Góp phần phát triển kinh tế thương mại trên vành đai kinh tế Côn Minh Lào Cai Hà Nội Hải Phòng

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 96 - 104)

Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng

Lào Cai có vị trí địa kinh tế - chính trị đặc biệt trên tuyến hành lang Kinh tế Côn Minh- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng, đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả ASEAN với thị trường Vân Nam và Miền Tây - Trung Quốc trong CAFTA, nằm ở trung tâm của hành lang Bắc - Nam trong khu vực hợp tác các nước GMS. Nhận thức được vị trí, vai trị của mình trên tuyến hành lang kinh tế quan trọng này, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong tỉnh phát huy nội lực, tập trung xây dựng tỉnh Lào Cai nói chung và Khu KTCK Lào Cai nói riêng thành trung tâm thương mại, điểm trung chuyển hàng hoá, du lịch; là cầu nối đầu tư; đầu tàu cơng nghiệp, thuỷ điện và khai khống, luyện kim khu vực Tây Bắc; là cầu nối giao lưu văn hoá, y tế, giáo dục... của các tỉnh trên vành đai kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và của khu vực

Hiện tại, Lào Cai đang đóng vai trị là trung tâm thương mại và trung chuyển hàng hoá của các tỉnh trên hành lang kinh tế Công Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và các tỉnh khác bởi nơi đây hội đủ các điều kiện về giao thông (đường sắt, đường thuỷ, đường bộ) và khu liên hợp (Cửa khẩu quốc tế

Lào Cai, Khu Công nghiệp Đông Phố Mới, Cảng cạn ICD (Inland Container Depot) và Ga Đường sắt quốc tế Lào Cai, Khu Thương mại Kim Thành, Khu Công nghiệp Bắc Duyên Hải và khu hành chính cũ Lào Cai) tạo thành một một hệ thống các dịch vụ từ XNK đến gia cơng, chế biến, đóng gói, kho bãi, kiểm đếm, dịch vụ logistics, bốc xếp, vận tải uỷ thác, dịch vụ hậu cần, du lịch, vui chơi giải trí… phục vụ cho các hoạt động kinh tế - thương mại của các tỉnh dọc vành đai kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Với hệ thống dịch vụ thương mại phát triển tương đối đồng đều nói trên, hàng năm Cửa khẩu quốc tế Lào Cai đáp ứng nhu cầu thơng quan khoảng 4 triệu tấn hàng hố và 3 triệu lượt người XNC, tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu đạt trên 1 tỷ USD, giá trị hàng hố q cảnh có thể đạt 5 tỷ USD, kim ngạch XNK thương mại hàng năm tăng trên dưới 30%. Do đó, Lào Cai khơng những là đầu mối trung chuyển hàng hoá XNK của các địa phương nằm trong tuyến hành lang Cơn Minh- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng mà còn trở thành một trung tâm thương mại, đầu mối trung chuyển quá cảnh quan trọng bậc nhất giữa thị trường Tây Nam Trung Quốc sang thị trường ASEAN.

Với vai trò là cầu nối đầu tư: Lào Cai có các tiềm năng và lợi thế nổi

bật về thương mại, du lịch, công nghiệp... nên đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến năm 2008, Lào Cai có trên 39 dự án đầu tư FDI với tổng số vốn đầu tư cam kết trên 314,64 triệu USD, trong đó có các nhà đầu tư tiềm năng với nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ và phương thức quản lý hiện đại. Ngoài ra, trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng hàng năm đang duy trì các hội chợ thương mại quan trọng, có ảnh hưởng khá sâu rộng như: Hội chợ Thương mại quốc tế Côn Minh vào tháng 5; Hội chợ Thương mại quốc tế Hà Nội EXPO vào tháng 10 và Hội chợ Thương mại biên giới Việt - Trung được tổ chức luân phiên tại Lào Cai và Hà Khẩu vào tháng 12. Hàng năm thông

qua hội chợ và các hoạt động xúc tiến đầu tư bên lề, rất nhiều nhà đầu tư Trung Quốc và Việt Nam đã tìm được cơ hội đầu tư sâu hơn vào nội địa của nhau, đặc biệt là đầu tư nhiều dự án vào khu vực kinh tế năng động dọc hành lang kinh tế Côn Minh- Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Vai trò là điểm trung chuyển du lịch: Khu KTCK Lào Cai có trên dưới

