Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 29 - 32)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC NƯỚC ASEAN VÀO VIỆT NAM 1 Số lượng dự án và vốn đầu tư

1.2. Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN

Cho tới thời điểm Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam 02/1993 và ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN thì đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam mới tăng vọt. Tính đến năm 1996, tổng số vốn đầu tư (đã đăng ký) của các nước ASEAN vào Việt Nam là gần 4,7 tỷ USD, với 292 dự án, chiếm khoảng 20% toàn bộ vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đến cuối năm 1997, sau 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng từ 292 dự án với số vốn 4666 triệu USD năm 1996 lên tới 362 dự án với số vốn đầu tư 8.643,6 triệu USD, chiếm 15,6% tổng dự án và 27,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của các nước là 31,232 tỷ USD.

Xingapo là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam từ trước tới nay. Tính đến năm 1997, Xingapo đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 5.685,8 triệu USD. Với 100% vốn nước ngoài là 30 dự án có tổng số vốn đầu tư 354,4 triệu USD, vốn thực hiện đạt 85,15%. Trong số 30 dự án có tới 50% số dự án được cấp giấy phép, 4 dự án đã đưa vào hoạt động. Với dự án liên doanh có 112 dự án trong số đó có 56 dự án đưa vào hoạt động và có doanh thu. Riêng về dự án hợp doanh có 11 dự án được đưa vào hoạt động. Hết năm 1997, Xingapo đầu tư 187 dự án. Trong 140 xí nghiệp đang hoạt động đã đưa vào thực hiện 1068 triệu USD vốn đầu tư, sản xuất 440 triệu USD giá trị sản phẩm, thu hút 7.600 lao động. Nhìn chung, các dự án của Xingapo đều có quy mô tương đối lớn và tập trung vào một số lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, khách sạn,...

Ngoài Xingapo, Inđônêxia cũng có số lượng dự án vào Việt Nam tương đối lớn. Đầu năm 1997 đã có 14 dự án với tổng số vốn 284 triệu USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong số đó có 4 dự án vốn 100% của nước ngoài. Trong 8 dự án liên doanh có 2 dự án có số vốn trên 50 triệu USD, đó là liên doanh khách sạn Horison và dự án xí nghiệp liên hợp thực phẩm Vũng Tàu. Các nhà đầu tư Inđônêxia thường đầu tư vào sản xuất bột ngọt, sợi nhân tạo, sản xuất gỗ, thuốc lá. Đứng thứ 2 trong khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam là Malaixia, với 63 dự án và tổng số vốn đầu tư là 1343,17 triệu USD tính đến tháng 12/1997. Hầu hết các dự án của Mailaixia thực hiện dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Về dự án hợp doanh, có 4 dự án trong đó có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí như: Dung Quất: 1,2 tỷ USD, 2 ngân hàng 75 triệu USD. Tính chung cho tới nay, Malaixia đang có

84 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 1,007 tỷ USD. Hiện trừ 14 dự án đã bị giải thể. Malaixia còn 70 dự án có hiệu lực với tổng số vốn đầu tư 941 triệu USD. Có thể thấy, các dự án đầu tư của Malaixia còn hiệu lực chủ yếu hoạt động theo hình thức liên doanh (38 dự án) còn lại là 100% vốn Malaixia (28 dự án) và một phần là dự án hợp doanh (4 dự án). Tuy quy mô vốn cho một dự án đầu tư của Malaixia nhỏ (trung bình chỉ 13,44 triệu USD/dự án) nhưng điều đáng nói là tỷ lệ giải ngân tương đối cao (77%), lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của các dự án đầu tư nước ngoài khác vào Việt Nam.

Năm 1997, Thái Lan đã đầu tư 78 dự án 100% vốn nước ngoài, 14 dự án có số vốn từ 5 triệu USD trở lên. Ngoài ra, còn có 45 dự án liên doanh, 19 dự án có vốn đầu tư là 5 triệu USD trở lên. Thái Lan còn có hình thức đầu tư hợp doanh vào Việt Nam với số vốn 2,17 triệu USD.

Philippin tính đến cuối năm 1997 cũng có 18 dự án với tổng số vốn là 252,98 triệu USD. Đến tháng 4/2000 Philippin có 18 dự án với 254,25 triệu USD. Trong đó 8 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, 8 dự án liên doanh trong đó có 3 dự án có số vốn trên 5 triệu USD, đó là dự án sản xuất ô tô Hoà Bình với số vốn 71,8 triệu USD, dự án chế biến đường Ninh Bình với số vốn 60 triệu USD, còn lại 40% tập chung vào du lịch, khách sạn và chế biến thực phẩm.

Brunây cũng giữ vị trí đầu tư khiêm tốn vào Việt Nam, đó là 1 dự án với số vốn 10 triệu USD.

Tuy nhiên, bước sang năm 1998, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, đầu tư vào Việt Nam giảm mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 1998 chỉ có 15 dự án của các nước ASEAN được cấp giấy phép với 803 triệu USD, trong đó 700 triệu USD của Xingapo, mặc dù đã được phê duyệt nhưng vẫn chưa muốn nhận giấy phép đầu tư.

Như vậy, sau 10 năm thực hiện luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, đến hết tháng 9/1998 có 377 dự án với tổng số vốn 9.437 triệu USD, chiếm

18,4% tổng số dự án và 27,8% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Trong đó hơn một nửa là của Xingapo, 205 dự án với 6471 triệu USD, chiếm 54,4% tổng dự án và 68,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam. Số còn lại là của Malaixia: 62 dự án với 1342 triệu USD, Thái Lan: 78 dự án với 1106 triệu USD, Inđônêxia: 13 dự án với 281,9 triệu USD và Philippin có 19 dự án với 258,6 triệu USD.

Bảng 11: Đầu tư ASEAN vào Việt Nam (tính đến tháng 4/2000).

Nước Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD)

Xingapo 235 6.765,8

Thái Lan 85 984,06

Malaixia 70 941,82

Philippin 18 254,25

Inđônêxia 9 243,55

Nguồn: Viet Nam Investment Review. Số 448/15- 21 tháng 5/2000.

Nhìn vào bảng 11 ta thấy, tính đến hết tháng 4/2000 các nước ASEAN đã có tới 417 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới xấp xỉ 9,2 tỷ USD, chiếm 17% về số dự án và 25,7% về vốn của 58 quốc gia lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Quy mô đầu tư bình quân các dự án của ASEAN là 22 triệu USD/dự án,lớn hơn quy mô bình quân chung của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là 15 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy, hoạt động hợp tác trong lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam được ASEAN đặc biệt quan tâm. Chắc chắn trong tươnglai, đầu tư từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ còn tăng cùng với việc Việt Nam tham gia vào AFTA mở ra nhiều triển vọng hợp tác đầu tư giữa các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w