Quan tâm đúng mức cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động kinh tế thương mại giữa hai nước.

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 109 - 112)

nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động kinh tế - thương mại giữa hai nước.

Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng vật chất kỹ thuật có vai trị quan trọng đối với hoạt động kinh tế - thương mại ở tất cả các khu KTCK, không chỉ riêng tỉnh Lào Cai, vì các khu KTCK Việt - Trung thường có địa hình phức tạp, xa các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế của đất nước. Cho nên, phát triển cơ sở hạ tầng của các khu KTCK càng trở nên cấp thiết. Kinh nghiệm của Trung Quốc những năm qua là luôn chuẩn bị và xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu vực KTCK tốt hơn nước ta, do đó bạn ln tạo được thế chủ động trong kinh doanh biên giới, góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các tỉnh có cửa khẩu với Việt Nam. Trái lại, cơ sở hạ tầng ở Khu KTCK Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung hiện nay cịn lạc hậu và yếu kém, đang trong giai đoạn khởi đầu và chưa đồng bộ, trong khi đó yêu cầu thực tiễn phát triển khu KTCK đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải phát triển tồn diện cả về giao thơng vận tải, thông tin liên lạc và điện, nước... Thực tế lãnh đạo phát triển Khu KTCK Lào Cai trong thời gian qua đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng khu KTCK:

Trước hết, Trung ương và địa phương cần tiến hành quy hoạch chi tiết,

phân khu chức năng hợp lý trong khu KTCK bao gồm: Khu vực cửa khẩu quốc tế, khu cơng nghiệp, khu vui chơi giải trí, khu thương mại... nhằm thúc đẩy các hoạt động như XNK, tạm nhập tái xuất, dịch vụ quá cảnh hàng hoá, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, các chi nhánh đại diện, các cơng ty trong nước và nước ngồi, chợ cửa khẩu... nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, trong lĩnh vực giao thông vận tải: cần xây dựng quy hoạch

chi tiết và xác định thứ tự ưu tiên trên các tuyến trục đường chính dẫn tới các cửa khẩu. Tiến hành xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trục đường tại cửa khẩu và đi đến các cửa khẩu, các tuyến vành đai biên giới, các tụ điểm dân cư lớn, đồng thời xây dựng mới đường giao thông ở những nơi cần thiết. Tỉnh cần tham mưu, phối hợp với Trung ương để xây dựng các tuyến đường liên tỉnh như: Quốc lộ 70, đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội, tuyến sông Hồng, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng....

Thứ ba, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng bưu chính - viễn thơng và

các dịch vụ thông tin khác: cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tổng đài, mạng lưới thông tin ở các cửa khẩu, các khu du lịch, đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc trong nước và quốc tế ngày càng cao. Xây dựng các trung tâm thông tin kinh tế - thương mại, dịch vụ cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về thị trường trong nước, thị trường Trung Quốc và quốc tế. Hình thành và xây dựng các tổ chức hỗ trợ cho thương mại như: tư vấn thông tin thương mại, thị trường, pháp luật và kiến thức về thương mại, dịch vụ cho các nhà đầu tư. Đẩy mạnh cáp quang hố mạng viễn thơng từ Trung ương đến tỉnh, tăng cường sử dụng thông tin vệ tinh, mở rộng mạng lưới thông tin công

cộng quốc gia đến từng cửa khẩu, từng cụm xã biên giới để phục vụ cho các hoạt động của khu KTCK.

Thứ tư, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện, nước cho sản xuất, kinh

doanh của các doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Để thực hiện được điều này, ngoài nguồn điện lưới quốc gia, tỉnh Lào Cai đã có chính sách thu hút các nhà đầu tư và tập trung xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ nhằm khai thác tiềm năng về thủy điện của địa phương, tự túc được một phần điện năng, giảm bớt sự lệ thuộc vào mạng lưới điện quốc gia. Mặt khác, tỉnh còn đàm phán với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc để nhập khẩu điện đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của địa phương.

Thứ năm, quan tâm đầu tư trang thiết bị chuyên ngành hiện đại cho

các lực lượng như hải quan để tăng cường công tác quản lý và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan điện tử; biên phịng trong cơng tác quản lý XNC; kiểm dịch để phục vụ cho việc nghiên cứu, giám định chất lượng hàng hố...

Thứ sáu, có biện pháp để khai thác, huy động, khuyến khích đầu tư từ

nhiều nguồn khác nhau như: đầu tư của Nhà nước qua ngân sách tỉnh với tỷ lệ không dưới 50% tổng thu ngân sách tại khu KTCK; thu hút đầu từ từ các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; giảm giá thuê đất, miễn giảm thuế lợi tức cho các chủ đầu tư ở các ngành được ưu tiên, chủ đầu tư mới được ưu tiên chuyển lợi nhuận ra nước ngoài... để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ bảy, tăng cường quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng. Quản lý tốt

quá trình đầu tư nhằm tạo ra các cơng trình có chất lượng, hiệu quả, chống thất thốt trong xây dựng cơ bản.

Có thể nói, sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, sự tham gia góp sức của các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân trong

công tác đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và tồn diện chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy các hoạt động kinh tế - thương mại tại Khu KTCK Lào Cai phát triển.

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w