Thực trạng nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất nước sạch

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cấp nước đồng nai (Trang 53 - 69)

Năm 2005, Thực hiện chủ trương của ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai, Công ty TNHH một thành viên Xây dựng Cấp nước Đồng Nai (Chủ đầu tư) đã phối hợp với Công ty Nước và Môi trường Việt Nam (VIWASE) nghiên cứu, lập Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó những vấn đề đặt ra, đó là: việc khai thác nước thô, quy mô và thời gian đầu tư, cũng như vai trò và ý nghĩa của các dự án đó trong sự phát triển chung của hệ thống cấp nước đô thị như thế nào là hợp lý. Hay nói cách khác, đó là sự liên quan và phối hợp giữa các dự án cấp nước hoặc giữa các hệ thống cấp nước các đô thị khu vực trong tỉnh, nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong đầu tư, ổn định, bền vững trong phát triển. Các vấn đề trên chỉ có thể giải quyết bằng một kế hoạch đồng bộ dài hạn thông qua một nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về việc phát triển hệ thống cấp nước đô thị.

- Các dự báo dân số: Mục đích của nghiên cứu về dân số là cung cấp các số liệu có tính cơ sở về tình hình hiện trạng và phát triển dân số của từng đô thị tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến 2010 và 2020. Các số liệu về dân số mấy năm gần đây do Chi cục thống kê Đồng Nai cấp, dự báo về phát triển dân số giai đoạn 2010, 2020 được đưa ra dựa trên số liệu của Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Đồng Nai, và Quy hoạch chung/Điều chỉnh quy hoạch chung của từng đô thị.

Dự báo năm 2010, dân số toàn tỉnh có qui mô đạt tới 2,4 triệu người, trong đó 50 - 55% là dân số đô thị, với quy mô là 1,2 - 1,3 triệu người, đạt tốc độ tăng trưởng dân số đô thị bình quân hàng năm, thời kỳ 2000 - 2010 là 4,42%.

Dự báo năm 2020, dân số toàn tỉnh có qui mô đạt tới 2,7 - 3,2 triệu người, trong đó 60 - 65% là dân số đô thị, với quy mô là khoảng 2,0 triệu người.

Dự báo nhu cầu dùng nước

- Nhu cầu nước sinh hoạt : Trên cơ sở sự cần thiết phải đáp ứng tối đa nhu cầu dùng nước cho dân cư đô thị, áp dụng các số liệu về tiêu chuẩn cấp nước Việt Nam trong Định hướng phát triển cấp nước đô thị đến năm 2020.

Bảng 2.11 : Dự báo nhu cầu dùng nước

Nội dung Năm 2011 Năm 2020

Tiêu chuẩn dùng nước (lít/người/ngày)

+ Đô thị lớn (Thành phố, thị xã) 150 165

+ Thị trấn huyện lỵ 120 150

+ Thị tứ, khu đô thị mới (quy mô nhỏ) 120 135

Tỉ lệ dân được cấp nước (%)

+ Đô thị lớn (Thành phố, thị xã) 95 100

+ Thị trấn huyện lỵ 90 100

+ Thị tứ, khu đô thị mới (quy mô nhỏ) 90 95

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020)

- Nhu cầu dùng nước cho công nghiệp tập trung: Đối với các khu công nghiệp tập trung mới được quy hoạch chưa có các hạng mục công trình cụ thể, những loại hình công nghiệp chỉ được đề xuất để có định hướng về đầu tư lâu dài. Vì vậy, tính toán nhu cầu dùng nước cho các khu vực này chỉ có thể dựa trên số liệu về diện tích đất quy hoạch cho các khu công nghiệp, các loại hình công nghiệp dự kiến xây dựng trên đó. Chỉ tiêu dùng nước được nhiều người chấp nhận nhất đối với khu vực các nước Đông Nam Á là 40-60 m3/ha/ngày tuỳ theo loại hình công nghiệp. Đây cũng là giá trị thường dùng tính toán cho các dự án cấp nước các đô thị Việt Nam trong những năm gần đây. Trong đó, diện tích khu công nghiệp tính toán cho nhu cầu sử dụng nước, là diện tích cho thuê, không phải diện tích đất ranh giới hàng rào của khu công nghiệp đó.

Theo số liệu từ các Sở ban ngành chức năng của tỉnh và từ Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, đến năm 2010 diện tích các khu công nghiệp tập

trung là khoảng 8.064 ha và đến năm 2020 là khoảng 11.921 ha.

