Bố trí sản xuất các HTCN tại công ty được bố trí dây chuyền theo đường thẳng

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cấp nước đồng nai (Trang 64 - 74)

thẳng hoặc có dạng chữ U đảm bảo duy trì sản xuất 24/24 giờ và được giao cho từng xí nghiệp trực thuộc tổ chức vận hành thành 3 ca nhằm đảm bảo cấp nước được liên tục. Giám đốc xí nghiệp là người trực tiếp điều hành sản xuất.

- Lập kế hoạch nguồn lực sản xuất nước sạch tại Công ty được dựa trên cơ sở công suất của các nhà máy hiện có. Phòng kế hoạch kỷ thuật của Công ty lập kế hoạch dự trữ các loại nguyên liệu và hóa chất để xử lý gồm: Vôi, Phèn, Clo, Flor các loại hóa chất này được Công ty nhập dự trữ và được kiểm soát hàng ngày, nếu không như vậy sẽ không đảm bảo được lượng hóa chất xử lý nước. Lượng tồn kho tối thiểu mỗi ngày của các nguyên liệu này luôn được duy trì theo quy định của Công ty tại kho của các Xí nghiệp như sau:

Bảng 2.14: Qui định dự trữ nguyên vật liệu chính

(đơn vị tính: kg) Nguyê n vật liệu XNN Thiện Tân XNN Long Bình XNN Xuân Lộc XNN Biên Hòa XNN Vĩnh An Cty CP CN Long Khánh Cty CP CN Nhơn Trạch Clo 520 157 13 186 20 37 50 Flor 370 87 08 103 14 29 36 Phèn 490 157 15 175 18 34 29 Vôi 390 93 10 116 21 34 32

(Nguồn:Công ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai)

- Tùy theo nguồn nước đầu vào mà dùng hóa chất loại nào nhiều hay ít nhưng tất cả phải tồn kho hàng ngày theo quy định trên vào những thời điểm bình thường. Vào những ngày lễ tết, khối lượng nguyên liệu dự trữ phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

- Ngoài việc dự trữ nguyên vật liệu chính để sản xuất Công ty còn dự trù các thiết bị thay thế nhằm chủ động trong việc sửa chữa các sự cố đê duy trì cấp nước, đặc biệt là các sự cố bể ống dẫn nước

2.2.6. Thực trạng điều độ sản xuất nước sạch

Tại các Xí nghiệp để thực hiện duy trì sản xuất 24/24 giờ nhằm đảm bảo cấp nước liên tục Xí nghiệp sản xuất được bố trí 3 ca:

+ Ca 1: từ 6 giờ - 14 giờ + Ca 2: từ 14 giờ - 22 giờ

+ Ca 3: từ 22 giờ - 6 giờ ngày hôm sau

nguồn cung cấp nước chủ yếu chiếm khoảng gần 50% sản lượng của Công ty. Nhà máy được đầu tư hiện đại có hệ thống kiểm soát các thông số thông qua màn hình, có phòng trung tâm điều độ toàn bộ nhà máy. Số lượng các công nhân vận hành ít nhưng rất hiệu quả. Nhưng để đầu tư một nhà máy này thì chi phí đầu tư cao.

Còn lại các nhà máy công suất dưới 50.000 m3/ngày đêm thì công nghệ củ hoặc Công ty tự cải tạo. Việc điều độ sản xuất tại các nhà máy nay với các trạm thông qua liên lạc bằng thủ công các công nhân vận hành nắm thông tin qua liên lạc điện thoại hoặc bộ đàm để điều tiết hệ thống máy móc. Vào mùa khô nhu cầu nước sạch cho các doanh nghiệp KCN cao vì vậy các nhà máy phải điều độ đảm bảo cấp nước liên tục tránh để áp lực nước không đồng đều gây ra các sự cố bể đường ống

2.2.7. Thực trạng kiểm tra hệ thống sản xuất nước sạch

- Kiểm tra chất lượng nước sạch: Các tiêu chuẩn về nước sạch hiện đang áp dụng theo Thông tư 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế. Các phương pháp thử và tấn số lấy và thử mẫu được phòng kiểm nghiệm Công ty giám sát chặt chẽ. Ngoài việc kiểm soát chất lượng nước sản xuất hàng ngày Công ty còn tiến hành gửi mẫu nước sau xử lý đem đi phân tích toàn phần, bình quân trong năm khoảng gần 1.200 mẫu. Ngoài ra Công ty còn thực hiện các biện pháp khác để giảm thiểu các tác nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước sản xuất như là :

+ Thường xuyên làm vệ sinh các bể lọc và bể chứa đảm bảo không bị tắc nghẽn ống khi xả bùn, tránh rong rêu bám trên thành hồ. Nạo vét bùn định kỳ đối với các bể theo quy định.