20 cơng ty lữ hành đang khai thác các tuyến du lịch qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, hàng năm đưa đón khoảng 600,000 lượt khách qua lại với hơn 40 quốc tịch khác nhau. Đặc biệt, từ năm 2006 khi Lào Cai triển khai đơn giản hoá thủ tục XNC và áp dụng thẻ du lịch tạo thuận lợi cho khách du lịch khơng visa thì số lượng khách đến tham quan, du lịch ngày một tăng. Thế mạnh của Lào Cai là nằm trong khu vực có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng của hai nước Việt - Trung và thế giới như Hạ Long, Sa Pa, Thạch Lâm, Đại Lý... vì vậy, những năm gần đây ngoài các tuyến du lịch truyền thống trong nước mà điểm đến cuối cùng là Sa Pa, Bắc Hà, Lào Cai còn phát triển các tuyến du lịch quốc tế Việt - Trung, trong đó trọng điểm là tuyến du lịch đi qua các danh thắng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng như Hạ Long, Đồ Sơn, Hà Nội, Sa Pa, Hà Khẩu, Thạch Lâm, Cơn Minh, Đại Lý, Lệ Giang…Ngồi ra, tỉnh Lào Cai cịn phát triển hình thức du lịch mua sắm tại khu vực biên giới hai nước.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai khoảng 30 dự án du lịch sinh thái bằng nguồn vốn trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 800 tỷ đồng và 6 dự án đầu tư du lịch bằng nguồn vốn FDI với tổng vốn đầu tư hơn 25 triệu USD, do đó khai thác tốt các dịch vụ, cơ sở du lịch sẵn có, Lào Cai sẽ tận dụng tốt lợi thế so sánh để thu hút khách du lịch và trở thành một điểm trung chuyển du lịch quan trọng trên tuyến hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng.

Vai trị đầu tàu cơng nghiệp khai khống, luyện kim: do có nguồn tài

nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, trữ lượng lớn như apatite, đồng, sắt... cùng với chính sách ưu đãi đầu tư thơng thống nên Lào Cai đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến hợp tác, liên doanh đầu tư sản xuất. Hiện tại, trọng điểm phát triển công nghiệp Lào Cai là tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp nặng, chế biến khống sản, luyện kim tại Cụm công nghiệp Tằng Loỏng (2.000 ha). Tại cụm công nghiệp này hiện đang tập trung nhiều doanh nghiệp của Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực cùng hợp tác, liên doanh sản xuất. Hàng năm Lào Cai khai thác trên 5 triệu tấn quặng các loại, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc, Lào Cai còn trực tiếp sản xuất ra phốt pho vàng, phân lân, NPK, gang, thép, đồng, vàng, bạc, graphit, xi măng… và khoảng 300 MW điện từ thuỷ điện. Những hoạt động trên đã thực sự đưa Lào Cai trở thành một tâm điểm cơng nghiệp khai khống, luyện kim trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng.

Với vị trí, vai trị quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng, sự hình thành, phát triển Khu KTCK đã tạo điều kiện để tỉnh Lào Cai và các địa phương khác trong nước mở rộng thị trường XNK, giảm chi phí trung gian, do đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trao đổi, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch nền kinh tế của các tỉnh trên hành lang kinh tế từ tự cung, tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đẩy nhanh quá trình phân cơng lao động xã hội, tạo thêm những ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động không chỉ ở khu vực cửa khẩu mà ở nhiều vùng lân cận.

Những thành tựu nêu trên đã khẳng định chủ trương phát triển Khu KTCK Lào Cai là đúng đắn, thiết thực, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đã được thực tiễn chứng minh và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Chủ trương này đã khơi dậy và phát huy tiềm năng, lợi thế của một địa bàn có đặc thù là có các cửa khẩu. Đồng thời làm phong phú thêm tính đa dạng của các loại hình khu kinh tế như khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được xây dựng ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Các chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với Khu KTCK đã tạo cho Lào Cai một diện mạo mới. Công tác quy hoạch được chú trọng hơn, tỉnh Lào Cai đã có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ và công bằng xã hội, tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế động lực. Đặt sự phát triển của Lào Cai trong bối cảnh hội nhập quốc tế, hợp tác, liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng và cả nước. Khơng chỉ trong lĩnh vực kinh tế, Khu KTCK Lào Cai còn thúc đẩy sự phát triển xã hội, thị xã Lào Cai trước đây, từ một nơi hoang tàn đổ nát do chiến tranh tàn phá, nay đã sầm uất đông vui trở thành thành phố khang trang, hiện đại. Tại thành phố nói riêng, Lào Cai nói chung trật tự an toàn xã hội được giữ vững, y tế, văn hoá giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân, tệ nạn xã hội được kiểm soát, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Sự phát triển của Khu KTCK Lào Cai đã có những tác động lan toả rõ rệt và làm tăng vị thế của tỉnh. Từ chỗ là một địa phương vùng khó khăn, vùng biên giới, đến nay đã thu hút được nguồn nhân lực từ hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước đến kinh doanh theo các ưu đãi của cơ chế chính sách khu KTCK. Hàng hố XNK qua đây khơng chỉ là hàng hố của cư dân biên giới, tỉnh sở tại mà cịn là hàng hố trao đổi của hầu hết các địa phương trong

