Kế thừa, phát huy có chọn lọc những kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu của các địa phương trong nước, các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 114 - 119)

kinh tế cửa khẩu của các địa phương trong nước, các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trên thế giới cũng như khu vực châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc, mơ hình khu kinh tế, khu KTCK đã được áp dụng từ lâu và đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội rõ rệt cho các địa phương có khu KTCK. Ở Việt Nam mơ hình khu kinh tế, khu KTCK mới được áp dụng nên còn hết sức mới mẻ. Năm 1996, Chính phủ thành lập Khu KTCK Móng Cái, Lạng Sơn... và cho phép áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách ưu đãi. Khu KTCK Lào Cai được thành lập năm 1998. Sau ba năm thực hiện các chính sách thí điểm, năm 2001 Chính phủ ban hành Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19-4-2001 về chính sách đối với khu KTCK biên giới, từ đó đến nay, mơ hình khu KTCK mới được áp dụng các cơ chế chính sách và chính thức đi vào hoạt động. Đối với tỉnh Lào Cai việc vận dụng kinh nghiệm lãnh đạo phát triển khu kinh tế, khu KTCK của các địa phương trong và ngoài nước là hết sức cần thiết nhằm phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của mơ hình kinh tế này. Qua nghiên cứu các mơ hình khu KTCK của các địa phương trong nước như Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh, Đồng Đăng, Hữu Nghị (Lạng Sơn) và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, đặc biệt là Trung Quốc cho thấy, sự thành công của mơ hình khu KTCK đều

có điểm chung là: Đảng bộ tỉnh phải ln nhạy bén, đón trước xu thế phát triển kinh tế, xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế để từ đó có những bước đi, cách làm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Trong suốt quá trình xây dưng, phát triển khu KTCK cần phải đặt lợi ích lâu dài, tổng thể lên lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ có lợi cho địa phương nhưng thiệt hại cho nền kinh tế. Cơ chế, chính sách cho khu KTCK phải đảm bảo tính linh hoạt, nhất qn, thơng thống, đặc biệt là các chính sách về thương mại, đầu tư, đất đai, thuế quan để khai thác tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế - thương mại, du lịch, địch vụ. Quan tâm đúng mức cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động kinh tế - thương mại giữa hai bên. Đảm bảo an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia... Trên cơ sở kinh nghiệm của địa phương trong nước và các nước trong khu vực, Đảng bộ đã chú ý lựa chọn, kế thừa những kinh nghiệm của các mơ hình kinh tế đã được thực tế kiểm nghiệm đạt kết quả cao để vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, phát huy được tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.

Những kinh nghiệm quý báu của các địa phương trong nước và các nước trong khu vực đã giúp cho Lào Cai nhanh chóng tìm được hướng đi, cách làm phù hợp, phát huy được tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội.

* * *

Sau gần 10 năm phát triển, Khu KTCK Lào Cai đã tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, thúc đẩy trao đổi thương mại, du lịch, phát triển ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế do đó kích thích tăng

trưởng kinh tế theo hướng bền vững. Mặt khác, tạo điều kiện thu hút dân cư từ các nơi khác đến làm ăn sinh sống tạo thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, hình thành các đơ thị khang trang, hiện đại, phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy giao lưu văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh - quốc phịng khu vực biên giới, thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, có vị trí địa kinh tế - chính trị, là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả ASEAN với thị trường Vân Nam và miền Tây Trung Quốc. Vai trị, vị trí của Lào Cai càng trở lên quan trọng

khi Chính phủ hai nước Việt Nam - Trung Quốc thống nhất hợp tác thực hiện chiến lược “Hai hành lang một vành đai”. Xây dựng Khu KTCK và Cửa khẩu quốc tế Lào Cai ngày càng văn minh, hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, XNK hàng hóa, vận tải quá cảnh của Trung Quốc, Việt Nam và ASEAN là chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương, của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của khu KTCK trong q trình phát triển kinh tế - thương mại với Trung Quốc nói riêng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, trên cơ sở đánh giá đúng thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và lợi thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển khu kinh tế, KTCK vào thực tiễn địa phương để đề ra chủ trương, chính sách, chương trình, đề án, mục tiêu, giải pháp với thực tiễn địa phương, phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế trong việc tham gia xây dựng và phát triển khu KTCK Lào Cai. Trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Đảng bộ tỉnh đã luôn bám sát thực tiễn, phối hợp cùng với các ngành hữu quan, các doanh nghiệp và tồn thể nhân dân trong tỉnh khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để hồn thành tốt các mục tiêu đã đề ra.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai, Khu KTCK đã phát triển nhanh chóng, đã phát huy được tiềm năng và lợi thế của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa Lào Cai từ một tỉnh nghèo nhất miền núi phía Bắc trở thành tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh từ 8% đến 13%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng ngày càng khang trang,

hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, vấn đề y tế, giáo dục, khoa học công nghệ được quan tâm đầu tư phát triển. Ngoài ra, sự phát triển của khu KTCK Lào Cai còn thúc đẩy hoạt động đối ngoại, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ vững trật tự an tồn xã hội nơi biên giới và có tác động lan tỏa tới các tỉnh trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Mặt khác, qua gần 10 năm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển khu KTCK cũng đã để lại cho Đảng bộ tỉnh nhiều kinh nghiệm quý báu để tiếp tục đưa Khu KTCK Lào Cai thực sự là mũi nhọn, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

Mặc dù Khu KTCK Lào Cai có tốc độ phát triển nhanh và có tác động tích cực đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, song bên cạnh đó cũng cịn nhiều vấn đề đặt ra như tốc độ phát triển không đồng đều, cơ chế, chính sách chưa ổn định, bộ máy quản lý nhà nước tại khu KTCK chưa hoàn thiện, năng lực đội ngũ càn bộ làm việc tại khu KTCK cịn hạn chế… Vì vậy, trong thời gian tới Đảng bộ tỉnh cần phải tiếp tục nghiên cứu, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp để tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế để đưa khu KTCK Lào Cai phát triển nhanh và bền vững.

Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo phát triển khu KTCK là một đề tài rộng, mới và khó. Trong phạm vi luận văn này, tác giả chủ yếu trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Lào Cai vận dụng quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển khu kinh tế, KTCK để lãnh đạo phát triển Khu KTCK Lào Cai từ năm 2001 đến năm 2008. Đặc biệt trình bày quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, chỉ rõ những thành tựu đã đạt được, nguyên

nhân và hạn chế cịn tồn tại. Trên cơ sở đó bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo phát triển khu KTCK của Đảng bộ tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo phát triển Khu KTCK Lào Cai từ năm 2001 đến năm 2008 đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu và mở rộng. Song do thời gian và khả năng nghiên cứu của tác giả nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý, bổ sung của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w