Hợp tác về côngnghiệp và năng lượng

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 36 - 39)

III. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỢP TÁC KINH TẾ KHÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN

2. Hợp tác về côngnghiệp và năng lượng

Sau Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất ở Bali năm 1976, các nước đã đề ra 5 dự án công nghiệp then chốt (AIP: ASEAN Industrial Project). Các nước thành viên ban đầu của ASEAN đã hợp tác với nhau để thành lập những nhà máy côngnghiệp quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu chung của khu vực về một số mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, việc thực hiện đã gặp nhiều khó khăn và kết quả thu được không được như mong muốn. Tiếp theo, các thành viên ASEAN lại xây dựng chương trình bổ xung công nghiệp ASEAN (AIP: ASEAN Industrial Complementation) nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và phát triển khu vực kinh doanh hỗn hợp trong khuôn khổ tổ chức khu vực. Việc một số thành viên mới ra nhập ASEAN đã tạo ra một phạm vi không gian rộng lớn hơn cho tổ chức này. Đó là tiền đề để thành lập các tam giác, tứ giác tăng trưởng kinh tế trong nội bộ ASEAN hay một phần ASEAN với bên ngoài. Trước đây, ASEAN6 có tam giác tăng trưởng, Inđônêxia - Malaixia - Thái Lan: phát triển các hoạt động công - nông nghiệp; tam giác Inđônêxia - Xingapo - Malaixia: phát triển công nghiệp; tứ giác Brunây - Inđônêxia - Xingapo - Malaixia phía Đông khu vực Đông Nam Á nhằm phát triển công nghiệp khai thác. Đến nay, một ASEAN 10 đã trở thành hiện thực, chắc chắn sẽ có các vùng kinh tế mới được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả. Kể từ Hội Nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ nhất đến nay. Các chương trình

dự án hợp tác công nghiệp của ASEAN lần lượt được triển khai và thực hiện (AIP, AIC, AIJV), tuy mức độ và kết quả thực hiện có những hạn chế nhất định. Song từ năm 1992 tới nay, các thành viên ASEAN đã nêu cao quyết tâm đưa lĩnh vực hợp tác công nghiệp lên tầm cao mới. Từ đó, cũng có nhiều hợp tác công nghiệp của ASEAN đã được triển khai và thực hiện. Cụ thể, có 21 dự án AIJV (ASEAN Industrial Joint Venture: Liên doanh công nghiệp ASEAN) đang được thực hiện, trong đó có 8 dự án đã được thông qua và thực hiện từ năm 1991- 1992, đó là các dự án:

- Men sứ (Inđônêxia - Malaixia).

- Thiết bị hạng nặng (Inđônêxia - Thái Lan).

- Chế biến ngũ cốc thành thực phẩm (tất cả các thành viên ASEAN). - Sữa đậu nành (tất cả các thành viên ASEAN).

- Bánh Sôcôla (ASEAN6).

- Lắp ráp hoàn chỉnh hoặc gần hào chỉnh một số máy móc thiết bị ô tô, xe máy,v.v...

Cũng tại Hội Nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV năm 1992 ở Xingapo, các thành viên ASEAN nhất trí hợp tác trong nghiên cứu và triển khai chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia chương trình AICO (ASEAN Industrial Cooperation: chương chình hợp tác công nghiệp ASEAN), trong đó AICO đã dành ưu đãi giảm thuế suất xuống mức 0 - 5% cho các doanh nghiệp có sản phẩm sản xuất tại thị trường ASEAN mà không cần phải đợi chương trình giảm thuế CEPT. Hiện nay, có 2 doanh nghiệp điện tử của Việt Nam đã tham gia AICO.

Trong năm 1993, Uỷ Ban tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng được thành lập.

Năm 1975 thành lập Hội đồng dầu mỏ ASEAN, hợp tác năng lượng chính thức được khởi sự.

Điện năng là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực hợp tác năng lượng của các nước thành viên ASEAN trong mấy năm lại đây. Do điều kiện sản xuất và phân bổ, sử dụng điện năng ở mỗi nước thành viên có sự khác nhau, ý tưởng thiết lập mạng lưới điện chung của ASEAN ra đời. Hợp tác về sản xuất và tiêu thụ điện năng là trung tâm của dự án năng lượng ASEAN (APG: ASEAN Power Grid). Hiện tại mạng lưới điện ASEAN là một trong 4 mạng lưới điện lớn nhất Châu Á, bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản với công suất 72 MGW. Việc ghép nối hệ thống điện năng sẽ giúp cho nền kinh tế của các nước ASEAN có mối quan hệ gần nhau hơn.

Cũng trong thời điểm hiện nay, các nước ASEAN đang tiến hành nghiên cứu và triển khai ở nhiều mức độ khác nhau 13 dự án liên kết lưới điện giữa các vùng lãnh thổ trong một nước hoặc giữa các nước với nhau. Khi các dự án này được thực hiện, hoàn thành thì lưới điện của tất cả 10 nước ASEAN sẽ được liên kết thành một lưới điện thống nhất. Trong số dự án đang được nghiên cứu này có các dự án tải điện từ Lào sang Việt Nam để thực thi Hiệp định đã được ký kết giữa hai nước về việc Việt Nam sẽ nhập khẩu điện của Lào với quy mô tới 2000 MW đến 2010 MW và dự án tải điện từ Việt Nam sang Campuchia. Việt Nam tham gia mạng lưới điện ASEAN chủ yếu là trong khu vực Đông Dương với các dự kiến sau:

- Xây dựng đường dây tải điện 220 KV hoặc 110 KV từ nhà máy thuỷ điện Nậm Mô qua Lào (105MW), qua bản Mai đến trạm 220/110 KV Vinh của Việt Nam.

- Xây dựng đường dây 500KV từ các trạm thuỷ điện của Nam Lào đến trạm 500KV Plâycu của Việt Nam.

- Xây dựng đường dây 220 KV từ Thành Phố Hồ Chí Minh qua thủ đô PhnômPênh của Campuchia.

- Xây dựng một số mạch 110 KV hoặc trung áp của các tỉnh miền Tây Nam Bộ sang một số tỉnh của Campuchia.

Sự tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp trong lĩnh vực hợp tác trong công nghiệp và năng lượng chính là cơ sở để Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần VI tổ chức tại Hà Nội hoạch định chương trình tầm nhìn ASEAN 2020.

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 36 - 39)