* Góp phần phát triển thương mại, du lịch và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh
Giai đoạn 1991 - 1998 tổng kim ngạch XNK bình quân qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai mới chỉ đạt 40,91 triệu USD, cao nhất là năm 1998 đạt 68,67 triệu USD. Sau khi Khu KTCK Lào Cai được thành lập, Đảng bộ tỉnh đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện Chương trình Khai thác khu vực kinh tế cửa khẩu và chương trình du lịch; Đề án “Phát triển Khu KTCK Lào Cai giai đoạn 2001-
2005-2010”; Đề án “Mở rộng hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2006 - 2010”. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, hoạt động kinh tế
- thương mại đã có bước phát triển vượt bậc và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Kim ngạch XNK năm 2007 đạt 723,01 triệu USD, tăng 289% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2007 là 20,18%/năm. Năm 2008 giá trị XNK hàng hố có xu hướng giảm xuống, tổng kim ngạch XNK chỉ đạt trên 438,63 triệu USD, giảm 39,4% so với năm 2007, nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, do thiên tai, hệ thống giao thơng xuống
cấp, sự thay đổi chính sách biên mậu của hai nước ...Tuy nhiên, trong cả giai đoạn 2001-2008 kim ngạch XNK của Lào Cai liên tục tăng với tốc độ tương đối cao. Nếu năm 2001, tổng kim ngạch XNK mới chỉ đạt 209,9 triệu USD thì đến năm 2007 là 723,01 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với năm 2001, năm 2008 kim ngạch XNK có giảm xuống 438,63 triệu USD song so với năm 2001 vẫn tăng gấp 2,09 lần. Điều này cho thấy, Khu KTCK Lào Cai ngày càng phát huy vai trò cầu nối trong giao lưu thương mại giữa hai tỉnh, hai nước Việt - Trung.
Bảng 2.1. Kim ngạch XNK qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai giai đoạn 2001 -2008
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Kim ngạch XNK 209,9 254,6 279,27 350,9 430,1 476,86 723,01 438,63 Kim ngạch XK 81,6 55,8 73,55 78,10 138,3 144,51 159,83 128,63 Kim ngạch NK 128,3 198,8 205,72 272,8 291,8 332,35 563,18 310 Nguồn: [5, tr.4].
Hoạt động xuất nhập cảnh và du lịch cũng có nhiều khởi sắc: hàng
năm, Cửa khẩu quốc tế Lào Cai có khoảng hơn 1,118,750 lượt người, trên 42,575 lượt xe ôtô và 1,091,000 đôi tàu liên vận XNC. Người xuất nhập cảnh qua đây chủ yếu là dân cư biên giới qua lại buôn bán và khách du lịch. Năm 2001, số người XNC qua biên giới là 1,044,000 lượt người, năm 2007 là 1,310,000 lượt người, tăng 25,4% so với năm 2001, tăng bình quân giai đoạn 5,9%, năm 2008 số người XNC có xu hướng giảm xuống, tổng số người XNC chỉ đạt trên 986,000 lượt người, giảm 32,8% so với năm 2007. Tuy nhiên số khách du lịch đến địa bàn cũng không ngừng tăng lên, năm 2001 là 212,000 lượt người, năm 2008 tăng lên 774,000 lượt người (gấp 3,6 lần), doanh thu từ du lịch tăng từ 28 tỷ đồng năm 2001 lên 477 tỷ đồng năm 2008 (gấp 17 lần). Phương tiện XNC cũng tăng hàng năm, đặc biệt tăng nhanh trong năm 2006, 2007 sau
khi hai tỉnh Lào Cai, Vân Nam thống nhất và cho phép phương tiện ô tô của hai nước vận chuyển hành khách, hàng hoá đi sâu vào nội địa. Năm 2006 là 41,900 lượt chuyến, năm 2007 là 110,000 lượt, gấp 7,7 lần so với năm 2001. Phương tiện tàu hoả tăng từ 931,000 lượt năm 2001 lên 1,079,000 lượt năm 2007.
