Hợp tác về tài chính ngân hàng

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 40 - 42)

III. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỢP TÁC KINH TẾ KHÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN

4. Hợp tác về tài chính ngân hàng

Ngay từ tháng 8/1977, các Ngân hàng Trung Ương và các cơ quan tiền tệ của ASEAN đã ký thoả thuận hỗ trợ ngoại tệ nhừam cung cấp kịp thời các khoản tín dụng ngắn hạn cho các nước thành viên đang gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế. Theo thoả thuận này, mỗi nước thành viên góp 20 triệu USD, khi cần được vay 70 triệu USD và có thể vay tối đa là 80 triệu USD.

Những năm gần đây, các thành viên ASEAN cố gắng thiết lập một diễn đàn giữa các Ngân hàng Trung Ương của các nước thành viên để theo dõi các vấn đề tài chính quốc tế có thể ảnh hưởng đến ASEAN để kịp thời có biện pháp xử lý. Ngoài ra, các Ngân hàng thương mại tư nhân ASEAN cũng hợp tác với nhau khá chặt chẽ thông qua Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và công ty tài chính ASEAN (AFC: ASEAN Finacial Company) để tài trợ cho các giao dịch thương mại và dự án liên doanh.

ASEAN đã ký thoả thuận đánh thuế hai lần và thành lập nhóm công tác các vấn đề về thuế như: quản lý thuế, đào tạo cán bộ thuế và trao đổi kinh nghiệm hoạt động.

Các thành viên ASEAN cũng rất chú trọng trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực bảo hiểm. Hội đồng bảo hiểm ASEAN được thành lập vào năm 1979, năm 1983 Hội Nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ III đã thông qua sáng kiến thành lập công ty bảo hiểm ASEAN (AIC: ASEAN Insurance Company).

Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Châu Á vừa qua cho thấy những yếu kém trong hệ thống tài chính, ngân hàng của các nước, cũng như sự hợp tác về tài chính trong ASEAN. Tại Hội Nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN, tháng 4/2000 các nước ASEAN đã đưa ra cơ chế dàn xếp tài chính (ASC: ASEAN Financial Arrangements) nhằm hỗ trợ cho nước nào có khó khăn về cán cân thanh toán.

Từ ngày 9 - 11/11/2000 tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp Đại Hội Đồng Ngân hàng ASEAN lần thứ XIII để cùng nhau thoả thuận và tìm ra giải pháp cho ngân hàng ASEAN hướng tới thiên niên kỷ mới.

Rõ ràng, hợp tác tài chính - ngân hàng của ASEAN đang đem lại lợi ích cho tất cả các bên, góp phần tạo môi trường tài chính ổn định, hấp dẫn hơn cho đầu tư.

CHƯƠNG III

NHỮNG ĐÁNH GIÁ VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - ASEAN ASEAN

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w