trong thời gian tới, ngoài các nhà máy sản xuất hiện hữu Công ty hiện đang thực hiện đầu tư các dự án cấp nước tăng công suất đó là:
Bảng 3.1: Các dự án đầu tư nâng công suất cấp nước
STT Tên dự án Qui mô công suất (m3/ngày đêm) Tổng mức đầu tư (1triệu đ)
Địa điểm xây dựng
I Các dự án đầu tư bằng
vốn Ngân sách 255.381
1 HTCN thị trấn Gia Ray 4.800 39.252Huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai
2 HTCN Hóa An- Tân Hạnh 3.000 32.046Xã Hóa An, xã Tân
Hạnh, TP Biên Hòa 3 HTCN thị trấn Trảng Bom 2.000 17.630Thị trấn Trảng Bom,
huyện Trảng Bom
4 HTCN thị trấn Tân Phú 2.500 17.805Thị trấn Tân Phú, huyện
Tân Phú 5 HTCN thị trấn Định Quán 4.200 25.527Thị trấn Định Quán, huyện Định Quán II Các dự án đầu tư bằng vốn vay ODA 6 HTCN Nhơn Trạch (giai đoạn I) 100.000 1.424.000
Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai 7 HTCN Thiện Tân (giai
đoạn II) 100.000 526.000
Xã Thiện Tân, Huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai)
với việc đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước để đưa lượng nước sản xuất từ các nhà máy mới đến các khu vực chưa có nước sạch. Đối với những dự án phục vụ dân cư đô thị các phường trực thuộc thành phố Biên Hòa thì nguồn vốn đầu tư do ngân sách cấp là chủ yếu, còn lại phần vốn do Công ty đầu tư vào cải tạo mạng nhằm hạn chế thất thoát, các dự án mở rộng mạng phân phối đang đầu tư gồm:
Bảng 3.2: Các dự án đầu tư mở rộng mạng cấp nước
STT Tên dự án Qui mô công suất (m3/ngày đêm) Tổng mức đầu tư được duyệt (1trđ)
Địa điểm xây dựng
I Các dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách
1 HTCN phường Long Bình
Tân 3.050 6.450
Phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa
2 HTCN phường Bửu Hòa 5.800 25.198 Phường Bửu Hòa, TP
Biên Hòa
3 HTCN phường Trảng Dài 4.700 47.749 Phường Trảng Dài, TP
Biên Hòa
4 HTCN xã Hiệp Hòa 3.100 15.353 Xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa
5 HTCN phường Tân Biên 3.530 13.493 Phường Tân Biên, TP
Biên Hòa 6 HTCN Làng nghề gốm sứ
Tân Hạnh 1.862 6.096
Xã Tân Hạnh, TP Biên Hòa
7 HTCN phường Tân Vạn 4.150 8.782 Phường Tân Vạn, TP Biên
Hòa
(Nguồn: Công ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai)
Đầu tư phát triển mạng lưới đường ống cấp nước, đặc biệt là các tuyến ống truyền dẫn và cấp 1, do tính chất đặc thù, cần đầu tư một lần để vận hành khai thác lâu dài đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước tăng lên theo từng giai đoạn phát triển sau này, không thể đầu tư chỉ cho nhu cầu trước mắt rồi sau này đầu tư tiếp vì không có quỹ đất và vấn đề kỹ thuật cũng sẽ có khó khăn. Vốn đầu tư cho mạng truyền dẫn,
cấp 1 là rất lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài
- Lập kế hoạch dần thay thế các đường ống củ để hạn chế thất thoát nước và kiểm soát được các hệ thống mạng lưới phân phối qua đó cũng giảm khả năng xâm thực đường ống để nước đến người tiêu dùng được đảm bảo hơn.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý sản xuất của Công ty
Để đạt được các mục tiêu đề ra Công ty cần đề ra các phương hướng hoàn thiện quản lý sản xuất như sau :
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tăng công suất nhằm sớm đưa vào vận hành để tăng khả năng cấp nước
- Xây dựng qui trình quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO
- Công tác điều độ sản xuất cần phải kiểm tra lại xem qui trình nào còn gây ra những lãng phí trong quá trình vận hành vì hiện nay chi phí vận hành của Công ty còn cao đặc biệt là chi phí điện năng và nhân công.