- Nhu cầu nước khác: Các nhu cầu sử dụng nước khác bao gồm các loại hình sử dụng nước chính sau: các cụm công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp địa phương, dịch vụ công cộng, tưới cây rửa đường.

Tổng hợp Dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch giai đoạn đến 2010 và 2020 của các đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai như sau:

Bảng 2.12: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước

TT Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2020

1 Dân số đô thị 1.199.000 người 2.036.000 người

2 Dân số đô thị được cấp nước 1.109.850 người 2.021.000 người

3 Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt 188.000 m3/ngđ 389.000 m3/ngđ 4 Diện tích các khu công nghiệp tập trung

tính toán nhu cầu dùng nước (*) 5.645 ha 9.537 ha

5 Nhu cầu sử dụng nước công nghiệp (*) 223.000 m3/ngđ 381.000 m3/ngđ 6 Nhu cầu sử dụng nước các loại hình

dịch vụ khác

33.000 m3/ngđ 84.000 m3/ngđ

7 Nước thất thoát 75.000 m3/ngđ 149.000 m3/ngđ

8 Tổng nhu cầu sử dụng nước (*) 519.000 m3/ngđ 1.003.000 m3/ngđ

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến đến năm 2020)

2.2.2. Thực trạng xác định sản phẩm và lựa chọn công nghệ sản xuất nước sạch.

Cũng như ở hầu hết các thành phố khác ở nước ta, nhu cầu dùng nước đô thị tỉnh Đồng Nai có thể chia thành các dạng chính như sau:

- Nhu cầu nước sinh hoạt

- Nhu cầu nước dịch vụ công cộng - Nhu cầu nước công nghiệp - Các nhu cầu khác và thất thoát

Đối với từng đối tượng tiêu thụ có tiêu chuẩn cấp nước riêng và tại các địa phương khác nhau các tiêu chuẩn này cũng có sự khác biệt nhất định.

Đồng Nai là tỉnh có các đô thị lớn và khu công nghiệp tập trung nằm tập trung chủ yếu ở hành lang quốc lộ 51, quốc lộ 1 với khoảng cách giữa các đô thị không quá xa nên loại hệ thống tập trung hay liên kết là loại hệ thống phù hợp được áp dụng cho hầu hết các đô thị và khu công nghiệp trong tỉnh.

- Công suất nhà máy nước: Công suất của các nhà máy nước có tính đến sự hao hụt 5% - 10% cho nước sử dụng tại nhà máy (để xả bùn bể lắng và rửa ngược bể lọc).

- Dây chuyền công nghệ: Công nghệ và công trình xử lý nước phải đảm bảo giảm các chất có hại có thể xử lý được. Quy hoạch cấp nước đề xuất áp dụng công nghệ thích hợp với sự kết hợp giữa công nghệ truyền thống và các giải pháp tiên tiến, phù hợp với dây chuyền công nghệ tại các nhà máy nước hiện hữu. Khi thiết kế các nhà máy nước cần quan tâm đến vấn đề xử lý nước, bùn thải và phải có phương án bố trí mặt bằng, dự phòng đất cho các công trình.

+Đối với nguồn nước mặt: Các hạng mục chính sẽ gồm các bể lắng, bể lọc, các thiết bị châm hóa chất, bể chứa và trạm bơm nước sạch.

+ Đối với nguồn nước ngầm: Các hạng mục chính sẽ gồm các làm thoáng, bể lọc, các thiết bị châm hóa chất, bể chứa và trạm bơm nước sạch.

- Hệ thống theo dõi và kiểm tra: Quá trình xử lý sẽ được giám sát bởi các thiết bị tự động. Tại các điểm nước vào ra của hệ thống, chất lượng và số lượng nước sẽ được đo đạc và ghi nhận, hệ thống báo động có thể nghe nhìn được sẽ được lắp đặt để theo dõi các trường hợp bất thường.

- Hệ thống hóa chất: Hệ thống trộn, định lượng, châm hóa chất sẽ được thiết kế để cho phép việc sử dụng các hóa chất có sẵn. Hệ thống châm hóa chất sẽ được kiểm soát tự động để châm: phèn, vôi, clor, fluor và nếu cần polime để tăng cường qui trình tạo bông cặn. Phèn sulphat nhôm sẽ được dùng để tạo và kết bông cặn, vôi để điều chỉnh độ pH và trung hoà nước sau khi lọc. Clor để khử trùng nước ra khỏi bể lọc. Việc châm Fluor sẽ được xem xét nếu có yêu cầu.

cần châm. Trong tương lai, có thể cho phép thực hiện thêm các qui trình cần thiết như chất tiếp xúc than hoạt tính để khử các chất ô nhiễm hữu cơ và độc hại, nếu có.

