Chủ trương phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 27 - 38)

TRÌNH VẬN DỤNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LÀO CAI

1.2.1. Chủ trương phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Đảng vàNhà nước Nhà nước

* Mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế

Trong những thập kỷ gần đây, tồn cầu hố và khu vực hố trở thành xu hướng nổi bật trong đời sống quốc tế. Xu hướng này phản ánh bản chất của nền kinh tế thị trường đòi hỏi độ mở cửa, hội nhập ngày càng cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, chủng tộc, tôn giáo và gần đây khơng phân biệt giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Bước sang thế kỷ XXI, các nước đều có sự đổi mới tư duy về lợi ích dân tộc, quan hệ quốc tế, an ninh và phát triển của quốc gia, nhận thức vai trị, vị trí của kinh tế trong việc xác lập vị thế của các quốc gia, dân tộc. Tiềm lực và sự phát triển kinh tế của các quốc gia có vai trị quan trọng trong việc giữ vững nền độc lập dân tộc và ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của mỗi nước trong cộng đồng quốc tế. Các nước đều coi chiến lược mở cửa với bên ngoài là một trong những động lực chủ yếu để phát triển kinh tế, cho nên nhu cầu liên kết, hợp tác để phát triển ngày càng gia tăng. Thực tế cho thấy, các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua.

Đối với Việt Nam, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung quan trọng trong chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đó là một mũi nhọn thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đánh dấu mốc phát triển

mới trong đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình thế giới và trong nước, Đại hội IX đã đề ra chủ trương:

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế... Mở rộng quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ, khơng can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết bất đồng, tranh chấp trên cơ sở thương lượng hồ bình...[31, tr.42].

Với chủ trương nêu trên, Đại hội IX cũng lần đầu tiên đưa ra quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình tiến hành đổi mới, hội nhập, mở rộng quan hệ đối ngoại.

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường. Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng...[31, tr.43].

Tuy nhiên, độc lập tự chủ khơng có nghĩa là đóng cửa, khép kín, bài ngoại mà là chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế, khơng phụ thuộc vào sức ép bên ngồi. Đại hội khẳng định:

...Trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành cơng nghiệp nặng then chốt; có

năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn định kinh tế - tài chính vĩ mơ; bảo đảm an ninh lương thực, an tồn năng lượng, tài chính, mơi trường…[31, tr.91-92].

Nhận thức đầy đủ “thế’’ và “lực’’ của đất nước sau 15 năm đổi mới, Đại hội IX đã đề phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển’’ [31, tr.42].

Nhằm cụ thể hoá và đẩy mạnh hơn nữa chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở khẳng định những thành tựu quan trọng trong mở rộng quan hệ đối ngoại, đồng thời kiểm điểm những mặt yếu kém của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết Bộ Chính trị đã tập trung làm rõ hơn mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung, nhiệm vụ cụ thể của hội nhập kinh tế quốc tế.

Về Mục tiêu của hội nhập, Nghị quyết chỉ rõ: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hướng XHCN, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết yêu cầu quán triệt chủ trương đã được xác định tại Đại hội IX về chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Đồng thời nhấn mạnh hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của tồn dân; trong q trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của tồn xã hội, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa khơng ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khơn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tuỳ theo đối tượng, vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể; vừa phải đề phịng tư tưởng trì

trệ, thụ động, vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nơn nóng. Từ đó, Nghị quyết yêu cầu phải nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta để đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà nước ta tham gia; chú ý kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phịng, thơng qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế của các Đại hội trước, đồng thời bổ sung và phát triển thêm nội dung mới:

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất. Cụ thể là: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước...; thực hiện cam kết với các nước về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác; chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác tồn diện và có hiệu quả với ASEAN, các nước châu Á - Thái Bình Dương; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược; khai thác có hiệu quả các cơ hội và vượt qua những thách thức, rủi ro khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) [32, tr.40].

Đại hội X tiếp tục bổ sung và phát triển phương châm của Đại hội IX thành "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" [32, tr.38]. Với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng và Nhà nước, tháng 1-2007 Việt Nam trở thành

thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Đảng đã ra Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 5-2-2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Trong đó nhấn mạnh việc đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp; bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập.

