Đảng bộ tỉnh Lào Cai cụ thể hóa chủ trương, chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 38 - 54)

triển khu kinh tế cửa khẩu của Đảng và Nhà nước

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển khu kinh tế, KTCK; trên cơ sở nghiên

cứu, đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế của tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai khoá XII (2000) đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, xuyên suốt quá trình lãnh đạo phát triển Khu KTCK Lào Cai là: "Tăng cường công tác đối ngoại, đẩy mạnh hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tốt thị trường tỉnh Vân Nam và khu vực Tây Nam - Trung Quốc". [26, tr. 43].

Cụ thể hoá chủ trương trên, Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 02, ngày 23-3-2001 về “Tổ chức, quản lý khu vực KTCK Lào Cai” và xây dựng 7 chương trình cơng tác trọng tâm là: Chương trình nơng nghiệp - nơng thơn và ổn định đời sống nhân dân; Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển cơng nghiệp; Chương trình khai thác khu vực kinh tế cửa khẩu và chương trình du lịch; Chương trình phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học cơng nghệ, mơi trường và xã hội; Chương trình an ninh, quốc phịng và đối ngoại; Chương trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh có hiệu lực và thơng qua 27 đề án, trong đó có Đề án “Phát triển khu

KTCK giai đoạn 2001 - 2005 - 2010”, Đề án “An ninh - quốc phòng với nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại”. Mục tiêu của các đề án là nhằm xây

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp, xây dựng; nông, lâm nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hố phục vụ xuất khẩu, góp phần xố đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và củng cố an ninh - quốc phòng.

Chủ trương phát triển khu KTCK tiếp tục được Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII (2005) bổ sung, phát triển. Nghị quyết Đại hội khẳng định: “Năm năm tới, tiếp tục thực hiện nội dung của 7 chương trình cơng tác trọng tâm với 27 đề án, kế hoạch và nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XII đề ra, trên cơ sở điều chỉnh và bổ sung

cho phù hợp với tình hình mới” [27, tr.65]. Đại hội nhấn mạnh trong giai đoạn 2006 - 2010 cần:

Tập trung đầu tư, khai thác lợi thế vị trí “cầu nối " và điều kiện tự nhiên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ trên địa bàn, đưa khu KTCK thành vùng kinh tế động lực và du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng cường công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ từ tỉnh tới các trung tâm xã, phường, thị trấn; ưu tiên đầu tư xây dựng mạng lưới chợ tại các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, trung tâm đô thị nhằm thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, đáp ứng nhu cần tiêu dùng của nhân dân. Ưu tiên đầu tư, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại khu KTCK gồm: Trung tâm Thương mại, kho tàng, bến bãi, hệ thống giao thông, điện nước. Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ, như: tài chính, ngân hàng, dịch vụ, tư vấn pháp lý, vui chơi giải trí. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, dịch vụ và đầu tư, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. Thành lập “Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương

mại và du lịch” của tỉnh. Tiếp tục rà soát bổ sung, hồn thiện các cơ chế

chính sách, cải cách thủ tục hành chính nhằm mở rộng thị trường, thu hút đầu tư [27, tr.75-76].

Sau Đại hội, Tỉnh uỷ tiếp tục xây dựng, bổ sung, hồn thiện 7 chương trình cơng tác trọng tâm với 29 đề án, trong đó có Đề án “Mở rộng kinh tế đối

ngoại và hội nhập kinh tế giai đoạn 2006 - 2010”, nhằm từng bước xây dựng

Khu KTCK Lào Cai văn minh, hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giao lưu hàng hoá và phát triển du lịch; chủ động tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam; tiếp tục củng cố và duy trì quan hệ hợp tác với các nước, các vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, các tỉnh, thành phố trong cả nước để thu hút các nguồn

lực bên ngoài, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, liên tục trong những năm tiếp theo.

Sau 10 năm từ khi có Quyết định số 100/1998/QĐ-TTg về việc thí điểm một số cơ chế chính sách đối với Khu KTCK Lào Cai, với tinh thần chủ động, tích cực nghiên cứu, quán triệt, vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã cụ thể hoá các chủ trương trên bằng các văn kiện, nghị quyết chuyên đề, đề án và kế hoạch phát triển khu KTCK. Theo đó, Đảng bộ tỉnh đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp phát triển Khu KTCK Lào Cai là:

* Về quan điểm, Đảng bộ tỉnh khẳng định:

