TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NA M ASEAN 1 Các biện pháp khắc phục khó khăn

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 45 - 50)

1. Các biện pháp khắc phục khó khăn

• Giải pháp tổng thể đối với quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN:

Tạo mọi thuận lợi cho các chủ thể thuộc thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Để tạo thuận lợi cho xuất khẩu cần bãi bỏ tối đa các quy chế và thủ tục thành chính gây trở ngại đối với các hoạt động xuất khẩu. Xây dựng và hoàn thiện lộ trình tổng thể về hội nhập kinh tế một cách chủ động, nhưng không quá nóng vội, trước hết là lộ trình vắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi

thuế quan theo đúng quy định của AFTA vào 2006 và 2010, nhằm tạo điều kiện cho chính sách của quốc gia cũng như của các doanh nghiệp trong quá trình phát triển.

Kết hợp giữa việc tham gia AFTA với việc đa dạng hoá các hình thức khác nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực, đặc biệt phải gắn giữa việc tham gia AFTA với việc hợp tác công nghiệp ASEAN hoặc tham gia đầu tư nội bộ ASEAN .

• Giải pháp đối với doanh nghiệp Việt Nam:

- Về phía các nhà doanh nghiệp không thể thụ động ngồi chờ mà cần hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển và những bước đi cụ thể, sẵn sàng tham gia vào “cuộc chơi mới “ đầy thử thách. Về chất lượng phải đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, kết hợp nâng cao năng lực quản lý và trình độ tay nghề. Đặc biệt, cải tiến phương pháp quản lý hoạt động kinh doanh nhất là trong quản lý tài chính, quản lý các yếu tố đầu vào sản xuất. Nâng cao dịch vụ phục vụ khách hàng, mở rộng mạng lưới thiết bị. Quản lý chất lượng sản phẩm trước và sau giai đoạn sản xuất. Các sản phẩm của doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, cải tiến chất lượng bao bì, nhất thiết các sản phẩm phải thực hiện mã vạch. Về mặt chiến lược doanh nghiệp phải phân tích được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành, đối tác cạnh tranh. Nghiên cứu, dự báo tình hình các sản phẩm doanh nghiệp quan tâm ở trong nước , khu vực và thế giới. Từ những cơ sở đó, doanh nghiệp phải vạch ra cho mình chiến lược cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh đó bao gồm:

+ Chọn lựa những sản phẩm mà doanh nghiệp có thế mạnh để từ đó đầu tư. + Đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của sản phẩm.

+ Phải tạo cho mỗi một sản phẩm có những đặc trưng riêng, bí quyết riêng, nhãn mác riêng và các kênh kiểm soát và phân phối riêng sản phẩm của các doanh nghiệp.

- Từng bước cải thiện chất lượng, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Cần phải khai thác các yếu tố như: các biện pháp xúc tiến xuất khẩu, đầu tư, cơ sở hạ tầng chính sách hỗ trợ sản phẩm, đặc biệt các doanh nghiệp phải xác định việc tham gia AFTA là trách nhiệm, nhiệm vụ của chính doanh nghiệp đó để tồn tại, phát triển trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế mở cửa.

• Giải pháp hỗ trợ của Nhà nước:

- Cần có sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong quá trình gia nhập AFTA, trong đó Nhà nước phải có chính sách cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia AFTA, như: ưu tiên tín dụng, sửa đổi, bổ xung những ưu đãi thuế cho sản xuất và xuất khẩu; thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu, đặc biệt đối với những sản phẩm có tính chất nhạy cảm cao (như: nông sản, nguyên nhiên liệu...). Chuyển dần từ cơ chế ban phát xin cho sang cơ chế hạn ngạch, quota xuất nhập khẩu sang cơ chế đấu thầu hoặc cơ chế tự do. Cải thiện nhanh chóng việc đáp

ứng vốn lưu động cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước phải có chính

sách hợp lý về sử dụng ngoại tệ cho các doanh nghiệp nước ngoài, phần ký thác ngoại tệ cho các Ngân hàng thì doanh nghiệp được tự do sử dụng ngoại tệ để xuất nhập khẩu. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp Nhà nước thông qua các hình thức: sát nhập, phá sản, công ty cổ phần,...

