Pháp luật về công ty luật cần phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 101 - 104)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬTVỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƢỚNG HỒN THIỆN PHÁP LUẬTVỀ CƠNG TY LUẬT Ở VIỆT

3.1.2. Pháp luật về công ty luật cần phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế

quốc tế

Ngày nay, nghề luật sƣ phát triển và chiếm ƣu thế trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong quan hệ quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, việc phải thực hiện các nghĩa vụ thành viên, các cam kết quốc tế khi là thành viên của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đặt các doanh nghiệp của Việt Nam, cơ quan Nhà nƣớc Việt Nam trƣớc sức ép cạnh tranh gay gắt hơn, không chỉ trên thị trƣờng thế giới mà ngay cả thị trƣờng trong

nƣớc. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng thƣơng mại và đầu tƣ nƣớc ngồi vào nƣớc ta tăng lên cùng với tính chất phức tạp của các vụ tranh chấp thƣơng mại và đầu tƣ. Ðiều này đặt ra những yêu cầu mới đối với luật sƣ, nhƣ tranh tụng bằng ngoại ngữ, hiểu biết về quy tắc UNCITRAL, về pháp luật của WTO liên quan tới GATT, GATS, TRIMS,... cũng nhƣ pháp luật của các nƣớc có chủ thể tham gia tố tụng hữu quan. Khách hàng quốc tế của luật sƣ Việt Nam ngày càng nhiều và đa dạng, các vụ án liên quan đến tranh chấp thƣơng mại quốc tế ngày càng tăng. Tuy nhiên, số luật sƣ am hiểu luật pháp quốc tế hoặc có kinh nghiệm hành nghề trong môi trƣờng đa quốc gia cịn thiếu, rất ít luật sƣ thành thạo ngoại ngữ và có chun mơn sâu trong các lĩnh vực kinh doanh, thƣơng mại. Hiện nay, chủ yếu các công ty luật Việt Nam "có gì làm nấy", khơng chun sâu. Sự hội nhập và mở cửa thị trƣờng dịch vụ pháp lý đã đặt ra những thách thức không nhỏ tạo nên sức ép phải tồn tại và phát triển cho các công ty luật. Nhất là khi thị trƣờng pháp lý hiện nay đang có sự tham gia của các cơng ty luật nƣớc ngồi đƣợc cấp phép, đặt ra sự canh tranh gay gắt giữa các công ty luật của Việt Nam với các công ty luật nƣớc ngồi. Chính những thực tại đó, định hƣớng để hồn thiện hệ thống pháp luật về cơng ty luật Việt Nam phải phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

3.1.3. Pháp luật về công ty luật cần đảm bảo tính linh hoạt của hành nghề luật sƣ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

Nghề luật sƣ không giống nhƣ những nghề bình thƣờng khác, ngoài những yêu cầu về kiến thức và trình độ chuyên mơn về pháp luật, thì u cầu về việc hành nghề luật sƣ còn phải tuân thủ theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đây là một nét đặc thù riêng của nghề luật sƣ, tác động sâu sắc đến kỹ năng hành nghề, đặc biệt là kỹ năng tƣ vấn, tranh tụng của luật sƣ. Hoạt động nghề nghiệp của luật sƣ là hành nghề độc lập và chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong hành

nghề, đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín trƣớc khách hàng, các luật sƣ có thể hợp tác với nhau trong các tổ chức hànhnghề nhất định. Xuất phát từ đặc thù riêng của nghề luật sƣ, cần phải tập trung hoàn thiện các quy định liên quan đến hình thức cơng ty luật sao cho phù hợp với đặc điểm chung của nghề luật sƣ. Khi hình thức của cơng ty luật phù hợp với nghề luật sƣ, sẽ tạo điều kiện để luật sƣ hành nghề một các hiệu quả, luật sƣ có thể tự lựa chọn hành nghề theo tƣ cách cá nhân hoặc hành nghề trong các công ty luật.

Ngoài ra, pháp luật về cơng ty luật cũng cần hồn thiện về tổ chức và hoạt động của công ty luật, để tạo điều kiện cho luật sƣ có cơ sở pháp lý để hành nghề một cách độc lập. Thực tế ở nƣớc ta cho thấy, các cơng ty luật có quy mơ nhỏ, cơ sở vật chất thiếu thốn, quản lý điều hành kém còn chiếm đa số (chiếm hơn 70%). Phần lớn các công ty luật đƣợc thiết lập theo mơ hình lỏng lẻo, thiếu tính chuyên nghiệp nhƣ trụ sở đặt tại nhà riêng của cá nhân luật sƣ hoặc của ngƣời dân. Số các công ty luật chuyên hoặc chủ yếu cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực kinh tế nhƣ đầu tƣ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hàng khơng cịn hạn chế. Trong khi đó, cơng ty luật có khả năng thực hiện dịch vụ pháp lý cho các tổ chức kinh tế, nhà đầu tƣ nƣớc ngồi cịn ít. Để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các cơng ty luật, thì trƣớc hết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của công ty luật. Khi tổ chức và hoạt động của công ty luật đƣợc quy định cụ thể, phù hợp với nghề luật sƣ, thì mới đảm bảo đƣợc tính linh hoạt của hành nghề luật sƣ, tạo điều kiện để các luật sƣ hành nghề một cách chuyên tâm và hiệu quả, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của cơng ty luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)