rộng khách hàng sẽ là không hiệu quả nếu Công ty không kiểm soát được lượng nước thất thoát. Vì vậy, vấn đề chống thất thoát nước phải được quan tâm và tìm biện pháp để hạn chế tối đa phấn đấu khống chế tỷ lệ thất thoát nước dưới 20%.
- Công tác tuyển dụng nên thông báo thông tin tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin để thu hút những người thực sự có năng lực vào làm việc.
- Cần duy trì và đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên kỹ thuật. Tổ chức thi đua khen thưởng trong công tác bảo trì, tổ chức học tập các gương lao động tiêu biểu, điển hình để tăng tính cạnh tranh trong công việc. Đối với nhân viên nên khuyến khích, động viên nhân viên kỹ thuật học tập hoàn thiện kiến thức chuyên
ngành cấp thoát nước.
- Về Nguồn nước sản xuất: Ưu tiên khai thác nguồn nước mặt, khai thác sử dụng nguồn nước ngầm hợp lý và từng bước giảm lưu lượng khai thác nước ngầm đẩy mạnh công tác lập quy hoạch khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.Tăng cường công tác quản lý, giám sát và bảo vệ nguồn nước, đẩy mạnh công tác bảo vệ đầu nguồn sông phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm giám sát chặt chẽ việc xả thải vào nguồn nước.
- Phát triển mạng lưới ống cấp nước và khu vực khách hàng mới để kịp thời tiếp nhận và tiêu thụ sản lượng nước sạch từ các Nhà máy nước mới..
- Vấn đề về giá bán nước sạch của Công ty đang là một vấn đề nhạy cảm đối với người dân nói chung và các đối tượng khác. Vì vậy, lộ trình tăng giá nước cần được tính toán phù hợp, bên cạnh đó cần đi đôi tập trung vào việc giảm thất thoát nước để bù đắp lại lượng giá bán bị thiếu hụt. Tính đúng, tính đủ tất cả các chi phí sản xuất theo định mức kinh tế kỹ thuật vào giá thành sản xuất để đảm bảo cho các doanh nghiệp cấp nước hoạt động kinh doanh hiệu quả, đảm bảo thu hồi mọi chi phí sản xuất và đặc biệt là thu hồi vốn đầu tư để trả nợ vay và tái tạo tài sản cố định phát triển bền vững, nâng cao chất lượng dịch vụ. Bất hợp lý là hiện nay người dân sẳn sàng chấp nhận mua nước sạch giá cao để sinh hoạt nhưng không được đáp ứng, bởi vì giá nước hiện nay do Nhà nước quản lý. Nhà đầu tư không bỏ vốn nếu không nhìn thấy lợi nhuận. Vì vậy, để huy động được nguồn vốn của các nhà đầu tư thì về giá bán nước sạch Nhà nước cần có cơ chế để được bán giá nước theo thỏa thuận nhằm đảm bảo chi phí đầu tư và phát huy được nguồn vốn do dân không cần đến nguồn vốn Ngân sách
- Về tài chính khó khăn lớn nhất của Công ty hiện nay là việc nợ vay của ODA vay đầu tư dự án Nhơn Trạch giai đoạn 1 do tình hình đầu tư kéo dài bị vướng trong quá trình đền bù giải tỏa chậm trể kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ công trình. Hiện nay dự án chưa đi vào hoạt động chưa có doanh thu. Tuy nhiên hạn trả nợ đã đến hạn Công ty phải trả rất lớn ảnh hưởng đến tình hình tài chính.
nay thì những khoản chênh lệch tỷ giá là rất lớn anh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, giải pháp hiện nay cần phải tăng cường đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đặc biệt là trong vấn đề đền bù giải tỏa Sớm đưa dự án vào sử dụng nhằm cung cấp nước hiện nay đang thiếu trầm trọng tạo nguồn thu cho công ty để giảm áp lực trả nợ.
- Mô hình quản lý Công ty:
Trong điều kiện hiện nay khi mà chính sách về cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp công ích chưa rõ ràng thì việc cổ phần hóa chưa thực hiện được, mặt khác theo cơ chế hiện nay khi cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thì vốn Nhà nước vẫn giữ cổ phần 51% vốn điều lệ. Do đó theo luật doanh nghiệp năm 2005 thì vẫn là doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, không khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vốn.
Nước sạch là hàng hóa thiết yếu rất nhạy cảm đối với người dân có thu nhập thấp, chính vì vậy doanh nghiệp kinh doanh nước sạch khi mà tất cả các nguyên liệu giá cả đầu vào đều do thi trường quyết định, trong khi đó giá bán nước sạch lại do Nhà nước qui định nên sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu tăng giá nước sẽ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, ảnh hưởng đến lòng tin của dân nhân.
Qua thực tế trước đây năm 2008 Công ty thực hiện thí điểm cổ phần hóa 03 xí nghiệp cấp nước trực thuộc chuyển qua mô hình Công ty cổ phần nhưng vốn Nhà nước chiếm 51% đã đi vào hoạt động 2 năm, nhưng các chính sách về quản lý vẫn như củ không phát triển được. Mặt khác đối với các công ty cổ phần hàng năm khi tiến hành Đại hội đồng cổ đông thì quyền biểu quyết vẫn do cổ đông Nhà nước chi phối còn cổ đông bên ngoài hầu như không được quan tâm đúng mức đây là một thực tế hiện nay đối với những công ty cổ phần do Nhà nước giữ quyền chi phối vốn
Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay trong thời gian tới khi dự án cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn 1 đi vào hoạt động thì nguồn vốn của Công ty tăng trên 3.000 tỷ đồng rất lớn. Chính vì vậy Công ty cần chuyển qua mô hình Tổng công ty để chủ động trong việc quản lý giảm bớt thời gian trình xin phép các thủ tục về hành chính
qua nhiều cấp quản lý như hiện nay.
