Sự ra đời của các loại hình cơng ty luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 25)

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY LUẬT

1.1.3. Sự ra đời của các loại hình cơng ty luật

1.1.3.1. Sự ra đời của các loại hình cơng ty luật ở các nước trên thế

giới

Vào khoảng thế kỷ thứ XIII, ở một số thành phố lớn của các nƣớc châu Âu có điều kiện địa lý thuận lợi cho việc giao lƣu buôn bán, đã xuất hiện các công ty thƣơng mại đối nhân đầu tiên. Sang đầu thế kỷ XVII, các công ty đối vốn ra đời. Sự ra đời của các cơng ty kinh doanh kéo theo đó là nhu cầu cần phải có luật lệ về cơng ty. Lịch sử luật công ty gắn liền với các quy định về liên kết, hợp đồng và các quan hệ nợ nần trong luật La Mã. Các công ty hoạt động theo luật tƣ và chịu rất ít sự giám sát của nhà nƣớc. Năm 1807, Pháp ban hành Bộ luật Thƣơng mại, thể chế hóa quan điểm tự do hoạt động kinh doanh, sau đó nhiều nƣớc châu Âu đã ban hành Luật Thƣơng mại. Mặc dù vậy, việc thành lập công ty vẫn cần giấy phép của nhà nƣớc. Đến năm 1870, hầu hết các nƣớc đều bải bỏ thủ tục cấp giấy phép thành lập, cơng dân hồn tồn có

quyền tự do thành lập cơng ty và tự do hoạt động. Nhà nƣớc chỉ đƣa ra các quy định bắt buộc cơng ty có nghĩa vụ đăng ký theo quy định của pháp luật, căn cứ vào kết quả thẩm định của các chuyên gia kiểm toán độc lập. Do sự tự do hóa kinh doanh nên đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo trong công chúng, đặc biệt là trong chiến tranh, vì vậy mà ngƣời ta đã hoàn thiện luật lệ. Đức là một trong những nƣớc xuất hiện công ty sớm: Năm 1870, ban hành Luật Công ty cổ phần, sau đó đƣợc bổ sung, sửa đổi bởi Bộ luật Thƣơng mại năm 1897, sau này thay thế bằng Luật Công ty cổ phần; từ năm 1937 đến năm 1965 ban hành Luật Công ty cổ phần mới và hiện nay vẫn có giá trị pháp lý; năm 1892 ban hành Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn. Cùng với việc ban hành các luật công ty nhằm điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, các nƣớc đã ban hành luật công ty nhằm điều chỉnh hoạt động hành nghề luật sƣ, quy định các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ nhƣ: Văn phịng luật sƣ, cơng ty luật hợp danh. Có thể khái quát về sự ra đời của các hình thức cơng ty luật trên thế giới qua một số nƣớc sau:

Ở Mỹ, nghề luật sƣ ra đời muộn hơn so với các nƣớc ở châu Âu nhƣ Anh, Pháp, Đức… Thƣờng là các luật sƣ một số nƣớc châu Âu khi sang Mỹ làm ăn sinh sống mang theo luật, kiến thức pháp luật của nƣớc mình và áp dụng ln trong phạm vi lãnh địa mà họ chiếm cứ. Nƣớc Mỹ sau khi giành độc lập đã lựa chọn áp dụng hệ thống luật án lệ, nhƣng không muốn rập khn hồn tồn nhƣ mơ hình của nƣớc Anh. Ở Mỹ, khơng có sự phân biệt giữa 2 nghề luật sƣ nhƣ ở Anh. Nƣớc Mỹ với chế độ liên bang, tính đa dạng của các bang thành viên, tính đa dạng về sắc tộc địi hỏi phải có mơ hình tƣ pháp riêng và mơ hình một nghề luật sƣ duy nhất. Mơ hình một nghề luật sƣ duy nhất ra đời ở Mỹ trong một môi trƣờng pháp lý và xã hội đặc thù, trong bối cảnh của một nhà nƣớc liên bang, theo chính sách tự do, nhà nƣớc giảm thiểu sự can thiệp vào đời sống xã hội, ở đó quyền tự do kinh doanh đƣợc