- Máy móc thiết bị của Công tytương đối lớn và hiện đại nhưng cũng còn một số máy móc đã cũ kỹ. Việc thay đổi không phải một sớm một chiều là thực hiện được vì vậy cần có kế hoạch tài chính hợp lý để tái đầu tư.
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch cho Công ty TNHH một thành viên xây dựng cấp nước Đồng Nai
3.2.1. Về bộ máy quản lý sản xuất và công tác đào tạo cán bộ
Ngày nay, các doanh nghiệp đã ý thức được về tầm quan trọng trong việc đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực. Người viết nhận thấy rằng để Công ty phát triển ổn định cần phải thực hiện biện pháp tuyển dụng công khai để lựa chọn được những người có năng lực thực sự. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại những đối tượng không đủ tiêu chuẩn, chất lượng để thực hiện công việc được giao. Khuyến khích người lao động tự nâng cao kiến thức, chuyên môn.
Thông qua phân tích thực trạng về nguồn nhân lực có chuyên ngành về cấp thoát nước chỉ có 48/840 cán bộ, người viết thấy rằng lực lượng nhân sự của Công ty
không thiếu về số lượng, chỉ thiếu những người có năng lực, kiến thức. Như vậy điều quan trọng là cơ cấu lao động phải thay đổi lại. Do vậy, giải pháp đặt ra là chỉ tuyển mộ thêm những lao động có trình độ cao như kỹ sư cấp thoát nước, số còn lại phải biên chế, đào tạo lại cho phù hợp.
Về bộ máy quản lý sản xuất hiện nay cần tăng cường cán bộ về chuyên ngành cấp nước tận dụng tối đa trợ lý kỹ thuật và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ trong Công ty làm việc trực tiếp với chuyên gia để học hỏi nâng cao trình độ. Mặt khác cần có chính sách khuyến khích động viên sự tham gia đóng góp của các chuyên gia về cấp thoát nước bên ngoài về làm việc tại Công ty.
3.2.2. Về nghiên cứu và dự báo nhu cầu nước sạch
- Việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu nước sạch Công ty đã thực hiện tốt, thể hiện qua việc dự báo tương đối sát với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các dự án nâng công suất vì những lý do khách quan chậm đền bù giải tỏa đã ảnh hướng rất lớn đến việc sản xuất của Công ty.
- Điều tra, khảo sát, thăm dò, đánh giá lập cơ sở dữ liệu nguồn nước. Đánh giá và nâng cấp trữ lượng khai thác nguồn nước ngầm. Đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước mặt, bao gồm nguồn nước từ các dòng sông, hồ, đập trên toàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng hồ đập đa mục đích, ưu tiên cho khai thác cung cấp nước sinh hoạt.
3.2.3. Về công tác bố trí và điều độ sản xuất nước sạch
- Trong công tác bố trí và điều độ sản xuất nước sạch Công ty cần đánh giá lại các khâu trong quá trình sản xuất để tìm ra những khâu nào gây ra lãng phí. Hiện nay, chi phí vận hành của Công ty còn cao vì vậy cần xem lại những công đoạn nào trong quá trình vận hành gây lãng phí. Người viết đề xuất mô hình phát hiện vấn đề để xây dựng các biện pháp cải tiến trong quá trình vận hành như sau :
Sơ đồ 3.1: Phát hiện vấn đề để xây dựng các biện pháp cải tiến trong quá trình vận hành
- Bố trí giờ bơm họp lý nhằm giảm chi phí tiêu hao điện năng, bởi vì cơ chế điện hiện nay được tính theo các giờ như: giờ bình thường, giờ cao điểm, giờ thấp điểm. Do đó, những giờ thấp điểm cần bơm tăng cường vào các bể chứa dự trữ để giảm chi phí tiền điện.
