Sự ra đời của các loại hình công ty luật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 29 - 32)

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LUẬT

1.1.3.2. Sự ra đời của các loại hình công ty luật ở Việt Nam

Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nƣớc đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sƣ. Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật sƣ, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sƣ ở Việt Nam. Theo quy định của Pháp lệnh, thì đoàn luật sƣ vừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, vừa là nơi hành nghề của luật sƣ. Hình thức tổ chức này không phù hợp với tính chất của nghề luật sƣ, chƣa phát huy đƣợc tính năng động, tự chủ của luật sƣ và chƣa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sƣ. Mặt khác, hình thức tổ chức này hạn chế khả năng tiếp cận, lựa chọn luật sƣ đối với cá nhân và tổ chức. Vì vậy, cần phân biệt rõ hình thức tổ chức hành nghề với hình thức tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, đồng thời cho phép các luật sƣ đƣợc lựa chọn hành nghề dƣới hình thức văn phòng hoặc công ty là một nhu cầu khách quan và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sau khi Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn đề đƣợc đặt ra là liệu luật sƣ có đƣợc hành nghề theo các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp hay không? Có ý kiến cho

rằng luật sƣ đƣợc lựa chọn các hình thức hành nghề theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhƣ có ý kiến khác lại cho rằng do đặc thù của nghề luật sƣ là phải chịu trách nhiệm vô hạn, nên chỉ có hình thức công ty hợp danh là phù hợp với nghề luật sƣ. Sau khi Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001 đƣợc thông qua, công ty luật hợp danh đƣợc thừa nhận là một trong các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ, theo đó luật sƣ có thể tự mình thành lập văn phòng luật sƣ của riêng mình, cùng với các luật sƣ khác thành lập văn phòng luật sƣ hoặc công ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ do ít nhất hai luật sƣ thành lập và chịu trách nhiện liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh chỉ gồm các thành viên hợp danh. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty hợp danh đƣợc thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Luật sƣ; trong trƣờng hợp Pháp lệnh Luật sƣ không quy định thì tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Để phù hợp với tình hình mới, sau khi Luật Doanh nghiệp đã đƣợc ban hành và đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế về dịch vụ pháp lý, đồng thời căn cứ vào nguyện vọng của nhiều luật sƣ, Pháp lện Luật sƣ quy định công ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của luật sƣ. Song vì công ty luật hợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp với hoạt động tham gia tố tụng, đặc biệt với điều kiện của Việt Nam thời điểm đó, nên Pháp lệnh quy định công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện tƣ vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác, nhƣng không đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng (khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh Luật sƣ), đó là điểm khác nhau cơ bản giữa văn phòng luật sƣ và công ty luật hợp danh. Pháp lệnh chỉ quy định những đặc thù của công ty luật hợp danh với tính chất, đặc điểm của nghề luật sƣ, còn những vấn đề chung khác đƣợc điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp.

Sau khi Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ năm 2006 đã mở rộng hình thức hành nghề của luật sƣ, theo đó luật sƣ có thể lựa chọn một trong các hình thức hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với tƣ cách cá nhân. Luật Luật sƣ quy định hai hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ là văn phòng luật sƣ và công ty luật. Công ty luật bao gồm: Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Qua nghiên cứu kinh nghiệm nƣớc ngoài cho thấy, nhiều nƣớc trên thế giới hiện đã và đang có xu hƣớng đa dạng hóa hình thức hành nghề luật sƣ. Do đó, ngoài hình thức hành nghề luật sƣ mang tính truyền thống nhƣ công ty trách nhiệm vô hạn còn quy định hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc cho phép luật sƣ đƣợc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để hành nghề nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa quy định của Luật Luật sƣ với Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề kinh doanh mà cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện luật định thì mới đƣợc phép lựa chọn thành lập các loại hình doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho luật sƣ lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù hợp với khả năng thực tế của mình. Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn là các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ. So với Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001, Luật Luật sƣ đã quy định thêm loại hình công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ còn quy định công ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. [20]

Nhƣ vậy, theo pháp luật hiện hành, công ty luật ở Việt Nam gồm ba loại hình: Công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)