Phân tích các hồ sơ thanh tra đã thực hiện

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá thị trường (Trang 38 - 45)

2.4 Nghiê nc ứu các phương pháp xác định giá thị trường đối với ng ành gia

2.4.3 Phân tích các hồ sơ thanh tra đã thực hiện

Tổng cục thuế thực hiện

Lựa chọn hồ sơ:

Năm 2003, trong khuôn khổ Đề án chống gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua giá chuyển nhượng, một nhóm nghiên cưú thuộc Tổng cục thuế đã lựa chọn một hồ sơ (công ty A hoạt động ngành may mặc) kê khai lỗ, có nghi vấn về giá chuyển nhượng để tiến hành rà sốt, phân tích và khuyến nghị giải pháp xử lý.

Công ty A là công ty TNHH 100% vốn đầu tư nước ngồi do cơng ty mẹ tại Đài Loan – là quốc gia có mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn so với Việt Nam - bỏ vốn thành lập tại Việt Nam từ tháng 8/1993, thực hiện gia công may theo hợp đồng cho công ty mẹ để xuất khẩu sản phẩm sang Đài Loan, EU, Mỹ,

Canada,… theo chỉ định của cơng ty mẹ, tóm tắt qua sơ đồ như sau: Bên mẹ ở Đài Loan Cung cấp 100% NVL chính Hợp đồng gia cơng Phí gia cơng

Doanh nghiệp A tại Việt Nam

Thanh toán Xuất khẩu theo chỉ định

của Cơng ty mẹ EU, US, CANADA,

ĐÀI LOAN...

Phân tích chức năng và rủi ro

Kết quả phân tích cho thấy doanh thu gia công cho công ty mẹ (trị giá giao dịch liên kết) của công ty A chiếm trên 97%, A hầu như khơng chịu rủi ro gì từ thị trường. Cơng ty A chủ yếu thực hiện các chức năng như gia công sản phẩm, mua phụ liệu đóng gói nhãn mác, mua sắm máy móc thiết bị, thuê nhân công, vận chuyển và giao sản phẩm. Các chức năng khác thuộc công ty mẹ. Công ty A chỉ chịu rủi ro đối với máy móc thiết bị mua sắm, các rủi ro khác hầu như khơng có.

Lựa chọn phương pháp áp dụng:

- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập:

Yêu cầu để áp dụng phương pháp này là cần mô tả rất rõ về đặc tính của hàng hố, dịch vụ. Đối với hoạt động may gia cơng, với cùng một loại sản phẩm nhưng đơn giá gia công phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: kiểu dáng sản phẩm, số đường cắt, may, số lượng sản phẩm gia công, phụ liệu do công ty nhận gia công mua, điều kiện giao hàng, phương thức thanh tốn.

Do sản phẩm gia cơng của công ty A rất đa dạng (trên 10 loại sản phẩm), việc thu thập đầy đủ các hợp đồng tương ứng với từng loại sản phẩm là hầu như không thể thực hiện được, nên phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập không được lựa chọn.

- Phương pháp giá vốn cộng lãi (CPM).

Để khắc phục hạn chế của phương pháp CUP như nêu trên, phương pháp CPM có thể áp dụng trên cơ sở thu thập dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các công ty gia công hàng may mặc với chức năng và rủi ro tương tự công ty A trên cơ sở loại trừ các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất này.

Tại thời điểm năm 2003, Việt Nam chưa có quy định về áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường dựa trên lợi nhuận ngoài các phương pháp giao dịch truyền thống. Do đó phương pháp CPM đã được lựa chọn để áp dụng trong trường hợp này

Nhóm nghiên cứu trên cơ sở yêu cầu các Cục thuế địa phương báo cáo cung cấp thông tin các công ty cùng ngành, cùng thị trường xuất khẩu, đã thu thập thông tin từ 6 công ty cùng ngành trong đó có 1 cơng ty 100% vốn nước ngoài, 1 công ty liên doanh và 4 công ty 100% vốn nhà nước, và đã đưa ra biên độ chuẩn bình quân tứ phân vị về tỷ suất lợi nhuận trên giá thành toàn bộ kiến nghị điều chỉnh doanh thu và lợi nhuận chịu thuế của công ty A.

Ở cấp Cục thuế địa phương

Ngay sau khi Bộ Tài chính ban hành Thơng tư 117, một số Cục thuế địa phương như Cục thuế TP.Hồ Chí Minh, Cục thuế Bình Dương đã triển khai các quy định về giá chuyển nhượng thông qua các văn bản gửi đến các công ty, trong đó nhấn mạnh đến nghĩa vụ kê khai thơng tin giao dịch liên kết khi lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp năm và hậu quả của việc không tuân thủ yêu cầu này (đó là việc cơ quan thuế có quyền điều chỉnh giá chuyển nhượng).