3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh Đồng Nai
- Chỉ đạo các sở ngành có liên quan cùng với Công ty để điều chỉnh lại qui hoạch tổng thể hệ thống cấp nước đô thị và KCN lập năm 2005.
- Trong điều kiện hiện nay với nguồn vốn của ngân sách còn hạn chế cần phải có chính sách để các nhà đầu tư khác cùng tham gia chính vì vậy cần phải có cơ chế thích hợp đó là :
+ Nhà đầu tư khi đầu tư mở rộng mạng cần được cam kết về dịch vụ, được bán giá nước theo giá thỏa thuận với người có nhu cầu sử dụng.
+ Nhà nước cần cho vay vốn ưu đãi để đầu tư các mạng đường ống phục vụ an sinh xã hội.
+ Đường ống cấp nước phải được tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng khi xây dựng tránh tình trạng chờ đền bù giải tỏa.
+ Về giá nước sạch nên cho nhà đầu tư được bán theo giá thỏa thuận với người tiêu dùng. Công ty chỉ cấp và bán giá nước đến đồng hồ tổng
- Với cơ chế đền bù như hiện nay thì tình trạng dự án đầu tư còn phải kéo dài. Vì vậy, cần giao cho Công ty được quyền chủ động thỏa thuận đền bù với các hộ dân nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
- Chấp thuận chủ trương thay đổi mô hình quản lý công ty hiện nay. Đó là, chuyển từ mô hình công ty TNHH một thành viên thành Tổng công ty cấp nước Đồng Nai điều này phù hợp với xu thế phát triển của Công ty trong tương lai và đặc biệt là phát huy sự linh hoạt trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai” luận văn đã đạt được mục tiêu đề ra và đã có những đóng góp cụ thể như sau :
Thứ nhất, các vấn đề cơ bản về lý luận trong quản lý sản xuất nước sạch được phân tích làm rõ thêm qua đó cho thấy giữa lý luận và thực tiển quản lý trong lĩnh vực này hiện vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt .
Thứ hai, thực trạng quản lý sản xuất nước sạch hiện nay đang từng bước được đổi mới. Tuy nhiên các chính sách của Nhà nước cho lĩnh vực này hiện còn thiếu chưa phân định rõ ràng. Nhất là trong vấn đề dịch vụ cấp nước còn lẫn lộn giữa mục tiêu xã hội cần đạt được và mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mọi thứ đầu vào theo giá cả thị trường nhưng đầu ra lại không được quyết định (giá bán nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định) điều này không phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, Trong lĩnh vực hoạt động cấp nước hiện nay hầu như các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh. Điều này cho thấy các chính sách khuyến khích về đầu tư trong lĩnh vực này chưa phát huy tác dụng. Tức là, nhà đầu tư không thấy được lợi nhuận khi đầu tư vào lĩnh vực này, trong khi vốn của doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước còn hạn chế.
Thứ tư, Sản xuất nước sạch có yếu tố đặc thù đó là khai thác tài nguyên nước. Nước không phải là nguồn tài nguyên vô tận vì vậy, cần phải có ý thức bảo vệ môi trường và khai thác nguồn nước hợp lý.
Thứ năm, Nước sạch là hàng hóa thiết yếu liên quan đến sức khỏe cộng đồng vì vậy Doanh nghiệp sản xuất nước sạch phải coi việc đảm bảo chất lượng nước sản xuất cũng như việc duy trì cấp nước liên tục là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý sản xuất của Doanh nghiệp.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2008), Giáo trình Khoa học quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
3. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, TS. Nguyễn Thị Minh An (2006), Giáo trình Quản trị sản xuất, Hà Nội.
4. TS Nguyễn Đình Huấn, TS Nguyễn Lan Phương (2007), Giáo trình cấp thoát nước, Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
5. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2008, Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
6. Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009),
Thông tư liên tịch số 95/2009/TTLT-BTC-BXD-BNN ngày 19 tháng 5 năm 2009, Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn.
7. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009, Ban hành Quy chuẩn kỷ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005, Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
9. Chính Phủ (2004), Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
10. Chính Phủ (2007), Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
11. Chính Phủ (2009), Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc phân loại Đô thị.
12. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009, Phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
13. Luật doanh nghiệp(2005). 14. Luật tài nguyên nước
15. Luật qui hoạch đô thị (2009), số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2009. 16. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị số 04/2004/CT-TTg ngày 20/1/2004, Về
đẩy mạnh công tác quản lý cấp nước và tiêu thụ nước sạch.
17. Chính phủ (1999), Nghị định số 179/NĐ-CP ngày 30/12/1999, Quy định thi hành Luật Tài nguyên nước.
18. Chính phủ (2004), Nghị định số 199/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
19. Chính phủ (2010), Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
20. Chính phủ (2007), Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007, Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
21. Công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng Cấp nước Đồng Nai (2009), Báo cáo Tài chính các năm, từ năm 2005 đến năm 2009.
22. Công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng Cấp nước Đồng Nai (2009), Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch các năm, từ năm 2005 đến năm 2009.
23. Công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng Cấp nước Đồng Nai (2009), Phương án Giá nước năm 2009,
thể cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng phát triển đến 2020.
25. Công ty tư vấn cấp thoát nước số 2 (2000), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cấp nước Thiện Tân giai đoạn I.
26. Công ty tư vấn cấp thoát nước số 2 (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn I.
27. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai (2010), Niên giám thống kê 2009.
28. Hội cấp thoát nước Việt Nam (2007), Nghiên cứu Bechmarking Ngành nước đô thị Việt Nam từ năm 2004-2007.