Có thể nói, những chủ trương, đường lối của Đảng về mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tháng 4-2001, Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 27-11-2001 của Bộ Chính trị, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tháng 4-2006 và Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 5-2-2007 của Ban Chấp hành Trung ương là cơ sở, nền tảng để Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương cụ thể hoá bằng các chiến lược phát triển kinh tế (Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010; Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010; Chiến lược phát triển các khu KTCK Việt Nam đến năm 2020..) và xây dựng các mơ hình kinh tế (Khu cơng nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, khu KTCK...) phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

* Phát triển khu KTCK

Mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới là đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài của Đảng và Nhà nước ta, trong đó đặc biệt chú ý đến

mối quan hệ với các nước láng giềng và khu vực. Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia là những nước láng giềng có quan hệ lịch sử lâu đời. Sự phát triển các mối quan hệ mà trước hết là quan hệ kinh tế có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của mỗi nước. Thực tế những năm qua, quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước láng giềng tuy đã đạt được nhiều thành tựu tích cực, nhưng cũng tồn tại khơng ít những mặt hạn chế cần được khắc phục, củng cố. Hơn nữa, kết quả của mối quan hệ kinh tế đã đạt được trong thời gian vừa qua là chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và tiềm năng của mỗi nước. Để củng cố, tăng cường và phát triển hơn nữa mối quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước láng giềng, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng các mơ hình khu kinh tế, trong đó có khu KTCK, xác định các quan điểm, mục tiêu, phương hướng và các giải pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển của các khu KTCK:

Về quan điểm phát triển khu KTCK, Đảng ta khẳng định:

Thứ nhất, phải gắn liền với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ

chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước láng giềng. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các khu KTCK;

Thứ hai, phát triển KTCK, khu KTCK trong chiến lược và kế hoạch dài

hạn, theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia;

Thứ ba, lấy hiệu quả kinh tế, chính trị làm tiêu chí quan trọng, tính tốn

đầy đủ ảnh hưởng của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Các bên tham gia đều được hưởng lợi từ KTCK và khu KTCK;

Thứ tư, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KTCK, khu KTCK với phát triển

nguồn nhân lực, đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch các cơng trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư...);

Thứ năm, phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu đảm bảo

an ninh - quốc phòng.

Quán triệt các quan điểm trên, Đảng và Nhà nước đã đề ra mục tiêu và phương hướng phát triển khu KTCK:

Mục tiêu tổng quát là: Xây dựng các khu KTCK trên các khu vực biên

giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới. Xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng, mơ hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 khu KTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch XNK hàng hoá và dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD;

Phát triển kinh tế tại khu KTCK trên cơ sở khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong cả nước đầu tư kinh doanh; qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp;

Nâng cao đời sống nhân dân tại các khu KTCK và các khu vực kề cận, góp phần nâng cao dân trí đồng bào vùng biên thơng qua việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển giao lưu kinh tế qua các khu KTCK;

Thực hiện chiến lược gắn giữ vững an ninh - quốc phịng, trật tự an tồn xã hội, chủ quyền quốc gia với việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và trình độ dân trí của nhân dân nhằm tạo thêm thế vững mạnh về an ninh -quốc phịng trên tuyến biên giới nói chung và trên địa bàn các cửa khẩu nói riêng;

Thực hiện tốt hơn việc điều hoà, phối hợp về quản lý Nhà nước đối với khu KTCK; nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước tại địa bàn;

Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu, xây dựng đề án và thành lập thêm các

khu KTCK theo các bước đi và điều kiện phát triển cụ thể, đáp ứng các điều kiện thành lập khu KTCK; tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu KTCK đã được thành lập;

Đẩy mạnh phát triển thương mại, XNK, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hố q cảnh, sản xuất cơng nghiệp, du lịch, dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch XNK đạt 13,5 - 14 tỷ USD với tốc độ tăng 30,7 - 31% trong đó kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu đạt 5,7 - 6 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,7 - 8 tỷ USD. Đón khoảng 2,9 - 3 triệu lượt khách du lịch từ các nước vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước láng giềng qua các khu KTCK, trong đó khách từ Việt Nam đi các nước láng giềng khoảng 1,2 - 1,3 triệu lượt và 1,7 - 1,8 triệu lượt khách từ các nước vào Việt Nam qua khu KTCK [44, tr.92].

Phương hướng để thực hiện các mục tiêu trên là: Phát triển các khu KTCK trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng trung du và miền núi phía Bắc, đầu mối của hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh, Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam và Hà Nội - Móng Cái - Phịng Thành;

Một phần của tài liệu Ths- Lich Su Dang=Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạophát triển khu kinh tế cửa khẩu từ năm 2011 đến năm 2018 (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w