(Xem Bảng 2.2)
Bảng 2.2: Kết quả XNC - Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 - 2008 Số lượng Năm Xuất nhập cảnh người Xuất nhập cảnh phương tiện ô tô Xuất nhập cảnh phương
tiện tàu hoả
Thu hút khách du lịch đến địa bàn Doanh thu từ du lịch
Nghìn lượt Nghìn lượt Nghìn lượt Lượt người Tỷ đồng
2001 1,044 14,3 931 212,000 28 2002 1,249 17,5 1,056 281,000 37 2003 1,036 26,9 1,234 517,514 73 2004 961 54,0 1,166 480,399 88,7 2005 994 31,3 1,236 500,200 176 2006 1,370 41,9 1,228 609,913 224 2007 1,310 110,0 1,079 709,749 340 2008 986 44,7 801 774,000 477 Nguồn: [5, tr.4 ].
Thu ngân sách trên địa bàn khu KTCK tăng mạnh qua các năm, nếu như giai đoạn 1998 - 2000, khi Chính phủ mới thành lập và cho phép áp dụng thí điểm các chính sách ưu đãi đối với Khu KTCK Lào Cai thì tổng thu ngân sách cao nhất năm 2000 mới đạt 120,750 tỷ đồng. Từ năm 2001 trở đi, khu KTCK chính thức đi vào hoạt động thì tổng số thu ngân sách trên địa bàn không ngừng năng lên: Năm 2001 là 184,255 tỷ đồng, năm 2007 số thu đạt 706,622 tỷ đồng, năm 2008 đạt 470,637 tỷ đồng giảm 33% so với năm 2007. Tuy nhiên trong cả giai đoạn 2001 - 2008 số thu ngân sách trên địa bàn khu KTCK vẫn liên tục tăng ở mức cao và có đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.
giai đoạn 2001-2008 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ Tiêu Năm Tổng số Thuế xuất nhập khẩu Thuế VAT hàng nhập khẩu 2001 184,255 102,065 82,190 2002 263,187 153,029 110,158 2003 234,400 115,000 119,300 2004 227,700 91,700 136,000 2005 162,716 119,106 143,700 2006 269,834 101,753 168,081 2007 706,622 338,778 367,844 2008 470,637 237,873 232,764 Nguồn: [23, tr.39].
* Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Năm 1991, cơ cấu kinh tế ngành
của tỉnh Lào Cai được xác định là: Nông, lâm nghiệp 61%; công nghiệp, xây dựng 16%; thương mại, dịch vụ 23%.
Sau khi Cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà khẩu được mở cửa, thơng thương thì khu vực này đã trở thành nơi bn bán sầm uất, từ đó các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, xây dựng cũng phát triển nhanh chóng. Năm 1998, lãnh đạo cấp cao hai nước Việt - Trung thực hiện chủ trương xây dựng "Hai hành lang, một vành đai", trong đó có hành lang kinh tế Cơn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế này phát triển đã mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của cả hai nước, Cửa khẩu quốc tế Lào Cai và Khu KTCK trở thành trung tâm bn bán, điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng. Nhận thức rõ tiềm năng của thị trường Tây Nam - Trung Quốc, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã lãnh đạo và triển khai thực hiện Chương trình nơng nghiệp, nơng thơn và ổn định đời sống nhân dân, trọng tâm là Đề án “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu”. Vì vậy, cơ cấu ngành kinh tế của Lào Cai có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỷ trọng trong các ngành thương mại, du lịch, công nghiệp, xây dựng liên tục tăng lên, tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp giảm dần.
Bảng 2.4: Cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh Lào Cai thời kỳ 2000 - 2008
Đơn vị tính: %
Năm Cơng nghiệp, xây dựng Nơng, lâm, ngư nghiệp Dịch vụ
2000 21,08 45,83 33,09 2001 20,19 43,64 36,17 2002 21,6 40,91 37,49 2003 24,04 36,74 39,22 2004 24,81 35,64 39,55 2005 25,66 35,66 38,68 2006 27,7 33,6 38,7 2007 29,5 31,4 39,1 2008 30,7 28,4 40,9 Nguồn: [23, tr.33].