- Phát triển Khu KTCK Lào Cai là chủ trương chiến lược lâu dài, đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Đảng, Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quan điểm này đòi hỏi việc phát triển Khu KTCK Lào Cai trong nhiệm vụ phát triển chung vừa phải thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa có tác động tích cực tới sự phát triển xã hội. Đây cũng là cơ sở để nước ta thực hiện tính định hướng XHCN. Muốn làm được điều này, trong quá trình phát triển Khu KTCK Lào Cai, Đảng bộ tỉnh phải biết khai thác, phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh, đồng thời tận dụng tối đa thế mạnh của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, nhằm thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá của tỉnh cũng như của đất nước. Quá trình phát triển khu KTCK phải làm thay đổi bộ mặt xã hội, trước hết là của tỉnh Lào Cai như: nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần xố đói giảm nghèo; chống khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, huỷ hoại mơi trường sinh thái; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn trong khu vực KTCK.

Đề cao tính hiệu quả trong phát triển Khu KTCK Lào Cai không chỉ ngăn ngừa việc mở rộng tràn lan khơng có mục đích, trọng tâm rõ ràng, chạy theo lợi nhuận thuần tuý, cục bộ làm thiệt hại đến lợi ích chung mà còn phải kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội. Kinh tế phát triển đòi hỏi phải nâng trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ, đào tạo được nhiều cán bộ am hiểu kinh tế thị trường, thích ứng với nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó cần quan tâm và tạo mơi trường thuận lợi cho cộng đồng các dân tộc cư trú trên địa bàn thích nghi dần với cơ chế thị trường. Như vậy, phát triển kinh tế phải đi đôi với việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Phải có sự tham gia của tồn dân, của mọi thành phần kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành quản lý của Nhà nước

Do Khu KTCK Lào Cai có vị trí, vai trị quan trọng, nên việc phát triển của nó khơng chỉ là nhiệm vụ riêng của địa phương, của mỗi thành phần kinh tế mà đòi hỏi mọi thành phần kinh tế đều phải tham gia, mọi địa phương cùng góp sức. Sự phát triển của Khu KTCK Lào Cai nếu được tổ chức thực hiện một cách có kế hoạch, phát huy những kết quả tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh, sẽ góp phần đưa nền kinh tế của Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển theo đúng mục tiêu đã định. Điều này chỉ đạt được khi mơ hình kinh tế này được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành quản lý của Nhà nước.

Khu KTCK là mơ hình kinh tế cho phép huy động mọi tiềm năng, sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế. Thông qua chức năng của khu KTCK về phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương cần có chủ trương, cơ chế, chính sách thơng thống, phương thức quản lý thích hợp để khuyến khích được dân cư, các thành phần kinh tế tham gia một cách có kế hoạch, có tổ chức nhằm phát

huy được tiềm năng, thế mạnh của từng đối tượng. Đồng thời, có biện pháp ngăn chặn tình trạng tranh mua, tranh bán, đầu cơ, nâng giá, ép giá gây lũng đoạn thị trường để mưu lợi cá nhân, tạo môi trường cho gian lận thương mại phát triển gây mất trật tự an ninh xã hội. Đặc biệt, nhất thiết phải tạo cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư mạnh mẽ của nước ngồi vào khu KTCK.

- Phải đảm bảo giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp, tình hữu nghị lâu đời giữa Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời phải đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia

Đây là quan điểm cần được quán triệt xuyên suốt trong quá trình phát triển Khu KTCK Lào Cai. Xét về mục đích, phát triển Khu KTCK Lào Cai không chỉ nhằm khai thác những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, mà còn là cơ sở để phát triển quan hệ giao lưu kinh tế - văn hoá giữa khu vực dân cư hai tỉnh nói riêng, hai dân tộc Việt - Trung nói chung. Hơn nữa, từ trước đến nay không chỉ riêng nước ta mà các nước trên thế giới có đường biên giới chung cũng đều rất coi trọng vấn đề lựa chọn những hình thức hợp tác phù hợp để vừa thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa đảm bảo giữ gìn tình hữu nghị cũng như an ninh - quốc phòng biên giới. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy các cửa khẩu, đường biên giới quốc gia thường là những nơi phức tạp cả trong thời bình và thời chiến. Trong thời bình, nhiều khu vực cửa khẩu thường là nơi bọn tội phạm, buôn lậu lợi dụng để ẩn náu, là trạm trung chuyển hoạt động phạm pháp nội địa và xuyên quốc gia cho nên phải được quản lý chặt chẽ. Trong thời chiến, tính chất phức tạp về chủ quyền an ninh quốc gia tại các cửa khẩu, đường biên giới cịn ở mức cao hơn. Thực tế cũng cho thấy, khơng phải bất cứ khu vực cửa khẩu biên giới nào cũng có thể phát triển thành khu KTCK. Vì vậy, các cửa khẩu, đường biên giới thường nằm trong quy hoạch về quốc phòng - an ninh trong chiến lược phòng thủ chung của một quốc gia. Cho nên, phát triển khu KTCK khơng phải chỉ coi

