2.4 Nghiê nc ứu các phương pháp xác định giá thị trường đối với ng ành gia
2.4.4.1 Kết quả khảo sát
Nội dung khảo sát liên quan đến việc lựa chọn áp dụng phương pháp xác định giá thị trường phù hợp đối với hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu, và nguồn dữ liệu thơng tin có thể thu thập để thực hiện so sánh (bảng câu hỏi được trình bày ở phụ lục 1)
Phạm vi và mẫu khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát được gửi cho các đối tượng gồm các viên chức thuế (Tổng cục thuế và các Cục thuế), các chuyên gia trong các cơng ty kiểm tốn.
Số phiếu gửi đi: 20. Do giá chuyển nhượng là vấn đề phức tạp, số viên chức thuế am hiểu về vấn đề này không nhiều nên phiếu khảo sát chỉ được gửi cho các Trưởng phịng, phó phịng thanh tra, kiểm tra và trưởng đoàn thanh tra đã từng thực hiện các cuộc thanh tra liên quan đến giá chuyển nhượng và các cán bộ trong tổ giá chuyển nhượng thuộc Tổng cục thuế. Ngoài ra, phiếu khảo sát cũng được gửi cho 3 cơng ty kiểm tốn độc lập (thơng qua nhóm giá chuyển nhượng của các cơng ty này)
Có 13 phiếu trả lời, trong đó có 3 phiếu trả lời từ các cơng ty kiểm toán (trên cơ sở ý kiến nhóm chuyên về giá chuyển nhượng), 10 phiếu trả lời từ các
40
viên chức thuế (60% có kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành thuế, 30% từ 5-10 năm, 1% dưới 5 năm). Kết quả khảo sát như sau:
Về các phương pháp có thể áp dụng, phương pháp so sánh lợi nhuận thuần được lựa chọn nhiều nhất, với tỷ lệ 92.3%
Phương pháp Tỷ lệ
- So sánh giá giao dịch độc lập 46.15%
- Giá vốn cộng lãi 61.54%
- So sánh lợi nhuận thuần 92.30%
- Khác 7.69%
Bảng 2.5 - Tỷ lệ lựa chọn áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường
Nguồn thu thập thông tin về đơn giá gia công áp dụng cho phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập: 46.15% số phiếu khảo sát có lựa chọn phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập cho biết có thể thu thập đơn giá gia công từ các nguồn sau:
Nguồn thông tin Tỷ lệ Ghi chú
- Hiệp hội dệt may 16.67%
- Cơ quan hải quan 33.33%
- Cơ quan thống kê 0%
- Yêu cầu công ty độc lập cung cấp 100% chỉ khảo sát đối với viên chức thuế
- Khác 33.33% Nguồn nội bộ của DN
Bảng 2.6 Nguồn thu thập thông tin về đơn giá gia công
Đánh giá khả năng thu thập đơn giá gia công từ các giao dịch độc lập để so sánh. Tất cả các phiếu khảo sát lựa chọn có thể áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập đều cho rằng rất khó có thể thu thập đơn giá gia cơng từ các giao dịch độc lập.
Nguồn thu thập các thơng tin tài chính của các cơng ty độc lập:
Nguồn thông tin Tỷ lệ Ghi chú
- Các công ty niêm yết 38.46% - Dữ liệu của các tổ chức nước
ngoài (dữ liệu thương mại)
61.53%
- Yêu cầu công ty độc lập cung cấp 60% chỉ khảo sát đối với cơ quan thuế
- Khác 23.07% Nguồn nội bộ của công ty
Bảng 2.7 Nguồn thu thập thông tin tài chính của các cơng ty độc lập 2.4.4.2 Kết quả phỏng vấn chuyên gia
Dựa trên ý kiến khảo sát sơ bộ nêu trên, phỏng vấn được thực hiện với: - 1 trưởng phịng thanh tra, 3 phó trưởng phịng thanh tra; 1 trưởng phịng và 1
phó phịng kiểm tra (quản lý các cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài) thuộc Cục thuế TP.Hồ Chí Minh và 2 trưởng đồn thanh tra các cơng ty thuộc ngành may mặc nêu trên.
