Quy định về thủ tục thành lập công ty luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 64 - 70)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬTVỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY LUẬT

2.1.2. Quy định về thủ tục thành lập công ty luật

2.1.2.1. Điều kiện thành lập công ty luật

* Điều kiện về chủ thể

Nghề luật sƣ không giống nhƣ các ngành nghề kinh doanh, thƣơng mại. Ngƣời hành nghề luật sƣ yêu cầu phải có kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề, việc hành nghề luật sƣ không lấy điểm xuất phát và không dựa vào vốn mà dựa vào kiến thức pháp luật và kỹ năng hành nghề của luật sƣ. Do vậy, pháp luật quy định điều kiện về vốn để thành lập cơng ty luật là khơng

bắt buộc phải có số vốn nhất định. Tuy nhiên, pháp luật quy định một số điều kiện bắt buộc phải có khi muốn thành lập cơng ty luật, theo đó, bất kỳ luật sƣ nào có chứng chỉ hành nghề luật sƣ và có thẻ luật sƣ đều có thể thành lập tổ chức hành nghề luật sƣ. Quy định khi tiến hành kinh doanh dịch vụ pháp lý, ngƣời kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề luật sƣ là nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong những trƣờng hợp cần thiết. Chứng chỉ hành nghề đƣợc cấp ở nƣớc ngồi khơng có hiệu lực thi hành tại Việt Nam, trừ trƣờng hợp pháp luật chuyên ngành hoặc điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Nhƣ vậy, ngƣời muốn thành lập công ty luật trƣớc hết phải là luật sƣ và phải có chứng chỉ hành nghề luật sƣ do Bộ Tƣ pháp cấp và thẻ luật sƣ do Liên đoàn Luật sƣ Việt Nam cấp.

Luật Luật sƣ năm 2006 sau khi áp dụng trong thực tiễn đã có một số bất cập về điều kiện để thành lập tổ chức hành nghề luật sƣ nhƣ: Việc thiếu các quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sƣ trong đó có yêu cầu về kinh nghiệm hành nghề và trụ sở của các tổ chức hành nghề luật sƣ đã dẫn đến tình trạng nhiều tổ chức hành nghề hoạt động nhỏ lẻ, manh mún, không bảo đảm chất lƣợng dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng. Điều này ảnh hƣởng khơng nhỏ đến chất lƣợng và tính chun nghiệp của nghề luật sƣ. Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sƣ năm 2012 đã quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sƣ, cụ thể quy định về số năm kinh nghiệm hành nghề là 02 năm đối với ngƣời thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sƣ và điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất của tổ chức hành nghề (trụ sở làm việc) nhằm nâng cao chất lƣợng hành nghề luật sƣ. Theo quy định của khoản 3, khoản 4 Điều 32 của Luật Luật sƣ sửa đổi, bổ sung năm 2012, quy định thành lập tổ chức hành nghề luật sƣ gồm các điều kiện sau: (i) Luật sƣ thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sƣ phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao

động cho tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với tƣ cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này; (ii) Tổ chức hành nghề luật sƣ phải có trụ sở làm việc; (iii) Một luật sƣ chỉ đƣợc thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sƣ. Trong trƣờng hợp luật sƣ ở các đoàn luật sƣ khác nhau cùng tham gia thành lập một cơng ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phƣơng nơi có đồn luật sƣ mà một trong các luật sƣ đó là thành viên.

Nhƣ vậy, có thể thấy về chủ thể muốn thành lập, tham gia thành lập cơng ty luật, thì trƣớc tiên phải là luật sƣ, có chứng chỉ hành nghề và thẻ luật sƣ, phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với tƣ cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức.

* Điều kiện về trụ sở làm viêc và tên công ty

Ngoài các điều kiện nhƣ đã nêu ở trên thì chủ thể muốn thành lập cơng ty luật còn phải thỏa mãn một số các điều kiện khác nhƣ:

- Về trụ sở: Cơng ty luật phải có trụ sở làm việc, là một địa điểm có thực trên bản đồ hành chính Việt Nam, phải thoả mãn các điều kiện đƣợc pháp luật quy định tại Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

- Về tên công ty: Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhƣng phải bao gồm cụm từ "công ty luật hợp danh" hoặc "công ty luật trách nhiệm hữu hạn", không đƣợc trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sƣ khác đã đƣợc đăng ký hoạt động, không đƣợc sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.1.2.2. Thủ tục thành lập công ty luật

* Hồ sơ đăng ký hoạt động

Hồ sơ đăng ký hoạt động là điều kiện cần và đủ để Nhà nƣớc xem xét quy định một cơng ty luật có đƣợc ra đời hay không. Hồ sơ đăng ký hoạt động chủ yếu là các giấy tờ tài liệu do pháp luật quy định.

Theo Luật Luật sƣ thì hồ sơ đăng ký hoạt động của cơng ty luật gồm có: (i) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động công ty luật theo mẫu thống nhất; (ii) Dự thảo điều lệ của công ty luật gồm những nội dung chính sau: Tên, địa chỉ trụ sở; lọai hình cơng ty luật; lĩnh vực hành nghề; họ, tên, địa chỉ thƣờng trú của luật sƣ thành viên; quyền và nghĩa vụ của luật sƣ thành viên; phần vốn góp của luật sƣ thành viên; điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sƣ thành viên; cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành; thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; nguyên tắc phân chia lợi nhận và trách nhiệm của các luật sƣ thành viên đối với nghĩa vụ công ty; các trƣờng hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty luật.