Trong báo cáo thanh tra năm 2008, Cục thuế TP.Hồ Chí Minh đã tiến hành chuyên đề thanh tra các cơng ty ngành may. Tiêu chí lựa chọn cơng ty để thanh tra được đưa ra là:

- Khai lỗ nhiều năm liền

Cục thuế đã lựa chọn 12 cơng ty, trong đó 7 cơng ty khai lỗ, 5 công ty khai lãi, nhưng tỉ lệ lãi thấp. Theo kết quả thanh tra thì hầu hết các cơng ty này có phát sinh các giao dịch liên kết nhưng lại không kê khai thông tin về các giao dịch này theo quy định, hoặc có kê khai giao dịch liên kết nhưng lại khơng có các hồ sơ, tài liệu thuyết minh khi được yêu cầu.

Trong số các trường hợp điều chỉnh lợi nhuận qua kết quả thanh tra nêu trên, chỉ có một số ít trường hợp điều chỉnh lợi nhuận liên quan đến giá giao dịch liên kết, còn lại chủ yếu liên quan đến việc xác định chi phí khơng đúng theo quy định. Các trường hợp điều chỉnh lợi nhuận liên quan đến giao dịch liên kết qua kết quả thanh tra như sau:

Trườ ng h ợ p 1

Công ty X là cơng ty 100% vốn đầu nước nước ngồi hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, gia cơng các loại mũ nón, trang phục, khăn quàng, găng tay…

Trong các năm từ 2004 -2007, công ty nêu trên chỉ thực hiện gia cơng may mũ (nón) lưỡi trai xuất khẩu cho cơng ty mẹ ở Đài Loan (chủ sở hữu 100% vốn của công ty X).

Số liệu khai báo về doanh thu, giá vốn, lợi nhuận qua các năm như sau (Đơn vị tính 1,000 đồng) :

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Doanh thu thuần 2,903,627 8,071,575 27,919,630 37,813,500 Tổng chi phí 19,620,124 33,431,707 64,772,413 62,371,280 Trong đó: Giá vốn hàng bán 15,915,876 24,125,635 48,861,956 58,190,745 Thu nhập khác (13,118) (10,674) 97,623 (21,262) Lợi nhuận (16,729,615) (25,370,806) (36,755,160) (24,579,042) Số liệu khai báo của công ty X cho thấy giá vốn hàng bán luôn cao hơn

doanh thu, thậm chí chỉ riêng chi phí tiền lương đã cao hơn doanh thu. Đoàn thanh tra nhận định rằng đơn giá gia công là quá thấp, và đã tiến hành thu thập số liệu về đơn giá gia công của các cơng ty cùng ngành. Trước tiên, Đồn thanh tra đã lựa chọn hai (02) công ty A và B hoạt cùng ngành là gia công may mũ lưỡi trai để xuất khẩu cho cơng ty mẹ ở nước ngồi và đề nghị cơ quan hải quan cung cấp số liệu về đơn giá gia công và hợp đồng gia công mà các công ty này đã đăng ký với cơ quan hải quan. Tuy nhiên, cơ quan hải quan từ chối cung cấp thông tin. Do đó, Đồn thanh tra (thơng qua văn bản yêu cầu của Cục thuế) đã trực tiếp yêu cầu hai công ty này cung cấp thông tin về đơn giá gia công, chi tiết như sau:

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá thấp nhất Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá cao nhất Giá thấp nhất Giá cao nhất Công ty X 0.08 0.15 0.15 0.20 0.20 0.20 0.20 0.25 Công ty A 0.33 0.50 0.17 0.50 0.33 0.62 0.40 0.85 Công ty B 0.20 0.33 0.20 0.40 0.28 0.85 0.36 0.46

Về mẫu nón, Đồn thanh tra cũng thu thập mẫu nón do cơng ty A và B gia cơng và kết luận có sự tương đồng với mẫu nón do cơng ty X gia cơng.