cả nước. Bên cạnh đó, việc hình thành Khu KTCK Lào Cai đã khơi dậy tiềm năng của địa phương, phát huy vị thế cầu nối với thị trường Tây Nam - Trung Quốc và vị thế trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Sự phát triển khu KTCK đã có những tác động tích cực đến cơng tác quản lý nhà nước: công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động tại khu KTCK đã có những thay đổi phù hợp với tình hình mới, bộ máy hành chính tại đây được sắp xếp, bố trí tinh gọn, hoạt động hiệu quả, cơng tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh theo hướng nhanh, gọn, thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhân dân tham gia sản xuất, kinh doanh, XNK, XNC... Q trình thực hiện đã góp phần nâng cao năng lực tổ chức, điều hồ phối hợp, phân cơng, phân cấp giữ các cơ quan Trung ương và địa phương, thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước trong khu vực phát triển.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Khu KTCK Lào Cai đã có những bước trưởng thành đáng kể so với trước đây về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với lĩnh vực giao lưu kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là vấn đề tổ chức phối hợp giữa các cơ quan chun mơn và chính quyền địa phương. Tỉnh Lào Cai đã chủ động tổ chức một số hoạt động đối ngoại với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc để phối hợp quản lý các vấn đề chung đặt ra trong khu vực cửa khẩu hai bên. Khu KTCK Lào Cai phát triển đã đẩy mạnh quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam nói riêng, hai nước Việt - Trung nói chung, đáp ứng lợi ích chính đáng về kinh tế - xã hội, đồng thời gắn bó chặt chẽ hơn tình hữu nghị truyền thống, lâu đời của hai dân tộc.

Khu KTCK Lào Cai phát triển đã đẩy nhanh q trình phát triển đơ thị vùng biên giới, góp phần làm tăng thêm tiềm lực kinh tế, quốc phòng tại

tuyến biên giới. Trao đổi thương mại qua Khu KTCK Lào Cai tạo điều kiện nâng cao đời sống nhân dân, nhân dân tại nơi đây có nhiều cơ hội tiếp xúc với kinh tế - thương mại, giao lưu quốc tế và được hưởng nhiều kết quả trực tiếp từ những cơ chế, chính sách ưu đãi. Do đó có sức thu hút dân cư từ địa bàn khác đến sinh sống, khơng cịn tình trạng di dân. Bên cạnh đó các lực lượng cơng an, hải quan, biên phòng tại khu KTCK được tăng cường lực lượng cũng như trang bị, vì vậy hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh - quốc phòng đã được nâng cao về nhiều mặt.

Đã hạn chế được các hoạt động buôn lậu, làm ăn phi pháp tại địa bàn khu KTCK. Ban Quản lý Khu KTCK Lào Cai là cơ quan đầu mối thực hiện việc theo dõi, tổng hợp báo cáo, tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, quản lý các hoạt động và thực hiện chính sách ưu đãi trong khu KTCK. Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành liên quan nên trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2008, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới giảm mạnh. Các lực lượng cơng an, hải quan, biên phịng, kiểm lâm, quản lý thị trường đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; đồng thời phối hợp chặt chẽ, điều tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời nên tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội nói chung và khu vực KTCK nói riêng được ổn định, chủ quyền quốc gia được giữ vững.

Nguyên nhân đạt được thành tựu

Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã quán triệt, vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn địa phương, phù hợp với yêu cầu hội nhập, giao lưu kinh tế biên giới với nước láng giềng, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân địa phương. Do đó, chủ trương này được cuộc sống chấp nhận và ngày càng phát huy tác dụng.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đánh giá đúng tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đã phát huy được bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm dám nghĩ, dám làm, chủ động, tích cực trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch, quy hoạch, bộ máy, cán bộ và tích cực tổ chức thực hiện cho nên Khu KTCK Lào Cai đã có bước phát triển đột phá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ; công nghiệp, xây dựng; nông, lâm nghiệp, tăng nguồn thu cho ngân sách cho tỉnh và đất nước.

Có sự phối hợp đồng bộ của các ngành chức năng trong quá trình tổ chức chỉ đạo thực hiện. Các ngành chức năng đã hướng dẫn, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện, nên các chủ trương, cơ chế, chính sách đã nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống và đã đạt được những kết quả tích cực.

Khu KTCK Lào Cai được áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi và cơ chế đầu tư trở lại để phát triển cơ sở hạ tầng nên đã thực sự là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế - thương mại phát triển.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển Khu KTCK Lào Cai còn một số hạn chế:

Chủ trương, cơ chế, chính sách chưa đáp ứng được địi hỏi của thực

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 96 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w