năng lực để đáp ứng yêu cầu phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Lào Cai là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế so với các tỉnh và thành phố khác, nhưng để tiềm năng, lợi thế trở thành thế mạnh, phát huy tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển thì phải xây dựng, đào tạo được một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, ngoại thương, ngoại ngữ, tin học, marketing giỏi. Đội ngũ đó phải thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành hải quan, công an, cán bộ XNK, bộ đội biên phòng, quản lý thị trường...
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và khu KTCK nói riêng, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, Đảng bộ tỉnh đã tập trung chỉ đạo và tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực chất nguồn nhân lực, trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý khu KTCK của tỉnh, từ đó quy hoạch và xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ chun mơn vững, biểu biết pháp luật và các tập quán, thơng lệ quốc tế, có phẩm chất đạo đức, chính trị tư tưởng vững vàng, đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tăng cường đầu tư để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí của tỉnh, đa dạng hố các hình thức đào tạo, thực hiện xã hội hoá giáo dục và đào tạo. Hỗ trợ về cơ sở vật chất, nguồn kinh phí để đào tạo đội ngũ cán bộ thương mại cho tỉnh dưới nhiều hình thức như mở các lớp đào tạo trên địa bàn, tổ chức các khoá đào tạo, dành các suất học bổng
cho cán bộ chủ chốt của ngành tu nghiệp ở nước ngoài. Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc), tin học, giỏi nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, thành lập bộ phận nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời những thay đổi về chính sách quản lý XNK, các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan của cả hai nước cũng như những biến động về nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch phát triển Khu KTCK Lào Cai phù hợp, có hiệu quả.
Ngồi ra, Đảng bộ tỉnh cịn đổi mới trong công tác đánh giá, quy hoạch, tuyển dụng, điều động, luân chuyển cán bộ theo phương châm là sử dụng thật tốt, sử dụng có hiệu quả lực lượng cán bộ hiện có, kết hợp mặt mạnh, bổ trợ mặt yếu, làm cho chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có ngày càng nâng lên. Chú ý đào tạo, lựa chọn, đề bạt cán bộ trẻ, có trình độ, có bản lĩnh, chịu khó học hỏi, năng động, mạnh dạn giao nhiệm vụ cho họ để thử thách; tiến hành quản lý chặt chẽ, tạo điều kiện để họ phấn đấu vươn lên, đồng thời cũng kiên quyết loại bỏ khỏi đội ngũ những cán bộ không đủ năng lực, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, những cán bộ đã thối hố biến chất khơng được quần chúng tín nhiệm. Quan tâm đến lợi ích vật chất, tinh thần của cán bộ để họ yêu tâm cơng tác, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Song song với việc đào tạo mới, tỉnh còn xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý khu KTCK ở các cấp độ khác nhau để có những cán bộ am hiểu thương mại, giỏi đàm phán trong tiếp xúc, trao đổi giữa các đồn đại biểu chính quyền và doanh nghiệp hai bên để học hỏi kinh nghiệm, hợp tác đầu tư, tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại... Chú trọng giáo dục bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phối hợp đào tạo cán bộ quản lý chuyên ngành hải quan, công an, biên phòng, kiểm dịch… phù hợp với những địi hỏi, u cầu cơng tác quản lý cửa khẩu và phong cách tư duy
thương mại hiện đại. Chủ động, tích cực trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học chuyên đề trong tỉnh, trong nước và quốc tế, đặc biệt là ở Trung Quốc để áp dụng các hình thức trao đổi thương mại hiện đại như thương mại điện tử...
Qua thực tiễn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tại Khu KTCK Lào Cai cho thấy cán bộ nói riêng và nguồn nhân lực nói chung là nhân tố cơ bản, quyết định đến quá trình phát triển của khu KTCK.