- Bể chứa nước sạch: Bể chứa nước sạch cần có đủ công suất để đáp ứng sự biến thiên nhu cầu nước hàng ngày, nước sử dụng tại nhà máy và nước dự trữ. Dung tích bể chứa được tính bằng 15% - 25% công suất nhà máy nước.

- Trạm bơm nước sạch: Đối với chế độ bơm không điều hòa, trạm bơm phải được thiết kế để hoạt động với hệ số không điều hòa giờ cao điểm. Đối với chế độ điều hòa, các máy bơm có thể được chọn trên cơ sở giờ dùng nước trung bình của ngày dùng nước lớn nhất. Số lượng máy bơm cần tính toán bao gồm các bơm làm việc và bơm dự phòng.

- Xử lý nước thải sản xuất: Vấn đề xử lý bùn xả từ các bể lắng và nước thải rửa lọc của các nhà máy trong từng trường hợp cụ thể, cần tận dụng tốt khả năng tự làm sạch thông qua các giải pháp pha loãng với các nguồn nước mặt có trữ lượng đủ lớn.

- Các công nghệ xử lý nước sạch mà Công ty hiện đang sử dụng gồm công nghệ xử lý nước mặt và công nghệ xử lý nước ngầm như sau :

+ Đối với những nhà máy công suất dưới 50.000m3/ ngày đêm Công ty đang sử dụng công nghệ như sau:

Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng Mạng lưới đường ống cấp nước vùng thấp Trạm bơm cấp 2 có hệ thống biến tần Bể trộn đứng Bể chứa nước sạch Bể lọc nhanh Mạng lưới đường ống cấp nước vùng cao Trạm bơm tăng áp Dung dịch vôi Nước mặt thô Phèn nhôm Clo

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt công suất dưới 50.000m3 / ngày đêm

+ Công ty hiện đang có nhà máy nước Thiện Tân công suất 100.000 m3 ngày đêm lớn nhất tỉnh Đồng Nai, sử dụng công nghệ như sau:

Trạm bơm bờ sông (trạm bơm I) Bể phân phối Bể trộn Bể phản ứng

Clo hóa sơ bộ Vôi - Phèn

Bể lắng ngang

Lọc nhanh Bể chứa Trạm bơm

II Khử trùng

Xả lắng Xả lọc

Bể lắng Bơm nước sau lắng

Rửa lọc

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt công suất 100.000m3 / ngày đêm

2.2.3. Thực trạng hoạch định năng lực sản xuất nước sạch

Hoạch định năng lực sản xuất nước sạch tại Công ty được căn cứ vào các yếu tố: - Vị trí, quy mô và dự báo phát triển các đô thị, khu công nghiệp trong phạm vi do công ty phục vụ

- Hiện trạng cấp nước và hệ thống cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai

- Các nghiên cứu, dự án xây dựng hệ thống cấp nước đã và đang triển khai thực hiện

- Cân đối các nguồn nước thô

- Dự báo nhu cầu sử dụng nước sạch

- Tính khả thi xây dựng và phát triển các hệ thống cấp nước trong từng giai đoạn 2010 và 2020.

Trên cơ sơ sở đó qui hoạch cấp nước đã phần vùng cấp nước như sau :

TT Khu vực cấp nước Hệ thống cấp nước Nguồn nước Công suất (m3/ngđ) 2011 2020 1 Hành lang QL51 từ - HT Thiện Tân, Nhơn Trạch Sông Đồng Nai 300.000 600.000

Biên Hòa - Gò Dầu - HT CN Biên Hòa S. Đồng Nai 36.000 36.000 - HT CN Long Bình S. Đồng Nai 30.000 30.000 - HT CN Hoá An- T. Hạnh S. Đồng Nai 3.000 3.000 Hành lang QL1 từ - HT CN DonaBochang S. Đồng Nai 2.000 0 Thạnh Phú - Trảng Bom - HT nước ngầm Nhơn Trạch Nước ngầm 20.000 20.000 - HT nước ngầm Cty Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng)