Bảng 2.4 cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Lào Cai theo hướng ngày càng hợp lý, tiến bộ, cụ thể:
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phát triển tương đối toàn diện.
Cơ cấu kinh tế nơng nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hố, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 72,9% năm 2001 xuống còn 62,0% năm 2008. Ngành lâm nghiệp đã chuyển hướng từ chỗ chủ yếu khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ, tu bổ và trồng rừng. Độ che phủ rừng tăng từ 32,2% năm 2000 lên 48% năm 2008. Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng đa dạng hố ngành nghề, tăng tỷ trọng của cơng nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Các làng nghề bước đầu được khôi phục, cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là đường giao thông, thuỷ lợi, trường học, chợ được chú ý đầu tư.
Sản xuất công nghiệp phát triển đúng hướng, bước đầu sử dụng có
hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về khai thác, chế biến khoáng sản, đầu tư phát triển thuỷ điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản. Cơ cấu sản xuất công nghiệp chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Các ngành dịch vụ có bước chuyển biến tích cực đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Hoạt động thương mại diễn ra sơi động, hàng hố lưu thơng phong phú từ đơ thị đến vùng sâu, vùng xa.
Hoạt động du lịch phát triển nhanh chóng, thu hút sự tham gia của các
thành phần kinh tế, các tâng lớp nhân dân, góp phần tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động địa phương. Các cơ sở phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn phát triển nhanh, đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hoá tiếp tục được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hố, đi lại của nhân dân. Dịch vụ bưu chính cũng phát triển nhanh, chất lượng dịch vụ được cải thiện đáng kể. Năm 2008, 100% số xã trên địa bàn có điện thoại.
Hiện nay, về tổng thể tỉnh Lào Cai đã hình thành một cơ cấu ngành kinh tế gồm 3 nhóm ngành chính: Thương mại, dịch vụ, du lịch (40,9%); nông, lâm nghiệp (28,4%); công nghiệp, xây dựng (30,7%).
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2008
Đây là bước chuyển biến được đánh giá là phù hợp. Công nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nơng nghiệp trong GDP và đã tìm được hướng đi cho mình đó là: sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; liên doanh sản xuất với nước ngoài để khai thác lợi thế về lao động, nguyên vật liệu tại địa phương. Nếu so với nhiều tỉnh phía Bắc có cơ cấu kinh tế là nơng, lâm nghiệp; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ thì cơ cấu ngành kinh tế của Lào Cai hiện nay phản ánh những lợi thế so sánh do phát triển khu KTCK đem lại.
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế của Lào Cai có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế ngồi quốc doanh có tốc độ phát triển tương đối nhanh và đóng góp ngày càng lớn vào q trình tăng trưởng chung của tồn ngành kinh tế, cụ thể:
Ngành nơng, lâm nghiệp: Trước năm 1991, trong nông nghiệp, lâm
năm 1991 trở đi khi Lào Cai mở cửa biên giới và phát triển Khu KTCK, hầu hết các hợp tác xã nơng nghiệp giải tán, hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế độc lập, giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phần kinh tế cá thể ngày càng tăng. (Xem Bảng 2.5)
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng T.P.K.T Năm Nhà nước Tập thể Tư nhân Cá thể Hỗn hợp Có vốn đầu tư NN Tổng số 1995 2,862 114,429 - 311,358 - 428,649 2001 5,947 - - 652,312 - 658,259 2002 10,023 - - 737,508 - - 747,531 2003 10,600 - - 784,190 - - 794,790 2004 10,657 - - 965,245 - - 975,902 2005 10,749 - - 1,175,013 - - 1,185,762 2006 11,454 - 1,379,200 - - 1,3906,54 2007 13,852 3,140 1,919 1,689,235 - - 1,708,146 2008 2,714 4,444 7,287 2,595,093 - 1,605 2,611,143 Nguồn: [23, tr.53].
Năm 2008, trong giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của tỉnh Lào Cai thì thành phần kinh tế cá thể chiếm 97,3%, còn thành phần kinh tế nhà nước chỉ chiếm 2,7%.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thành phần kinh tế trong ngành nông, lâm nghiệp