+ Kiểm soát lượng nước đầu vào và chất lượng nước trong quy trình sản xuất. + Xác định được diễn biến tình hình tiêu thụ nước ngoài mạng (áp lực đầu mạng và cuối mạng có giải pháp vận hành phù hợp)

- Kiểm tra bảo trì máy móc thiết bị: Để dùy trì đảm bảo cấp nước 24/24 giờ, theo đặc điểm ở khu vực miền Đông Nam bộ có 2 mùa rõ rệt vì vậy những tháng mùa mưa nhu cầu về nước sạch giảm máy móc thiết bị hoạt động với tần suất thấp.

Công ty đã chủ động bảo trì, thay thế các hệ thống máy bơm hoạt động có tần suất cao trong thời gian này. Tuy nhiên hiện nay kế hoạch cụ thể chi tiết cho từng nhà máy thì Công ty chưa xây dựng được đây là vấn đề cần được quan tâm trong thời gian tới khi mà một số các nhà máy có công nghệ củ và thời gian khấu hao đã hết.

2.3. Đánh giá quản lý sản xuất nước sạch tại Công ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai.

2.3.1.Điểm mạnh và nguyên nhân.

- Phạm vi bao phủ: Chỉ số này đánh giá khả năng nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất nước sạch, nó được thể hiện việc đáp ứng về nước sạch của người dân đô thị trong phạm vi trách nhiệm mà Công ty phải phục vụ so với số lượng thực tế người dân đang sử dụng. Sản lượng của Công ty đã tăng nhanh sau khi nhà máy nước Thiện Tân công suất 100.000 m3/ngày đêm đi vào hoạt động Công ty đã vận hành khai thác hết công suất cụ thể là :

Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ phạm vi bao phủ dịch vụ

Qua biểu đồ nêu trên từ năm 2005 – 2009 độ bao phủ dịch vụ tăng gần 10%. Đây là nổ lực của Công ty nhằm tăng khả năng đáp ứng về nước sạch. Nhưng Đồng Nai là tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và nhiều KCN lớn, sự di dân cao vì vậy nhu cầu nước sạch là rất lớn. Nếu các dự án triển khai chậm như hiện nay thì Công ty sẽ

Phạm vi bao phủ của dịch vụ (%) 64,82% 62,91% 75,11% 77,49% 82,76% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00%

gặp khó khăn về sản xuất trong thời gian tới.

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt : Là lượng nước sạch sinh hoạt bình quân lít/người/ngày của người dân đô thị nằm trong vùng phục vụ thuộc phạm vi cấp nước do Công ty quản lý, chỉ tiêu này đánh giá năng lực cấp nước cũng như tiện ích mà người dân đô thị được hưởng dịch vụ.

Biều đồ 2.4: Lượng nước sinh hoạt tiêu thụ bình quân (lít/người/ngày)

- Tổng công suất (thiết kế) so với công suất khai thác: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng quản lý về bố trí sản xuất và điều độ sản xuất nước sạch của công ty. Tỷ lệ khai thác so với thiết kế hàng năm các nhà máy của Công ty tăng tương ứng vói nhu cầu nước, hiện nay khai thác đạt hơn 90% tổng công suất của toàn công ty

Tỷ lệ khai thác so với công suất thiết kế

70,22% 79,40% 88,89% 90,01% 90,56% 0,00% 20,00% 40,00% 60,00% 80,00% 100,00%

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

90 100 110 115 115 0 20 40 60 80 100 120 140

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ khai thác so với công suất thiết kế

Nguyên nhân:

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam vì vậy tốc độ đô thị hóa nhanh, sự phát triển của các KCN tập trung

- Nhu cầu về nước sạch rất lớn vì vậy không phải lo sản phẩm không có đầu ra - Vị trí địa lý thuận lợi, Tài nguyên nước dồi dào

- Tương đối độc quyền trong việc ssarn xuất và cung cấp nước sạch

2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân.