Nước ngầm

15.000 15.000

- HT nước ngầm

Đại Phước Nước ngầm 800 0

Hành lang cao tốc - HTCN Formosa S. Đồng Môn 30.000 60.000

Long Thành - Dầu Giây từ Sân bay

- HT cấp nước VêDan Suối Đá Vàng 24.000 24.000 Long Thành - - Ống D300 từ Phú Mỹ BR-V. Tàu 10.000 0 Hưng Lộc; Thị trấn - HT nước ngầm TT Trảng Bom Nước ngầm 2.000 0 Hàng Gòn-Long Giao - HTCN Việt

Thăng Long S. Đồng Nai 15.000 25.000

- HT cấp nước Cầu

Mới Hồ Cầu Mới 20.000 80.000

- HT nước ngầm

Hàng Gòn- Nước ngầm 2.200 0

Long Giao

TT Khu vực cấp nước Hệ thống cấp nước Nguồn nước Công suất (m3/ngđ) 2011 2020 2 Hành lang QL20, QL1 - HT cấp nước hồ Trị An Hồ Trị An 15.000 90.000 từ xã Gia Tân 1 - - HT nước ngầm Long Khánh Nước ngầm 10.000 10.000 Dầu Giây-Long Khánh Cộng 25.000 100.000 3 Thị trấn Vĩnh An - HT cấp nước Vĩnh An Hồ Trị An 5.000 10.000 4 Thị trấn Gia Ray - HT cấp nước hồ Núi Le Hồ Núi Le 4.800 4.800 KCN Xuân Lộc - HT CN Tâm Hư- ng Hoà Hồ Gia Ui 3.000 8.000 Cộng 7.800 12.800 5 Hành lang QL20 từ La - HT cấp nước Định Quán S. Đồng Nai 12.000 26.000 Ngà - Tân Phú - HT nước ngầm Tân Phú Nước ngầm 2.400 0 Cộng 14.400 26.000 6 Thị tứ Phú Lý - HTCN Phú Lý Hồ Trị An 1.500 3.000 7 Thị tứ Phú Lâm - HTCN Phú Lâm S. La Ngà 1.500 3.000 8 Đô thị Nam Cát Tiên - HTCN Nam Cát Tiên S. Đồng Nai 2.500 5.000

9 Thị tứ Sông Ray - HTCN Sông Ray Nước ngầm 1.000 2.000

TT Khu vực cấp nước Hệ thống cấp nước Nguồn nước

Công suất (m3/ngđ) 2011 2020

00

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể cấp nước đô thị và khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020)

2.2.4. Thực trạng bố trí sản xuất:

Bố trí sản xuất theo phân vùng cấp nước các HTCN của công ty hiện nay bố trí rải rác trên địa bàn các huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân có tính đến việc nâng công suất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể các nhà máy được bố trí tại các khu vực như sau :

- Hệ thống cấp nước Biên Hoà : Hệ thống cấp nước Biên Hoà được xây dựng đưa vào sử dụng năm 1928 gồm khu xử lý nhỏ CS 1500m3/ngày đêm và một số tuyến ống. Hiện tại công suất của hệ thống là 36.000 m3/ngày đêm được phân phối cho các phường nội ô thuộc thành phố Biên Hòa.

- Hệ thống cấp nước Long Bình : Công suất 30.000m3/ngày đêm khởi công xây dựng tháng 4/1997 công suất ban đầu là 15.000m3/ngày đêm. Năm 2000 được mở rộng thêm đạt công suất 30.000m3/ngày đêm như hiện nay. Nhiệm vụ của hệ thống hiện tại là cấp nước cho khu công nghiệp Hố Nai (lưu lượng khoảng 6.000 m3/ngày đêm), một phần khu công nghiệp Amata, Lotecco và dân cư các phường lân cận là Long Bình, Tam Hoà và Tân Biên.

- Hệ thống cấp nước Thiện Tân : Đây là nhà máy có công suất lớn và hiện đại

nhất tại Đồng Nai hiện nay chiếm gần 50% sản lượng của toàn công ty. Dự án này sử dụng nguồn vốn vay ODA của Hàn Quốc khoảng 500 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cấp nước bao gồm NMN tại Thiện Tân lấy nước sông Đồng Nai với công suất đợt đầu 100.000 m3/ngày (định hướng mở rộng tương lai sẽ đạt công suất 200.000m3/ngày đêm) và công trình thu, trạm bơm nước thô; tuyến ống chuyển tải nước thô; các tuyến ống chuyển tải, phân phối. Hệ thống Thiện Tân cấp nước cho thành phố Biên Hoà và các khu công nghiệp của Biên Hòa và vùng phụ cận, thị trấn

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý sản xuất nước sạch tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xây dựng cấp nước đồng nai (Trang 53 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w