khuyến khích. Hệ thống luật của Mỹ là hệ thống luật không thành văn, là hệ thống luật án lệ làm cho ngƣời dân rất khó hiểu vì tính phức tạp của nó. Vì khơng hiểu biết pháp luật cho nên chỉ khi ra Toà, ngƣời dân mới biết mình đúng hay sai. Số lƣợng các bản án, quyết định của Tồ án mang tính án lệ ngày càng nhiều làm cho việc tìm hiểu pháp luật ngày càng khó khăn hơn. Đó là lý do giải thích tại sao trong một hệ thống pháp luật phức tạp nhƣ vậy ngƣời dân lại rất cần đến sự giúp đỡ của luật sƣ. Sau những cải cách đƣợc tiến hành từ năm 1933, nhà nƣớc liên bang can thiệp nhiều hơn vào đời sống kinh tế xã hội, chính quyền của từng bang cũng muốn giảm bớt sự tự do quá trớn trong bang của họ. Vai trị của luật sƣ khơng ngừng tăng lên vì càng có nhiều luật, thì ngƣời dân càng khó khăn hơn để biết đƣợc hết các luật. Xuất phát từ đặc thù riêng của nƣớc Mỹ, nên phạm vi hoạt động của luật sƣ rất rộng. Luật sƣ Mỹ đƣợc hoạt động trong một khn khổ hết sức tự do, có thể can thiệp vào mọi lĩnh vực của pháp luật. Từ thực trạng đó, chính quyền Mỹ đã ban hành nhiều đạo luật để điều chỉnh lĩnh vực luật sƣ. Trong các đạo luật đó, quy định cho phép luật sƣ thành lập các cơng ty luật hợp danh, văn phịng luật sƣ hoặc luật sƣ hành nghề tự do. Ngồi ra, luật sƣ có thể làm cơng ăn lƣơng cho Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức... Với tƣ cách là luật sƣ làm công ăn lƣơng (in house lawyer), luật sƣ có thể chịu trách nhiệm toàn bộ, một phần hoặc khơng chịu trách nhiệm gì tuỳ theo hợp đồng đƣợc hai bên ký kết. Luật sƣ có thể mở văn phịng luật sƣ do cá nhân mình làm chủ, tự quản lý điều hành và chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của văn phịng.

“Cơng ty luật hợp danh bao gồm hợp danh thông thƣờng và hợp danh hữu hạn. Công ty luật hợp danh thông thƣờng do các luật sƣ cùng nhau thành lập, điều hành, cũng nhƣ cùng chịu trách nhiệm và cùng hƣởng lợi nhuận thu đƣợc. Các luật sƣ trong công ty luật hợp danh thông thƣờng chịu trách nhiệm cá nhân và liên đới đối với các nghĩa vụ của công ty. Công ty luật hợp danh

hữu hạn do ít nhất hai luật sƣ trở lên thành lập, trong đó có ít nhất một luật sƣ chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của cơng ty (hội viên nhận vốn), cịn các luật sƣ khác chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào cơng ty (hội viên hùn vốn)”.[5, tr-45]

Cùng với đó, các hội nghề nghiệp của luật sƣ cũng đƣợc thành lập nhƣ hội luật sƣ về luật công ty, hội luật sƣ trên internet... và ở từng bang đều có hội nghề nghiệp của luật sƣ. Một số bang quy định việc gia nhập đoàn luật sự là khơng bắt buộc, hồn tồn do ý nguyện của luật sƣ (18 bang). Nhƣng có bang quy định muốn hành nghề luật sƣ phải gia nhập đoàn luật sƣ. Luật sƣ tham gia các hội nghề nghiệp để đƣợc cung cấp các thông tin pháp luật, bồi dƣỡng về nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp... Ở cấp liên bang có Hội Luật gia Mỹ đƣợc thành lập năm 1878 tại NewYork. Thành viên Hội Luật gia Mỹ bao gồm luật sƣ, thẩm phán, công tố viên, giáo sƣ luật, cơng chức chính phủ có liên quan đến hoạt động pháp luật.