- Tỷ lệ thất thoát nước: Là tỷ số giữa lượng nước sản xuất so với lượng nước thu được ghi trên hóa đơn. Chỉ số này trên thực tế rất quan trọng là tiêu chí đánh giá thu được ghi trên hóa đơn. Chỉ số này trên thực tế rất quan trọng là tiêu chí đánh giá thu được ghi trên hóa đơn. Chỉ số này trên thực tế rất quan trọng là tiêu chí đánh giá tổng quan về trình độ năng lực điều hành sản xuất kinh doanh của các Công ty. Nó cũng phản ánh thực trạng đường ống cấp nước cũ hay mới.

Hiện nay, Công ty đã thành lập Ban chống thất thoát nước phấn đấu giảm tỷ lệ thất thoát. Tuy nhiên hiện nay chưa có các thiết bị hiện đại để dò tìm hoặc phát hiện kịp thời những điểm rò rỉ nhằm hạn chế thất thoát. Thực trạng tỷ lệ thất thoát nước như sau:

Biểu đồ 2.6: tỷ lệ thất thoát nước từ năm 2005-2009 của Công ty

- Mạng lưới: Chỉ số này theo dõi số lần ống bị vỡ trên 1 Km trong năm. Để

29,30% 28,30% 26,47% 25,78% 24,47% 22,00% 23,00% 24,00% 25,00% 26,00% 27,00% 28,00% 29,00% 30,00% Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tỷ lệ thất thoát

đánh giá chất lượng mạng lưới phân phối nước cũng như chất lượng quản lý vận hành, trung bình số lần vỡ ống năm 2009 của Công ty là 2,69 lần/km/năm. Chỉ số này càng lớn thì thất thoát nước càng cao. Đây là vấn đề được Công ty quan tâm xử lý nhằm hạn chế tối đa thất thoát nước.

- Năng suất lao động của nhân viên: Được tính bằng số nhân viên/1.000 đấu nối. Chỉ số này phản ánh tính hiệu quả trong quản lý của các công ty cấp nước. Việc quản lý khách hàng sử dụng nước tại công ty hiện còn mang tính thủ công, chủ yếu vẫn theo giỏi ghi chép bằng giấy tờ sổ sách là chủ yếu. Vì vậy số lượng lao động lớn gây lảng phí.

Biểu đồ 2.7: Số lượng nhân viên/1.000 đấu nối

Quan sát biểu đồ cho thấy chỉ số này của Công ty hiện nay vẫn còn cao, một phần là do hiện Công ty đang chuẩn bị nhân sự cho Nhà máy nước Nhơn Trạch chuyển bị đi vào vận hành.

- Chi phí vận hành : Chi phí vận hành cho 1m3 nước thương phẩm được xác định bằng công thức tổng chi phí vận hành chia cho tổng khối lượng nước ghi thu. định bằng công thức tổng chi phí vận hành chia cho tổng khối lượng nước ghi thu. định bằng công thức tổng chi phí vận hành chia cho tổng khối lượng nước ghi thu. Chỉ số này cung cấp cho các nhà quản lý biết được chi phí vận hành thực tế đã bỏ ra để sản xuất 1m3 nước sạch thương phẩm, chỉ số này càng thấp càng hiệu quả.

Bảng 2.15: Chi phí vận hành

Đơn vị tính : 1.000.000 đ

Số lượng nhân viên/1.000 đấu nối

12,6 12 10,9 10,06 9,32 0 2 4 6 8 10 12 14

STT CHỈ TIÊU Số tiền

1 Chi phí nhân công 33.877

2 Chi phí điện năng 25.292

3 Chi phí hóa chất 3.875

4 Bảo trì, sửa chữa, khác 4.087

(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai)

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu chi phí vận hành

Chi phí vận hành nói trên chưa bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý, chi phí lãi vay đầu tư và các chi phí khác. Trong tổng số chi phí vận.