(iii) Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sƣ, bản sao thẻ luật sƣ của luật sƣ thành lập, hoặc tham gia thành lập công ty luật;

(iv) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của công ty luật. Đối với trƣờng hợp thuê, mƣợn trụ sở thì trong hợp đồng phải ghi cụ thể vị trí, diện tích và mục đích thuê, mƣợn; trƣờng hợp sử dụng nhà riêng để làm trụ sở thì có văn bản xác định cụ thể vị trí, diện tích dùng làm trụ sở.

Nhƣ vậy, do nghề luật sƣ là nghề đặc thù nên việc quy định các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động cũng có sự khác biệt với hồ sơ đề nghị đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp thơng thƣờng.

* Trình tự đăng ký hoạt động

Trình tự thủ tục đăng ký hoạt động đƣợc pháp luật quy định cụ thể tại Điều 35 Luâ ̣t Luật sƣ, theo đó viê ̣c đăng ký hoạt động đƣợc tiến hành ta ̣i Sở Tƣ pháp qua các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động

Hồ sơ đăng ký hoạt động theo quy đi ̣nh đƣợc nô ̣p 01 bộ tại Sở Tƣ pháp ở địa phƣơng nơi có đồn luật sƣ mà giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sƣ ở các đoàn luật sƣ khác nhau cùng tham gia thành lập thì nộp hồ sơ tại Sở Tƣ pháp ở địa phƣơng nơi có trụ sở của cơng ty. Hồ sơ đăng ký hoạt động là những khai báo về bản thân của đại diện theo pháp luật của công ty do chính ho ̣ lâ ̣p ra , do đó pháp luâ ̣t quy đi ̣nh ho ̣ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác , trung thƣ̣c của nô ̣i dung hồ sơ đăng ký hoạt động và trong suốt thời gian công ty hoạt động.

Bƣớc 2: Tiếp nhâ ̣n hồ sơ đăng ký hoạt động

Tiếp nhâ ̣n hồ sơ đƣợc thƣ̣c hiê ̣n bằng viê ̣c cơ quan đăng ký hoạt động ghi vào sổ tiếp nhâ ̣ n hồ sơ đăng ký hoạt động của cơ quan mình , đồng thời trao giấy biên nhâ ̣n về viê ̣c nhâ ̣n hồ sơ cho ngƣời nộp hồ sơ. Thời điểm tiếp nhâ ̣n hồ sơ đƣợc coi là căn cƣ́ để xác đi ̣nh thời ha ̣n thƣ̣c hiê ̣n trách nhiê ̣m đăng ký hoạt động của cơ quan đăng ký hoạt động. Cũng chính vì thế , mà giấy biên nhân về viê ̣c tiếp nhâ ̣n hồ sơ là cơ sở pháp lý để ngƣời nộp hồ sơ có thể thƣ̣c hiê ̣n quyền khiếu na ̣i của mình trong trƣờng hợp cơ quan đăng ký không tiến hành viê ̣c đăng ký hoạt động theo đúng thời ha ̣n.

Bƣớc 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký hoạt động

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký hoạt động là khoảng thời gian cơ quan đăng ký tiến hành các thủ tục để cấp giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tƣ pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho

công ty luật; trong trƣờng hợp từ chối, thì phải thơng báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, ngƣời bị từ chối cấp giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Công ty luật đƣợc hoạt động kể từ ngày đƣợc cấp giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc cấp giấy đăng ký hoạt động, giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao giấy đăng ký hoạt động cho đồn luật sƣ mà mình là thành viên.

2.1.2.3. Thay đồi nội dung đăng ký hoạt động công ty luật

Khi có sự thay đổi tên, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, lĩnh vực hành nghề, danh sách luật sƣ thành viên, ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty luật, các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động, thì trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, công ty luật phải đăng ký với Sở Tƣ pháp nơi công ty luật đăng ký hoạt động. Trƣờng hợp có thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động, công ty luật đƣợc cấp lại giấy đăng ký hoạt động. Trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi hoặc kể từ ngày nhận đƣợc giấy đăng ký hoạt động cấp lại, công ty luật phải thông báo bằng văn bản cho đoàn luật sƣ về việc thay đổi. Trƣờng hợp giấy đăng ký hoạt động bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dƣới hình thức khác, cơng ty luật đƣợc cấp lại giấy đăng ký hoạt động.

2.1.2.4. Công bố nội dung đăng ký hoạt động công ty luật

Theo quy định tại Điều 38 của Luật Luật sƣ về công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sƣ. Theo đó, trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày đƣợc cấp giấy đăng ký hoạt động, công ty luật phải đăng báo hằng ngày của trung ƣơng hoặc địa phƣơng nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây: (i) Tên công ty luật; (ii) Địa chỉ trụ sở của cơng ty luật, chi nhánh, văn phịng giao dịch; (iii) Lĩnh vực hành nghề; (iv) Họ, tên, địa chỉ, số chứng chỉ hành

nghề luật sƣ của luật sƣ là giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác; (v) Số giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động. Trong trƣờng hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, công ty luậtphải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phƣơng thức nhƣ công bố thông tin mới thành lập công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)