- Nhà nước phải đầu tư và chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực và trình độ tiếng Anh cao mới có thể tham gia thương lượng thường kỳ của khối ASEAN.

2. Triển vọng quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN

• Tham gia vào ASEAN, Việt Nam có nhiều điều kiện thúc đẩy phát triển hơn

nữa sự hợp tác và hội nhập giữa các nước trong khu vực, giúp Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với thị trường vốn, công nghệ, đội ngũ chuyên gia của ASEAN cũng như tham gia vào phân công lao động quốc tế. Vì vậy, việc phân bố các nguồn lực sẽ được cải thiện nhờ chuyên môn hoá theo lợi thế cạnh tranh.

• Hợp tác giữa các nước ASEAN sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực của khu vực, thúc đẩy phát triển có hiệu quả nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của cả ASEAN nói chung.

• Quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam- ASEAN bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất

định. Quan hệ mậu dịch hai bên đã được tăng cường, tạo ra thị trường buôn bán sản phẩm mới. Chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam dễ thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư các nước ASEAN tham gia trong nhiều dự án. Môi trường chính trị ổn định và chính sách ngoại giao chuyển từ “đối đầu ” sang “đối thoại ” của khu vực cũng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam và ASEAN củng cố hơn nữa các quan hệ kinh tế.

• Việc tham gia các chương trình hợp tác và liên kết kinh tế của ASEAN như: khu

vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), khu vực đầu tư ASEAN (AIA), chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)... giúp Việt Nam có thể tiếp cận được những phương pháp quản lý trong một số lĩnh vực vốn là thế mạnh của một số nước ASEAN và mở đường cho ta tham gia vào các cơ chế hợp tác và các tổ chức khác như: WTO, APEC,... Từ đó, Việt Nam cũng sẽ có điều kiện tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác: thương mại, đầu tư, nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, giao thông vận tải, bưu điện... đồng thời Việt Nam có điều kiện tham gia vào các dự án phát triển của ASEAN, mở rộng hình thức liên doanh liên kết với các nước trong khu vực. Hơn nữa ASEAN là tổ chức có quan hệ rộng rãi và chặt chẽ với các cường quốc và tổ chức quốc tế như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, EU... gia nhập ASEAN cũng có nghĩa là Việt Nam sẽ có vị thế cao hơn trên trường quốc tế. Từ đó, chúng ta mở rộng trao đổi hàng hoá, thu hút vốn đầu tư từ họ, góp phần chuẩn bị, giúp tích luỹ kinh nghiệm và tạo thuận lợi cho ta tham gia hội nhập kinh tế sau này.

KẾT LUẬN

Kể từ khi gia nhập ASEAN (28/7/1995) đến nay đã là 5 năm. Mặc dù, thời

gian ngắn ngủi nhưng thông qua hợp tác Việt Nam - ASEAN đã giúp cho nền kinh tế nước ta cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu, từng bước thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác , thông qua ASEAN, Việt Nam sẽ nhanh chóng hội nhập vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Những kết quả đáng đạt được từ thực hiện AFTA, khu vực đầu tư ASEAN, tạo thuận lợi cho Việt Nam tăng khả năng buôn bán trong khu vực, nối mạng đường bộ, các mạng lưới điện khí đốt, hợp tác trong các lĩnh vực giao thông vận tải... Kết quả này phản ánh nỗ lực thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong chính sách “ muốn làm bạn với tất cả các nước “.

Nhìn lại 5 năm qua tham gia ASEAN, thấy rõ kết quả đã được , chúng ta càng tin tưởng rằng Việt Nam sẽ thu được những thành tựu lớn hơn nữa trong quá trình hội nhập, đưa đất nước ta vươn tới những tầm cao mới, trong đó bản sắc đất nước và con người Việt Nam, độc lập và tự chủ của đất nước luôn được giữ vững để góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước.

Thực trạng và triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – Asean MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w