Việc Việt Nam tham gia AFTA (ASEAN Free Trade Area: khu vực buôn bán tự do ASEAN)

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 25 - 28)

bán tự do ASEAN)

Nhằm tăng cường hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt là mở rộng quá trình tự do hoá thương mại nội bộ, việc Việt Nam tham gia AFTA không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là điều kiện để nâng cao hiệu quả thương mại giữa Việt Nam với ASEAN và giữa Việt Nam với từng nước thành viên, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các tổ chức kinh tế thương mại khác như: NAFTA, EU, WTO... Do đó, ngày 7/10/1994 Bộ trưởng Ngoại Giao nước ta Nguyễn Mạnh Cầm đã cam kết “Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện hiệp định về lịch trình CEPT cho AFTA vào ngày 1/1/1996, tuân thủ đầy đủ các cam kết CEPT -

AFTA và mục tiêu hiện thực hoá AFTA vào 2006 ”(1). Theo lịch trình này, chương

trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam được chính thức bắt đầu vào ngày 1/1/2006. Tới thời điểm đó, thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá của các nước thành viên ASEAN nhập vào nước ta sẽ có mức tối đa là 5% và mức tối thiểu là 0%. Như vậy, việc tham gia AFTA của Việt Nam sẽ là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức đối với thương mại Việt Nam - ASEAN. Trước hết, AFTA sẽ đem lại cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng lên, kích thích FDI nước ngoài, chuẩn bị cho Việt Nam những tiền đề cần thiết để tham gia vào các khu vực thương mại rộng hơn. Mặt khác, AFTA cũng buộc Việt Nam phải có cơ cấu thích ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.

Tuy nhiên, việc triển khai AFTA ở nước ta không đơn giản, Việt Nam gặp phải khó khăn như:

- Năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, hiệu quả các sản phẩm của nền kinh tế của Việt Nam còn thấp so với ASEAN6. Do trình độ doanh nghiệp yếu kém của

Việt Nam (53.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thu hút khoảng 3

triệu lao động).Tuy nhiên nếu so sánh với các nước ASEAN thì phần lớn các doanh 1. GS.TS. Nguyễn Duy Quý, Giám đốc Trung tâm KHXH & NVQG, Nghiên cứu ĐNÁ, 2/2000.

nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, chiếm 90% các doanh nghiệp Việt Nam. Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay tụt hậu khoảng 25 đến 30 năm so với Thái Lan, 40 đến 45 năm so với Xingapo. Điều này dẫn đến chi phí đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam cao hơn 30 đến 50% so với các đối tác của các nước ASEAN khác. Mặt khác, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm.

- Về cân đối và sử dụng vốn để đầu tư và tái đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn có những vấn đề bất ổn. Theo các số liệu hiện nay thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải huy động 20 nghìn tỷ Việt Nam đồng cho vốn lưu thông chưa kể đến các nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định. Như vậy, vốn lưu thông hiện có của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đáp ứng được 60% tổng số vốn lưu thông cần sử dụng.

- Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập quốc tế khu vực, chưa đưa ra được các chiến lược chính sách thích ứng để tham gia AFTA. Trước hết là do mức độ phổ cập thông tin liên quan đến AFTA còn thiếu và chưa đồng bộ. Lịch trình cắt giảm thuế của các doanh nghiệp triển khai còn chậm và lúng túng. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam chưa định ra được chiến lược chính sách cạnh tranh sản phẩm cho thời điểm năm 2006. Phần lớn cơ cấu sản phẩm của kinh tế Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm sơ chế sử dụng nhiều lao động. Do đó, giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh yếu so với các đối tác ASEAN khác. Vì vậy, cán cân thương mại Việt Nam - ASEAN còn chênh lệch lớn. Hàng xuất khẩu của ASEAN hiện nay chiếm khoảng 25% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN.

- Khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa chậm, hạn chế đến việc kích thích nền

hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu mặt hàng kích thích năng lực cạnh tranh. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam mà còn giảm tốc độ đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Với những khó khăn như vậy, nên Việt Nam phải nâng cao chất lượng hàng hoá bởi chắc chắn hàng hoá của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các hàng hoá của các nước trong khu vực. Từ năm 1996 đến năm 2000 về cơ bản chúng ta đã lập được xong 4 danh mục thuế của CEPT. Mục tiêu tiêu của năm 2000 đặt ra là đưa các danh mục giảm thuế lên mức 4230 dòng thuế (mỗi dòng tương ứng với 1 sản phẩm) đạt chỉ tiêu 60% trong danh mục cắt giảm thuế. Định chỉ tiêu giảm thuế cho 4230 dòng trong đó 1680 dòng thuế đạt mức thuế suất bằng 0%, chiếm 39% tổng số dòng thuế. Khoảng 2900 dòng thuế có mức thuế suất từ 0 đến 5%, chiếm 70% tổng số dòng thuế, 800 dòng thuế có mức thuế suất trên 5%, 450 dòng thuế có mức thuế từ 5 đến 10%. Từ nay đến 2006 Việt Nam đề ra 4 mục tiêu là:

• Tối đa hoá các dòng thuế đạt mức thuế suất từ 0 đến 5% vào năm 2003.

• Xem xét mở rộng số dòng thuế, số mức thuế là 0% vào năm 2006.

• Đưa toàn bộ các mặt hàng trong danh mục các sản phẩm cắt giảm thuế ngay

xuống mức thuế suất 0% vào năm 2015.

• Một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được nới rộng biên độ cắt giảm thuế đến năm

2018.

Xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành xu hướng mạnh mẽ, hội nhập kinh tế tạo ra nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế nước ta. Trong những năm qua, trao đổi nước ta với các nước trong khu vực khá lớn (chiếm 1/3 tổng nhập khẩu và 1/4 tổng xuất khẩu của nước ta) và sẽ còn tăng trong những năm tới. Tham gia AFTA sẽ có tác động tích cực đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bởi thị trường Việt Nam khá lớn điều này sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất đầu tư sản xuất tại Việt Nam để cung cấp hàng hoá cho thị trường Việt Nam. Đồng thời sẽ tạo cho một thị trường mở cửa cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam tăng lên,

các hàng rào thuế quan và phi thuế quan bị xoá bỏ, các tranh chấp được giải quyết công bằng. Tham gia AFTA, Việt Nam có khả năng đi tắt và phát triển nhanh. Việt Nam có thể lợi dụng được những lợi thế mạnh của các nước ASEAN về kinh nghiệm, vốn đầu tư, quản lý, nâng cao được khả năng cạnh tranh thông qua những ưu đãi của AFTA mang lại. Bên cạnh đó, tham gia AFTA Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào kinh tế thế giới. Có thể nói, coi AFTA là nơi thực nghiệm để Việt Nam có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để tham gia vào các tổ chức liên kết trên thế giới như: WTO, APEC,...

Nhìn lại quá trình triển khai AFTA nói chung và CEPT nói riêng ở nước ta trong hơn 2 năm qua, chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể làm để triển khai AFTA và CEPT đúng tiến độ. Điều đó cho thấy nước ta đã nghiêm chỉnh tôn trọng cam kết của mình đối với ASEAN nói chung và AFTA nói riêng. Một tương lai hấp dẫn đang mở ra cho Việt Nam nhưng cũng đầy thách thức buộc Việt Nam phải vượt qua.

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w