- Hoạch định năng lực sản xuất nước sạch : Công ty đã hoạch định sát với nhu cầu dùng nước sạch thực tế, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện là quá chậm vì nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác sản xuất của Công ty.

- Tình hình tài chính : Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả của Công ty tương đối lớn chiếm 81% tổng nguồn vốn. Đây chủ yếu là khoản nợ nguồn vốn vay ODA để đầu tư 2 dự án cấp nước do chính phủ phê duyệt đó là: Dự án cấp nước Thiện Tân giai đoạn 1 công suất 100.000m3 ngày đêm đã đi vào hoạt động năm 2004 và Dự án cấp nước Nhơn Trạch giai đoạn 1 công suất 100.000 m3 ngày đêm

Cơ cấu chi phí vận hành

Chi phí điện năng 38% Chi phí nhân công 50% Chi phí hóa chất 6%

Bảo trì, sửa chữa, khác

đang trong giai đoạn đầu tư. Trong quá trình thực hiện do đền bù giải tỏa kéo dài vì vậy tiến độ dự án bị chậm. Hiện nay áp lực trả nợ vay là rất lớn mặt khác nguồn vốn vay ODA chủ yếu là ngoại tệ nên việc biến động tỷ giá cũng ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty

Tóm lại, ngoài những kết quả trên Công ty vẫn còn một số hạn chế như sau: - Tỷ lệ thất thoát nước còn cao

- Độ bao phủ dịch vụ còn thấp chưa đáp ứng đủ nhu cầu dùng nước của khách hàng

- Giá thành sản xuất còn cao

- Chí phí trả lãi vay lớn, do cơ cấu nguồn vốn hơn 50% là vốn đi vay

- Chỉ số sử dụng lao động/ 1000 đấu nối cao, việc sử dụng lao động chưa hợp lý

Nguyên nhân:

- Chưa áp dụng hệ thống quản lý hiện đại

- Nguồn vốn còn hạn chế, vốn đầu tư phụ thuộc rất lớn vào nguồn đi vay là chủ yếu

- Chi phí đi lãi vay lớn

- Vì phụ thuộc vay vốn nước ngoài do vậy rủi ro về tỷ giá, sự biến động về tỷ giá là không tránh khỏi

- Các qui trình quản lý chưa được chuẩn hóa, chưa áp dụng quản lý theo ISO

- Tiến độ thực hiện dự án cấp nước chậm do các nguyên nhân khách quan về cơ chế chính sách như: Đền bù giải phóng mặt bằng, cơ chế đấu thầu

Tóm lại: Qua nghiên cứu thực trạng quản lý sản xuất nước sạch tại Công ty. Người nghiên cứu nhận thấy các mặt đạt được như sau:

- Kinh tế: Công ty đã khai thác triệt để công suất thiết kế. Doanh thu tăng ổn định qua các năm; Phát triển hệ thống mạng lưới cấp nước, cải thiện dịch vụ cấp nước; Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương.

góp phần cải thiện tình hình kinh tế xã hội. Góp phần tạo cho người dân địa phương ở khu vực được cấp nước an tâm sinh sống,

- Xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện, giảm bệnh tật liên quan đến nguồn nước, tăng cường sức khoẻ cộng đồng; vệ sinh môi trường đô thị được cải tạo

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XÂY DỰNG CẤP NƯỚC ĐỒNG NAI

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý sản xuất của công ty giai đoạn giai đoạn 2011 - 2015

3.1.1. Mục tiêu phát triển sản xuất của Công ty.

Theo quyết định số 1929/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt "Định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050" trong đó gồm một số mục tiêu chính như sau :

- Tỷ lệ bao phủ dịch vụ cấp nước sạch tại các đô thị từ loại III trở lên đạt 90%, với tiêu chuẩn cấp nước 120 lít/người/ngày đêm; các đô thị loại IV đạt 70%, với tiêu chuẩn cấp nước là 100 lít/người/ngày đêm; các đô thị loại V đạt 50% được cấp nước từ hệ thống cấp nước tập trung; chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định.

- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước sạch dưới 25% đối với các đô thị loại IV trở lên và các hệ thống cấp nước mới, dưới 30% đối với các đô thị loại V đã có hệ thống cấp nước xây dựng trước đây.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cấp nước đồng nai (Trang 64 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w