- Các chuyên gia về giá chuyển nhượng thuộc các công ty tư vấn và kiểm toán tại Việt Nam: PriceWaterhouseCoopers và KPMG
Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề: việc giám sát của cơ quan thuế đối với việc kê khai giao dịch liên kết của người nộp thuế, vấn đề thu thập thơng tin để phân tích so sánh và lựa chọn áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường đối với ngành gia công hàng may mặc xuất khẩu trong điều kiện của Việt Nam hiện nay (nội dung câu hỏi phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 2)
Kết quả phỏng vấn
Giám sát việc kê khai giao dịch liên kết
Theo quy định thì các cơng ty có nghĩa vụ lập và nộp bảng kê khai thông tin về giao dịch liên kết. Theo trưởng phòng kiểm tra và trưởng phịng thanh tra thì Bảng kê khai này là cơ sở ban đầu để đánh giá rủi ro về giá chuyển nhượng
của công ty. Tuy nhiên việc theo dõi, giám sát việc nộp bảng kê khai này chưa được chặt chẽ, cơ quan thuế chưa nắm được đầy đủ thông tin công ty nào phải nộp bảng kê khai này, công ty nào đã nộp và công ty nào chưa nộp. Việc thu thập, xử lý thông tin từ các bảng kê khai này cũng chưa được cơ quan thuế quan tâm, tổ chức thực hiện. Và kết quả là cơ quan thuế chưa có được thơng tin để có thể xác định rủi ro về giá chuyển nhượng.
Ý kiến của các chuyên gia của Cục thuế TP.Hồ Chí Minh được phỏng vấn đều cho rằng số công ty thực hiện việc kê khai thông tin về các giao dịch liên kết là rất ít và chủ yếu tập trung ở những công ty con của những tập đồn lớn trên thế giới. Các cơng ty ngành may mặc kê khai lỗ liên tục được Cục thuế lựa chọn thanh tra đều không kê khai thông tin giao dịch liên kết theo quy định. Theo báo cáo chuyên đề thanh tra các công ty may mặc, các công ty này thường không lập bảng kê khai thông tin giao dịch liên kết, khi đoàn thanh tra yêu cầu lập và cung cấp thì cơng ty làm qua loa cho xong.
Theo trưởng phịng kiểm tra, từ khi có quy định về việc kê khai thông tin giao dịch liên kết đến nay, chưa có một trường hợp nào bị xử phạt do không nộp Bảng kê khai. Các công ty tuân thủ việc lập và nộp bảng kê khai thông tin giao dịch liên kết đa số là các cơng ty lớn, các tập đồn đa quốc gia đến từ các nước như Mỹ, Nhật, Úc, EU… là những nước mà các quy định về giá chuyển nhượng đã hình thành và phát triển từ lâu.
Vấn đề thu thập thông tin giao dịch độc lập để so sánh
Trong hầu hết các cuộc thanh tra giá chuyển nhượng trong ngành may mặc, vấn đề quan trọng mà các trưởng đoàn thanh tra đưa ra là thu thập thơng tin, tìm kiếm các giao dịch độc lập để phân tích so sánh.
Theo trưỏng phịng thanh tra và các trưởng đoàn thanh tra, một trong những lý do lựa chọn ngành may mặc để thực hiện chuyên đề thanh tra giá chuyển nhượng là do có rất nhiều công ty tại Việt Nam đang hoạt động trong ngành này. Tuy nhiên việc tìm kiếm các giao dịch độc lập tương đương là hồn
tồn khơng dễ dàng vì sản phẩm ngành may mặc rất đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, mẫu mã.
Theo quy định cho phép sử dụng thông tin, dữ liệu do các cơ quan, ban, ngành của Nhà nước, các viện nghiên cứu, các hiệp hội và các tổ chức chuyên ngành được Nhà nước công nhận và chịu trách nhiệm công bố công khai hoặc cung cấp theo yêu cầu; nhưng khi cơ quan thuế đề nghị Hiệp hội may mặc cung cấp số liệu liên quan thì khơng được đáp ứng.
Thực tế trong các hồ sơ thanh tra đã đề cập, các đoàn thanh tra chủ yếu thu thập thông tin trên cơ sở yêu cầu các công ty cùng ngành cung cấp.