trọng khía cạnh kinh tế thuần t mà phải quan tâm đúng mức tới an ninh - quốc phòng vùng biên giới Lào Cai và chủ quyền quốc gia. Việc xây dựng khu KTCK cần căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa chính trị - kinh tế của Lào Cai, căn cứ vào việc xây dựng, củng cố an ninh - quốc phịng trong mọi tình huống nhằm tạo ra mơi trường trật tự, an tồn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và dân cư sinh sống trên địa bàn.

- Phải theo hướng tự do hoá phù hợp với các cam kết khu vực và lộ trình hội nhập của đất nước

Những Hiệp định thương mại tự do quốc tế và khu vực mà chúng ta cam kết thực hiện đã quy định rõ hướng đi này cho thương mại nước ta nói chung, thương mại của tỉnh Lào Cai nói riêng. Tự do hố tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội song cũng có khơng ít thách thức đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo và có những bước đi, cách làm thận trọng để tận dụng cơ hội, hạn chế thách thức đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Thời gian thực hiện các cam kết càng đến gần, sức ép mở cửa thị trường nội địa càng tăng. Điều đó liên quan trước hết đến những Hiệp định lớn nước ta đã ký kết như: Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/ AFTA), Chương trình Thu hoạch sớm để thực hiện trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (EHP/ ACFTA), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và cam kết theo WTO. Tuy nhiên, ở đây có vấn đề hiệu ứng của quan hệ nhân quả, có đi có lại, các đối tác của nhau sẽ cùng cắt giảm thuế quan trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi theo hướng đẩy nhanh tiến trình tự do hố thương mại.

Khu KTCK Lào Cai nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phịng, có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của hành lang kinh tế này, cho nên nó cũng có quan hệ hữu cơ, là bộ phận không thể tách rời trong hoạt động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc và

WTO. Vì vậy, phát triển Khu KTCK Lào Cai phải theo hướng tự do hoá phù hợp với cam kết khu vực, lộ trình hội nhập của đất nước một cách nghiêm túc, qua đó góp phần mở rộng khả năng thâm nhập thị trường thế giới, thị trường truyền thống và thị trường mới cho tỉnh, cho đất nước.

* Mục tiêu, phương hướng phát triển khu KTCK:

Mục tiêu phát triển khu KTCK Lào Cai là: khai thác lợi thế của khu

vực cửa khẩu biên giới trên đất liền, xây dựng khu KTCK trở thành vùng kinh tế động lực, có chính sách, cơ chế thuận lợi để thúc đẩy hoạt động XNK, dịch vụ, du lịch giữa Việt Nam với thị trường Tây Nam - Trung Quốc.

Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước đến sản xuất, kinh doanh, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai.

Tăng cường an ninh biên giới, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Tăng cường quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế, thương mại, dịch vụ Việt - Trung, góp phần thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và hợp tác các nước GMS.

Đẩy mạnh giao lưu kinh tế, xúc tiến thương mại, thường xuyên tổ chức hội chợ triển lãm, trao đổi đoàn, giới thiệu cho nhau những đối tác kinh doanh có thực lực, có uy tín để các doanh nghiệp lựa chọn trao đổi buôn bán, tăng kim ngạch XNK hàng năm từ 25 - 27%, phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch XNK 1 tỷ USD. Tăng nguồn thu ngân sách từ khu KTCK hàng năm từ 20 - 22%, phấn đấu đến năm 2010 đạt số thu ngân sách 800 - 850 tỷ đồng [1, tr. 32].

Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ tỉnh đã đề ra phương hướng cơ bản sau:

Tiếp tục đầu tư các hạng mục theo quy hoạch đã ban hành. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tăng cường quan hệ hợp tác đầu tư, liên doanh với Trung Quốc để mở rộng thị trường xuất khẩu sang chính Trung Quốc và nước thứ ba.

Hồn thiện mơi trường quản lý thơng thoáng hiệu quả tại cửa khẩu. Thực hiện cơ chế “một cửa” đối với hoạt động đầu tư vào khu KTCK, quản lý tốt trật tự xã hội và an ninh biên giới. Hồn thiện trình tự thủ tục quản lý

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w