3.2.4. Về công tác kiểm tra hệ thống sản xuất nước sạch
Điểm có vẻ là vấn đề
Làm rõ vấn đề
Tìm hiểu nguyên nhân
Nghiên cứu giải pháp
Làm thử - thử nghiệm
Chốt lại - tiêu chuẩn hóa Lặp lại
- Sử dụng các công cụ quản lý chất lượng;
- Hoặc kinh nghiệm cũng giúp ta phát hiện vấn đề
- Giải quyết vấn đề bằng cách phát huy sáng tạo; - Nhờ cải tiến thường xuyên và áp dụng các giải pháp
- Sự lựa chọn hiệu quả mà chi phí thấp nhất
- Biện pháp chống tái pháp sinh
Do đặc thù của ngành nước, các máy bơm nước sạch phải hoạt động liên tục 24/24 nên khi một máy bơm hư thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống bơm. Vì thế, trong dây chuyền các máy móc thiết bị cần được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ hàng ngày để tránh tình trạng ngưng hoạt động cả hệ thống bơm. Người viết đề xuất kế hoạch bảo trì máy móc thiết bị như sau :
Bảng kiểm tra hàng ngày Hỏng hóc bất ngờ Vận hành Sửa chữa Báo cáo bảo dưỡng Kế hoạch sản xuất Kế hoạch ngưng thiết bị Phân tích/ tóm tắt hỏng hóc Lịch bảo dưỡng năm
Lịch bảo dưỡng tháng
Lịch bảo dưỡng tuần
Thực hiện Cơ hội / kế Cơ hội / kế Cơ hội / kế
Sơ đồ 3.2: Xây dựng kế hoạch bảo trì sửa chữa máy móc thiết bị
Ngoài việc kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị thì chất lượng nước sạch là vấn đề sống còn. Vì vậy, Công ty phải luôn chú ý đến chất lượng Phòng kiểm nghiệm Công ty và các xí nghiệp thường xuyên phối hợp kiểm tra mẫu nước và xử lý kịp thời khi có biến động nguồn nước, luôn ý thức chất lượng nước là mục tiêu phục vụ của Công ty. Bởi vì nước sạch có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân và doanh nghiệp.
3.2.5. Các giải pháp khác
3.2.5.1. Công tác quản lý lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
Hiện nay, công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm do phòng Kế hoạch kỹ thuật phối hợp cùng với phòng Tài chính kế toán lập và trình chủ sở hữu phê duyệt chủ yếu là các chỉ tiêu cụ thể, điều này chưa theo kịp với sự biến động ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường về giá cả.
Công ty là DN 100% vốn Nhà nước vì vậy kế hoạch hàng năm vẫn theo các chủ tiêu là chủ yếu Đó là doanh thu và lợi nhuận, cụ thể chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 như sau :
Bảng 3.3: Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011
Đơn vị tính : 1.000.000 đ
STT CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH 2011
1 Doanh thu 265.000
2 Lợi nhuận thực hiện trước thuế thu nhập doanh nghiệp (Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn Nhà nước 4,18%)
14.000
3 Tổng số thuế và các khoản phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước
9.000
4 Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 711.400
3.2.5.2. Khoa học công nghệ
Thông qua các dự án đầu tư, mở rộng mạng lưới đường ống đă giúp cho Công ty có được những trang thiết bị hiện đại, được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật hiện đại trong sản xuất cũng như vận hành. Tuy nhiên để có hướng phát triển lâu dài, không tụt hậu so với bên ngoài, Công ty vẫn phải liên tục đầu tư, đổi mới, nâng cấp các trang thiết bị, tài sản cố định, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong việc khai thác, sản xuất, xử lý sản phẩm nước sạch.
Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển nhanh, là nguồn lực rất quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài việc đầu tư nguồn nhân lực thì việc và ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý là hết sức quan trọng. Vì vậy, Công ty cần dành nguồn ưu tiên phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực cấp nước một cách thoả đáng, nhằm tài trợ cho nghiên cứu, phát minh, sáng kiến cải tiến, áp dụng công nghệ mới; kỹ thuật thông rửa các đường ống để nâng cao chất lượng nước; lắp đặt hệ thống định vị để phân vùng theo dõi và phát hiện kịp thời các sự cố về đường ống nhằm giảm lượng nước thất thoát. Áp dụng các vận hành, bảo dưỡngcụ quản lý...
