Trước hết là khoảng cách về trình độ kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN Kinh tế của các nước ASEAN, đạt tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần so vớ

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 44 - 45)

ASEAN. Kinh tế của các nước ASEAN, đạt tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần so với mức thu nhập bình quân của Việt Nam. Nếu lấy năm 1993 làm ví dụ thì nước có thu nhập đầu người thấp nhất trong khối ASEAN là Philippin cũng đạt 805 USD/người và gấp 4 lần thu nhập theo đầu người của Việt Nam là 230 USD/ người. Về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm quản lý của các nước ASEAN hơn hẳn Việt Nam. Trình độ phát triển kinh tế của nước ta chỉ ở mức những năm 60, 70 của các nước ASEAN.

- Về cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngoại thương của Việt Nam và ASEAN có nhiều điểm tương đồng. Thêm vào đó, lợi thế cạnh tranh quốc tế hiện nay đã thay đổi, chuyển từ lợi thế nguyên liệu sẵn có, sức lao động rẽ sang lợi thế nâng cao năng suất lao động, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Trong khi các nước ASEAN đang lúng túng trong việc tiêu thụ sản phẩm tương tự như các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như: gạo, cà phê, cao su,... Như vậy, hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng hoá của các nước ASEAN ngay trên thị trường Việt Nam trong khi hàng hoá nước ta ở vào thế yếu hơn ở nhiều mặt.

- Quan hệ mậu dịch giữa ASEAN và Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi cơ cấu đơn giản, cán cân thương mại giữa Việt Nam và ASEAN còn mất cân đối. Trong vòng 13 năm (1980 - 1993) tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN mới chiếm 26,2% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường ASEAN chiếm 41% giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy, cán cân thương mại của Việt Nam là nhập siêu.

- Các nước Châu Á vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. ASEAN hiện nay đang lộ dần sự giảm sút về khả năng cạnh tranh so với các nước Châu Á

láng giềng như: Trung Quốc, Ấn Độ,... và ASEAN đang phải chịu sự tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO cũng như áp lực cạnh tranh thương mại, đầu tư giữa các khối kinh tế, các nước và các khu vực kinh tế trên toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với các thách thức trong quá trình hợp tác kinh tế với các nước thành viên của ASEAN, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ trong những rủi ro và thách thức mà ASEAN gặp phải.

- Việc Việt Nam gia nhập AFTA cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam. Bởi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Cơ cấu kinh tế Việt Nam chậm chuyển đổi, đặc biệt là cơ cấu ngành nên đã hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp và các hình thức đa dạng hoá còn chậm. Do sự kết hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và doanh nghiệp vì những bỡ ngỡ ban đầu trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nên những khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện yêu cầu của CEPT/ AFTA là không tránh khỏi.

- Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hợp tác giao thông vận tải. Đó là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải về đường bộ, đường biển, đường sắt và hàng không của Việt Nam chưa đồng bộ, trình độ và kỹ thuật đàm phán đa biên vẫn là một khâu yếu của cán bộ, sự phối hợp giữa các cơ quan và các bộ phận còn nhiều hạn chế, thiếu thông tin kịp thời.

Một phần của tài liệu Kinh tế VN - ASEAN (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w