Quy định về quản trị công ty luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 79 - 82)

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG PHÁP LUẬTVỀ CÔNG TY LUẬT Ở VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY LUẬT

2.1.4. Quy định về quản trị công ty luật

Ở nƣớc ta, hệ thống các quy định của pháp luật về quản trị công ty luật đƣợc đề cập tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các luật và các văn bản dƣới luật. Trong đó, Luật Doanh nghiệp năm 2005 có vai trị trung tâm, chi phối vấn đề quản trị công ty luật đang hoạt động tại Việt Nam. Luật Luật sƣ quy định dẫn chiếu để áp dụng khung pháp lý về quản trị công ty luật theo quy định của Luật Doanh nghiệp, đồng thời có những quy định riêng về vấn đề này. Chẳng hạn, Luật Luật sƣ quy định công ty luật TNHH hai thành viên trở lên phải có ít nhất hai thành viên góp vốn là luật sƣ… Những quy định bổ sung của Luật Luật sƣ về quản trị công ty luật chủ yếu về loại hình pháp lý mà cơng ty đƣợc phép lựa chọn, tiêu chuẩn của một số chức danh quản lý công ty, yêu cầu về chế độ báo cáo, kiểm tốn; cịn đối với vấn đề quyền, nghĩa vụ trong nội bộ công ty luật cơ bản thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. Luật Doanh nghiệp là một bƣớc tiến lớn, tạo ra sự thay đổi căn bản trong q trình hồn thiện khung quản trị công ty, quy định khá đầy đủ và cụ thể các yếu tố cấu thành của khung quản trị đối với các loại hình cơng ty luật. Xét về mặt nội dung, Luật Doanh nghiệp đã giải quyết những vấn đề cơ bản của quản trị công ty luật trên cơ sở áp dụng thông lệ quốc tế và có sự điều chỉnh cho phù hợp thực tiễn của Việt Nam. Theo đó, Luật Doanh nghiệp đã thiết lập khung quản trị công ty luật hƣớng tới các nguyên tắc quản trị hiệu quả theo khuyến nghị của OECD năm 2004.

So với Luật Doanh nghiệp năm 1999, khung quản trị công ty luật quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 có một số nội dung thay đổi cơ bản nhƣ: Bổ sung mơ hình công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở

hữu; nâng tỷ lệ biểu quyết thông qua quyết định trong công ty TNHH; bổ sung các quy định nhằm nâng cao tính cơng khai hóa, minh bạch hóa thơng tin của cơng ty luật… Tuy nhiên, hiện nay, một số nội dung quản trị công ty luật của Luật Doanh nghiệp đang bộc lộ những điểm chƣa phù hợp, cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung nhƣ: Tỷ lệ tối thiểu để thông qua quyết định của công ty đối với hình thức xin ý kiến bằng văn bản cao hơn tỷ lệ biểu quyết tại cuộc họp hội đồng thành viên…

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Luật sƣ, tổ chức quản trị công ty luật đƣợc khái quát nhƣ sau:

Đối với công ty luật hợp danh: Công ty luật hợp danh gồm các bộ máy quản trị nhƣ sau: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên trong cơng ty có quyền quyết định tất cả công việc kinh doanh của công ty. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch hội đồng thành viên, đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty nếu điều lệ cơng ty khơng có quy định khác. Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên để thảo luận và quyết định công việc hàng ngày của công ty. Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc trong công ty hợp danh là một thành viên hợp danh và khơng có quyền cao hơn các thành viên hợp danh cịn lại, khơng có quyền tự quyết định một vấn đề gì nếu khơng có sự thơng qua của hội đồng thành viên. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của cơng ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi ngƣời đó đƣợc biết về hạn chế đó. Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm sốt cơng ty.

Đối với công ty luật TNHH hai thành viên trở lên: Bộ máy quản trị công ty gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đơc, ban kiểm sốt (nếu cơng ty có trên mƣời một thành viên). Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các thành viên công ty. Hội đồng thành viên bầu một thành viên làm chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc là ngƣời điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty do hội đồng thành viên bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Giám đốc hoặc tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty trừ trƣờng hợp điều lệ công ty quy định chủ tịch hội đồng thành viên là đại diện theo pháp luật của công ty. Ban kiểm soát do hội đồng thành viên bầu ra, ban kiểm soát là cơ quan thay mặt các thành viên cơng ty kiểm sốt các hoạt động của công ty. Pháp luật chỉ bắt buộc công ty trách nhiệm hữu hạn trên mƣời một thành viên phải có ban kiểm sốt.

Đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạnh một thành viên: Bộ máy quản trị gồm chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại điều lệ cơng ty. Chủ tịch cơng ty có quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt đông của công ty. Quản trị công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chủ yếu tập trung vào chủ sở hữu công ty. Trong mối liên hệ giữa chủ sở hữu công ty với thành viên công ty, trách nhiệm của luật sƣ thành viên phụ thuộc vào hợp đồng lao động ký giữa luật sƣ thành viên với chủ sở hữu công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam 0 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)