xét tính hợp pháp của việc kết hơn có yếu tố nước ngồi khi việc kết hơn đó khơng được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Việt Nam quy định vấn đề chọn luật áp dụng cũng phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế.

Thứ hai, kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi; giữa

người nước ngoài với nhau tại Việt Nam được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam các bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn, ngồi ra đối với người nước ngoài phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi tại khoản 1 Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:

Trong việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tn theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn

Việc kết hơn giữa những người nước ngồi với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn [43].

Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định số 68/NĐ-CP:

Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn, đồng thời người nước ngồi cịn phải tn theo Điều 9, Điều 10 Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam 2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam

Trong trường hợp người nước ngoài kết hôn với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì mỗi bên

phải tuân theo pháp luật nước mình là cơng dân hoặc theo pháp luật nơi thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hơn; ngồi ra, các bên cịn phải tn theo Điều 9, Điều 10 của Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam 2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn [30].

Cụ thể, điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam trong các trường hợp có yếu tố nước ngồi sẽ được áp dụng cụ thể như sau:

Điều kiện về tuổi kết hôn:

Pháp luật tất cả các nước đều xem tuổi kết hôn là một trong những điều kiện kết hôn quan trọng. Theo các nhà nghiên cứu y học thì nam từ mười sáu tuổi trở lên, nữ từ mười ba tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản nhưng để đảm bảo sức khỏe, nịi giống phát triển tốt thì nam phải từ mười tám và nữ từ mười bảy tuổi trở lên. Tuy nhiên, xuất phát từ sự khác nhau về trình độ kinh tế, phong tục tập quán mà pháp luật các nước có quy định khơng giống nhau về độ tuổi kết hôn. Theo quy định pháp luật Việt Nam trong các trường hợp có yếu tố nước ngồi sẽ được áp dụng cụ thể:

- Trường hợp nếu hai bên kết hôn mang quốc tịch Việt Nam nhưng việc kết hôn tiến hành ở nước ngồi thì nam phải từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

- Trường hợp nếu một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngồi kết hơn với nhau ở nước ngồi mà việc kết hơn khơng tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì nam cơng dân Việt Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; nam, nữ người nước ngoài phải tuân theo pháp luật nước mà họ mang quốc tịch về độ tuổi kết hôn.

- Trường hợp nếu cơng dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi hoặc những người nước ngồi kết hơn với nhau trước cơ quan có thẩm quyền

của Việt Nam thì các bên khơng những phải tuân theo pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch mà người nước ngồi cịn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hơn. Theo quy định pháp luật Việt Nam thì nam phải từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

Ví dụ: nam công dân Anh kết hôn với nữ công dân Việt Nam tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì nam cơng dân Anh phải tuân theo pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hôn và nữ công dân Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam về tuổi kết hôn. Pháp luật Anh quy định tuổi kết hôn với cả nam và nữ là mười sáu tuổi. Pháp luật Việt Nam quy định nam phải từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên. Như vậy, mặc dù pháp luật của Anh quy định độ tuổi kết hôn là 16 tuổi nhưng khi tiến hành kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì nam cơng dân Anh phải từ hai mươi tuổi trở lên mới được kết hôn với nữ công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên.

Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật các nước chỉ quy định độ tuổi tối thiểu để kết hôn nhưng không quy định độ tuổi tối đa, đồng thời không quy định sự chênh lệch tuổi giữa nam, nữ trong việc kết hơn là phù hợp vì quan điểm cho rằng hơn nhân bắt nguồn từ tình u nên khơng giới hạn về tuổi tác. Nhưng đây lại là kẽ hở cho kẻ xấu trục lợi để mơi giới hơn nhân vì mục đích vật chất, gây ra các tệ nạn xã hội. Tình trạng này xảy ra rất nhiều ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cần tìm ra biện pháp ngăn chặn.

So với pháp luật một số nước như Pháp, Nhật Bản... độ tuổi kết hôn được quy định theo pháp luật của Việt Nam tương đối cao. Đối với người Pháp "Nam chưa tròn mười tám tuổi, nữ chưa trịn mười lăm tuổi khơng được

kết hơn" (Điều 144- Bộ luật dân sự Pháp).

Theo quy định tại Điều 731 Bộ luật dân sự Nhật Bản thì "Khơng thể kết hơn khi chưa trịn mười tám tuổi đối với nam giới và khơng trịn mười sáu tuổi đối với nữ giới".

Độ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ là 18 tuổi, người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha mẹ trước sự chứng kiến của Cơng chứng viên thì hơn nhân mới là hợp pháp [67].