Từ các thông tin trên, căn cứ điểm 2.2, Mục XII, Phần B Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế:

“Qua kiểm tra hàng hoá mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hoá mua vào, bán ra không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường. Giá giao dịch thông thường trên thị trường là giá giao dịch theo thỏa thuận khách quan giữa các bên khơng có quan hệ liên kết. Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng

Trong đó số điều chỉnh về giá 7,460,007

Năm Lợi nhuận kê khai Điều chỉnh tăng 2004 (16,729,614) 9,564,578 2005 2006 2007 (25,370,806) (36,755,159) (24,579,042) 20,968,906 27,714,433 22,118,020 13,627,618 17,995,485 19,277,244 (103,434,621) 80,365,939 58,360,356

thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các công ty kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của công ty kinh doanh cùng mặt hàng có qui mơ kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp” Đoàn thanh

tra đã điều chỉnh tăng doanh thu của cơng ty X trên cơ sở sản lượng nón gia cơng và đơn giá gia công ấn định là 0.33 USD/cái.

Kết quả điều chỉnh (đơn vị tính: 1,000 đồng) :

Kết quả điều chỉnh giảm lỗ, nhưng vẫn chưa thu được thuế thu nhập doanh nghiệp do vẫn cịn lỗ.

Phân tích dữ liệu trên cho thấy:

- Giao dịch của công ty A và công ty B được lựa chọn để so sánh là giao dịch liên kết, không phải giao dịch độc lập. Do đó khơng đảm bảo điều kiện để so sánh.

- Việc lựa chọn mức giá 0.33 USD/cái để thực hiện điều chỉnh doanh thu chưa có cơ sở vững chắc theo quy định của pháp luật giá chuyển nhượng.

Trường họp 2

Công ty Z là công ty chế xuất, 100% vốn đầu tư nước ngồi, hoạt động chủ yếu gia cơng may mặc sản phẩm quần, áo cho công ty mẹ ở nước ngoài.

từ năm 2003 đến 2007 là trên 70 tỷ đồng. Tuy nhiên từ trên 1.000 lao động ở những năm đầu, đến thời điểm 2008 số lao động tại công ty này đạt hơn 6.400 người. Do có quá nhiều đơn hàng, công ty Z đã phải giao lại cho các công ty khác (công ty độc lập) gia cơng lại. Đồn kiểm tra đã căn cứ đơn giá giao gia công lại để ấn định doanh thu của công ty Z, kết quả điều chỉnh tăng thu nhập trên 24 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh như trên cũng không đạt kết quả như mong muốn, do công ty vẫn cịn lỗ. Vấn đề là Đồn thanh tra đã lựa chọn giao dịch giao gia công lại để làm căn cứ so sánh và ấn định nhưng giao dịch này không phải là giao dịch độc lập để so sánh.

Trường hợp 3

Công ty Y là công ty 100% vốn nước ngoài chuyên gia công may xuất khẩu cho công ty mẹ.

Đối với cơng ty này, Đồn Thanh tra u cầu xuất trình sổ sách, chứng từ liên quan đến việc tính giá vốn. Tuy nhiên cơng ty khơng xuất trình được. Do đó Đồn thanh tra đã tiến hành ấn định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp dựa trên tỉ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu của một cơng ty đầu tư nước ngồi cùng ngành nghề, quy mô. Tuy nhiên, kết quả điều chỉnh của cơ quan thuế không được công ty đồng ý với lý do các chứng từ kế tốn mà Đồn thanh tra yêu cầu xuất trình khơng phải là chứng từ kế tốn bắt buộc, do đó cơng ty khơng vi phạm về sổ sách, chứng từ kế toán nên cơ quan thuế không được quyền ấn định thuế theo cách thức trên.

Do tồn bộ sản phẩm của cơng ty Y gia cơng xuất khẩu cho cơng ty mẹ nên để có thể điều chỉnh thu nhập chịu thuế đối với trường hợp này, cần áp dụng các quy định về giá chuyển nhượng. Một điểm đáng lưu ý là khi thực hiện điều chỉnh, Đoàn thanh tra đã chấp nhận doanh thu của công ty Y (để nhân với tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu của một công ty cùng ngành), trong khi đó doanh thu của cơng ty Y chủ yếu gia công cho công ty liên kết (cơng ty mẹ) là số liệu có

thể khơng được giao dịch theo giá thị trường cần có sự điều chỉnh. Vì vậy, trong trường hợp này cần lựa chọn áp dụng tỷ lệ lợi nhuận trên các yếu tố khác (trên giá thành hay trên tài sản hoạt động)

Trong 2 trường hợp đầu tiên, các đoàn thanh tra đều chú trọng thu thập đơn giá giao dịch độc lập để thực hiện điều chỉnh, tức áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Tuy nhiên kết quả không đạt như mong muốn.

Trường hợp thứ ba, đoàn thanh tra áp dụng tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu của một công ty độc lập để điều chỉnh lợi nhuận của công ty được kiểm tra (sử dụng phương pháp so sánh lợi nhuận thuần từ giao dịch), tuy nhiên việc áp dụng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá thị trường (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w