Biết tận dụng và phát huy khoa học công nghệ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn đôi khi không thể tính được bằng tiền. Do hệ thống thông tin tin kịp thời chính xác giúp cho người quản lý kịp thời ra quyết định. Đây là vấn đề không mới nhưng công ty cần phải đánh giá một cách nghiêm túc để có sự ưu tiên đầu tư đúng mức.
3.2.5.3. Xây dựng các Qui trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO
Trong công tác quản lý tổ chức hiện nay Công ty cần phải tiến hành áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO để chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ nhằm hạn chế tình trạng xử lý tùy nghi trong quản lý. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, qui trình quản lý vận hành sản xuất, qui trình lắp đặt HTCN, xử lý các sự cố, giải quyết các thắc mắc khiếu nại của khách hàng.
3.2.5.4. Chống thất thoát
Để công tác chống thất thoát, thất thu nước có hiệu quả Công ty cần kết hợp các biện pháp quản lý và biện pháp kỷ thuật, cụ thể như sau:
- Lập lại bản đồ, hồ sơ mạng đường ống cho từng vùng cấp nước
kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, cải tạo đường ống quá cũ.
- Lắp đồng hồ tổng ở từng khu vực kết hợp với van điều chỉnh áp lực, phù hợp với yêu cầu áp lực sử dụng, hạn chế vỡ ống do áp lực cao quá yêu cầu sử dụng.
- Khoán, thưởng, phạt .. cho những người quản lý theo địa bàn để khoanh vùng tách mạng.
- Đào tạo, tập huấn tại chỗ nâng cao tay nghề nhân viên. - Mua sắm thiết bị mới, phù hợp để phát hiện rò rỉ.
- Sử dụng công nghệ định vị (GIS) trong quản lý mạng đường ống và quản lý khách hàng.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống dùng nước trước đồng hồ, các hành vi gian lận trong sử dụng nước.
Đây là một trong những giải pháp quan trọng để Công ty giảm thiểu lượng nước thất thoát. Các chuyên gia của Hội nước Quốc tế tính toán rằng nếu đầu tư để giảm 1m3 nước thất thoát thoát chi phí chỉ bằng 1/3 chi phí đầu tư xây dựng mới để có thêm 1m3 nước sạch. Để giảm lượng thất thoát nước cần phải coi việc chống thất thoát nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty.
3.2.5.5. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý dự án
Trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản cần lựa chọn các cơ quan tư vấn chuyên ngành có kinh nghiệm và năng lực trong công tác thiết kế các hệ thống cấp nước để có thể xác định phương án chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước phù hợp, đảm bảo chất lượng nhưng đơn giản trong vận hành, vật tư thiết bị có giá thành thấp, có thể cung cấp tại chỗ; Lựa chọn được nguồn nước hợp lý, ổn định; Bố trí trạm xử lý, mạng lưới đường ống phù hợp với mặt bằng địa hình và đặc thù phân bố dân cư của địa phương. Các đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hồ sơ thiết kế (bao gồm cả kinh tế và kỹ thuật).
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa ngành cấp nước của Chính phủ, khuyến khích các thành phần kinh tế đã tham gia tích cực công tác xây dựng và quản lý các hệ thống cấp nước với mức độ và quy mô khác nhau. Hiện nay có nhiều mô hình quản lý đầu tư như chính quyền địa phương, doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, tư
nhân ở một số địa phương đang áp dụng hiệu quả
3.3. Kiến nghị để đảm bảo thực hiện các giải pháp
3.3.1. Kiến nghị đối với Công ty
- Trên cơ sở Qui hoạch Cấp nước được UBND tỉnh phê duyệt năm 2005 hiện nay có những vấn đề không còn phù hợp, Công ty cần tổ chức xem xét, đánh giá lại Qui hoạch Cấp nước trước đây để bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vào khu vực nào và dưới dạng nào.