Ở Đức, cũng giống nhƣ ở các nƣớc khác, hoạt động cơ bản của luật sƣ là hoạt động độc lập của mỗi luật sƣ. Các luật sƣ cũng có thể liên kết với nhau trong các văn phòng hợp danh (tiếng Đức là Sozietọt) (hoặc hợp vốn nhƣng ít xảy ra) hoặc trong văn phòng chung (tiếng Đức là Bỹrogemeinschaft). Văn phịng hợp danh là một hình thức pháp lý về mặt tổ chức để nhận và thực hiện các công việc của luật sƣ dƣới danh nghĩa văn phòng, trong khi các luật sƣ trong văn phịng chung vẫn hoạt động hồn tồn độc lập. Văn phòng chung là địa chỉ chung. Văn phịng luật sƣ phải có ít nhất là một luật sƣ phụ trách điều hành. Thơng thƣờng cũng có những văn phịng hợp danh có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau. Cho đến đầu những năm 1990, kể từ khi có phán quyết của Tịa án liên bang mở ra khả năng cho việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn luật sƣ cũng nhƣ việc thay đổi quy tắc hành nghề, cho phép thành lập các văn phòng hợp danh quốc tế. Đến nay, tại Đức có những văn phịng hợp danh có

hàng trăm thành viên. Đó là các văn phịng luật sƣ quốc tế, trong đó luật sƣ Đức liên danh với các văn phòng luật sƣ nƣớc ngồi nhƣ Anh, Mỹ.

Cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn phải đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật, đặc biệt là khơng đƣợc ở trong tình trạng phá sản và phải làm đầy đủ nghĩa vụ bảo hiểm nghề nghiệp. Các cổ đông của một công ty trách nhiệm hữu hạn luật sƣ chỉ có thể là luật sƣ hoặc chuyên gia tƣ vấn về thuế, ngƣời đƣợc ủy quyền về thuế, kế toán, kiểm toán đã tuyên thệ. “Trong xu hƣớng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sƣ hiện nay, theo thống kê trong tổng số luật sƣ hiện đang hành nghề tại Đức, cơng ty luật là loại hình đƣợc ƣa chuộng nhất. Con số các cơng ty luật tăng từ 324 lên 401 (hơn 23,8%). Các công ty hợp danh tăng khoảng 13,6% (lên 2.703 công ty hợp danh)”.[14]

1.1.3.2. Sự ra đời của các loại hình cơng ty luật ở Việt Nam

Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nƣớc đã thông qua Pháp lệnh Tổ chức luật sƣ. Pháp lệnh cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về chế định luật sƣ, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển đội ngũ luật sƣ ở Việt Nam. Theo quy định của Pháp lệnh, thì đồn luật sƣ vừa là tổ chức mang tính xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, vừa là nơi hành nghề của luật sƣ. Hình thức tổ chức này khơng phù hợp với tính chất của nghề luật sƣ, chƣa phát huy đƣợc tính năng động, tự chủ của luật sƣ và chƣa đề cao trách nhiệm của cá nhân luật sƣ. Mặt khác, hình thức tổ chức này hạn chế khả năng tiếp cận, lựa chọn luật sƣ đối với cá nhân và tổ chức. Vì vậy, cần phân biệt rõ hình thức tổ chức hành nghề với hình thức tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sƣ, đồng thời cho phép các luật sƣ đƣợc lựa chọn hành nghề dƣới hình thức văn phịng hoặc cơng ty là một nhu cầu khách quan và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Sau khi Quốc hội thơng qua Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì một vấn đề đƣợc đặt ra là liệu luật sƣ có đƣợc hành nghề theo các loại hình doanh nghiệp đƣợc quy định trong Luật Doanh nghiệp hay khơng? Có ý kiến cho