Đối với người Anh thì độ tuổi được tự do kết hôn là 18 tuổi, người trong độ tuổi từ 16 - 18 có thể kết hơn nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp, trường hợp nếu cha mẹ hoặc người giám hộ ở nước ngoài, chữ ký của họ được chấp nhận nếu có sự chứng kiến của một sĩ quan công chứng, lãnh sự.

Điều này thể hiện trình độ văn hóa và nhận thức của con người và trình độ phát triển của xã hội giữa các quốc gia khác nhau là khác nhau.

Điều kiện sự tự nguyện của hai bên nam -nữ:

Đây là điều kiện bắt buộc trong quan hệ kết hôn, hiện nay pháp luật của các nước đều ghi nhận: khơng có hơn nhân khi khơng có sự tự nguyện. Tuy nhiên, tính tự nguyện trong hôn nhân được xem xét với nhiều quan điểm khác nhau.

Hôn nhân là quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, do đó theo các nhà làm luật phương Tây, sự tự nguyện ở đây thường gắn với sự tự nguyện trong hợp đồng nên có thể áp dụng chế độ đại diện trong kết hôn. Nghĩa là, nếu các bên nam, nữ kết hôn ở độ tuổi bắt buộc phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ (thường là những người chưa thành niên) thì việc kết hơn chỉ hợp pháp khi có sự đồng ý của những người này (Điều 148, 149 Bộ luật dân sự Pháp, Điều 2 chương 2 phần II Luật hôn nhân Thụy Điển năm 1987; Luật hôn nhân Australia năm 1961, Bộ luật liên bang Mỹ). Sự tự nguyện trong pháp luật phương Tây về hôn nhân cịn đồng nghĩa với tự do thỏa thuận, thơng qua việc thừa nhận chế độ tài sản ước định trong quan hệ vợ chồng, khi các bên không thỏa thuận được pháp luật mới áp dụng chế độ tài sản pháp định.

Pháp luật của nước xã hội chủ nghĩa nói chung, Việt Nam nói riêng cũng coi yếu tố tự nguyện trong hôn nhân là một trong các nguyên tắc cơ bản

của chế độ hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên sự tự nguyện được xác định xuất phát từ tình cảm giữa nam và nữ nên khơng thừa nhận chế độ đại diện trong kết hôn. Khoản 2 Điều 9 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

"Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở" [43]. Sự tự

nguyện là hai bên nam và nữ tự mình quyết định việc kết hơn với nhau xuất phát từ tình yêu thương, thể hiện rõ ý chí của bản thân, không chịu sự tác động của bên nào hay của người khác. Sự tự nguyện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân tồn tại lâu dài, bền vững. Để đảm bảo cho sự tự nguyện, pháp luật quy định, hai người muốn kết hơn với nhau phải cùng có mặt tại ủy ban nhân dân nộp tờ khai đăng ký kết hôn, không cho phép cử người đại diện đăng ký kết hôn hoặc vắng mặt tại lễ đăng ký kết hôn.

Pháp luật quy định không được ép buộc, lừa dối, cưỡng ép hoặc cản trở hôn nhân tiến bộ để đảm bảo cho việc kết hơn hồn tồn tự nguyện. Tuy nhiên trong thực tế, việc kết hôn do cưỡng ép, ép buộc hoặc lừa dối vẫn xảy ra ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân cũng như gây ra hậu quả xấu cho xã hội. Điều này đòi hỏi các quy định pháp luật cần chặt chẽ hơn nữa và các chế tài cũng cần đủ mạnh để răn đe và ngăn chặn.

Điều kiện sức khỏe:

Pháp luật các nước có sự khác nhau về quy định các loại bệnh mà những người mắc các bệnh này không được phép kết hôn với nhau.

Khoản 2 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

Người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn. Người mất năng lực hành vi dân sự là người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tịa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền [43].

Những người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức được, không làm chủ hành vi của mình tức là bộ não khơng điều khiển được mọi hành vi và suy nghĩ. Mà quan hệ kết hơn phải dựa trên cơ sở tự nguyện ý chí của hai bên nam, nữ nên những người mất năng lực hành vi dân sự không thể tham gia quan hệ kết hơn được. Đồng thời xét về khía cạnh y học, những người bị bệnh tâm thần là loại bệnh có tính di truyền nên cần phải cấm để đảm bảo sức khỏe cho con cái và đảm bảo cho sự phát triển nòi giống tốt. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của xã hội và đảm bảo quyền tự do định đoạt của công dân.

Để thực hiện quy định về điều kiện sức khỏe trên, Nghị định 68/NĐ-CP quy định một số giấy tờ trong hồ sơ xin đăng ký kết hôn là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề kết hôn giữa công dân việt nam và người nước ngoài theo pháp luật việt nam, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 36 - 48)