rằng luật sƣ đƣợc lựa chọn các hình thức hành nghề theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhƣ có ý kiến khác lại cho rằng do đặc thù của nghề luật sƣ là phải chịu trách nhiệm vơ hạn, nên chỉ có hình thức cơng ty hợp danh là phù hợp với nghề luật sƣ. Sau khi Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001 đƣợc thông qua, công ty luật hợp danh đƣợc thừa nhận là một trong các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ, theo đó luật sƣ có thể tự mình thành lập văn phịng luật sƣ của riêng mình, cùng với các luật sƣ khác thành lập văn phịng luật sƣ hoặc cơng ty luật hợp danh. Công ty luật hợp danh là hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ do ít nhất hai luật sƣ thành lập và chịu trách nhiện liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của cơng ty. Cơng ty luật hợp danh chỉ gồm các thành viên hợp danh. Việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty hợp danh đƣợc thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Luật sƣ; trong trƣờng hợp Pháp lệnh Luật sƣ khơng quy định thì tn theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Để phù hợp với tình hình mới, sau khi Luật Doanh nghiệp đã đƣợc ban hành và đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế về dịch vụ pháp lý, đồng thời căn cứ vào nguyện vọng của nhiều luật sƣ, Pháp lện Luật sƣ quy định cơng ty luật hợp danh là hình thức hành nghề của luật sƣ. Song vì cơng ty luật hợp danh là hình thức kinh doanh không phù hợp với hoạt động tham gia tố tụng, đặc biệt với điều kiện của Việt Nam thời điểm đó, nên Pháp lệnh quy định công ty luật hợp danh đƣợc thực hiện tƣ vấn pháp luật, dịch vụ pháp lý khác, nhƣng không đƣợc thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng (khoản 2 Điều 18 của Pháp lệnh Luật sƣ), đó là điểm khác nhau cơ bản giữa văn phịng luật sƣ và cơng ty luật hợp danh. Pháp lệnh chỉ quy định những đặc thù của cơng ty luật hợp danh với tính chất, đặc điểm của nghề luật sƣ, còn những vấn đề chung khác đƣợc điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp.

Sau khi Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ năm 2006 đã mở rộng hình thức hành nghề của luật sƣ, theo đó luật sƣ có thể lựa chọn một trong các hình thức hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sƣ hoặc hành nghề với tƣ cách cá nhân. Luật Luật sƣ quy định hai hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ là văn phịng luật sƣ và cơng ty luật. Cơng ty luật bao gồm: Công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Qua nghiên cứu kinh nghiệm nƣớc ngoài cho thấy, nhiều nƣớc trên thế giới hiện đã và đang có xu hƣớng đa dạng hóa hình thức hành nghề luật sƣ. Do đó, ngồi hình thức hành nghề luật sƣ mang tính truyền thống nhƣ công ty trách nhiệm vơ hạn cịn quy định hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn. Việc cho phép luật sƣ đƣợc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn để hành nghề nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa quy định của Luật Luật sƣ với Luật Doanh nghiệp. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì kinh doanh dịch vụ pháp lý là một ngành, nghề kinh doanh mà cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện luật định thì mới đƣợc phép lựa chọn thành lập các loại hình doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, việc mở rộng hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho luật sƣ lựa chọn hình thức tổ chức hành nghề phù hợp với khả năng thực tế của mình. Cơng ty luật bao gồm cơng ty luật hợp danh và cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn là các hình thức tổ chức hành nghề luật sƣ. So với Pháp lệnh Luật sƣ năm 2001, Luật Luật sƣ đã quy định thêm loại hình cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, để phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Luật sƣ cịn quy định cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn có thể là cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. [20]

Nhƣ vậy, theo pháp luật hiện hành, công ty luật ở Việt Nam gồm ba loại hình: Cơng ty luật hợp danh, cơng ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

1.2. PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY LUẬT

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về công ty luật

1.2.1.1. Khái niệm

Pháp luật là một hiện tƣợng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, khơng có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp, ngƣợc lại cũng khơng có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt của hai tính chất đó của pháp luật rất khác nhau và thƣờng hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, đạo đức, quan điểm, đƣờng lối và các trào lƣu chính trị xã hội trong mỗi nƣớc, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.

Giáo trình Lý luận Nhà nƣớc và Pháp luật của Trƣờng Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nƣớc ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”.[23]

Mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, hiện nay trên thế giới tồn tại hai hệ thống pháp luật đó là hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law) và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common Law). Nhiều nƣớc trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)