Một vấn đề hạn chế hiện nay trong các quy định của Việt Nam là việc sử dụng dữ liệu so sánh từ nước ngoài chưa được đề cập cụ thể, trong khi nguồn dữ liệu so sánh trong nước khơng có sẵn. Theo ý kiến các chuyên gia của Tổng cục thuế và các công ty kiểm tốn thì có thể sử dụng nguồn thơng tin thương mại ở nước ngồi trong trường hợp khơng tìm được thơng tin từ các nguồn trong nước
Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường đối với hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
Theo các trưởng đoàn thanh tra, do khó tìm được giao dịch độc lập để thực hiện việc phân tích so sánh, nên việc áp dụng các quy định về xác định giá chuyển nhượng là rất khó, do đó trong thời gian qua, các đồn thanh tra đã vận dụng quyền ấn định thuế được quy định tại Luật Quản lý thuế vốn dĩ không yêu cầu so sánh với các giao dịch độc lập để xử lý mà dựa trên cơ sở “tham khảo giá
hàng hoá, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bố cùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các công ty kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của cơng ty kinh doanh cùng mặt hàng có qui mơ kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp” (Thông tư 60)
Tuy nhiên, việc ấn định như nêu trên chỉ có thể áp dụng khi công ty không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo quy định về chế độ sổ sách, kế tốn;
trường hợp cơng ty thực hiện đầy đủ và đúng quy định về chế độ kế tốn, hố đơn chứng từ thì việc điều chỉnh lợi nhuận chịu thuế do điều chỉnh giá giao dịch liên kết phải áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường theo quy định của pháp luật giá chuyển nhượng
Như đã trình bày ở điểm 1.3.2, việc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất dựa trên 4 tiêu chuẩn như sau:
Ưu, nhược điểm của từng phương pháp;
Bản chất của giao dịch liên kết;
Khả năng tìm kiếm thơng tin tin cậy và hợp lý để áp dụng cho phương pháp đã chọn hoặc phương pháp khác;
Mức độ có thể so sánh, bao gồm độ tin cậy của bất kỳ sự điều chỉnh cần thiết. Khi lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường đòi hỏi phải tiến hành việc phân tích so sánh tính tương đương của giao dịch liên kết và giao dịch độc lập. Tính tương đương được thể hiện ở bốn (04) tiêu thức ảnh hưởng như sau: – Đặc tính sản phẩm, bao gồm các đặc tính có ảnh hưởng chủ yếu đến giá của
sản phẩm
– Chức năng hoạt động của công ty, bao gồm các yếu tố phản ánh khả năng sinh lời từ các hoạt động mà công ty đã thực hiện gắn với việc sử dụng các tài sản, vốn và chi phí có liên quan
– Điều kiện hợp đồng khi thực hiện giao dịch, bao gồm các quy định hoặc giao ước về trách nhiệm, quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch kinh doanh – Điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch, bao gồm các yếu tố về điều kiện kinh
tế trên thị trường tại thời điểm diễn ra giao dịch ảnh hưởng đến giá của sản phẩm
Thứ tự ưu tiên khi phân tích so sánh 4 tiêu thức nêu trên khác nhau tuỳ thuộc phương pháp áp dụng, cụ thể như sau
Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập:
Các tiêu thức cần phân tích gồm: đặc tính vật chất, chất lượng và nhãn hiệu thương mại của sản phẩm; các điều kiện hợp đồng trong việc cung cấp, chuyển giao sản phẩm như: khối lượng (nếu có ảnh hưởng đến mức giá), thời hạn chuyển giao sản phẩm, thời hạn thanh toán…; quyền phân phối, tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế; thị trường nơi diễn ra giao dịch; trong đó tiêu thức ưu tiên là đặc tính vật chất, chất lượng sản phẩm.
Theo các chuyên gia thuộc cơ quan thuế thì hầu hết các cuộc thanh tra trong các năm 2009 – 2010 đối với các công ty gia công hàng may mặc cho bên liên kết, đoàn thanh tra đều tìm kiếm các sản phẩm cùng loại, cùng thị trường của công ty thứ ba độc lập để so sánh, tức là nghiêng về lựa chọn áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập. Đơn giá gia công hàng may mặc cụ thể của cùng một mã hàng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố liên quan đến đặc tính của dịch vụ may gia công như kiểu dáng, yếu tố kỹ thuật may (mật độ đường may, quy cách may, may 1 kim hay 2 kim, độ khó trong gia cơng cắt may…), và các yếu tố khác về số lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán,… Để loại trừ các yếu tố này nhằm đảm bảo tính tương đương của dịch vụ gia cơng thì cần thu thập đủ dữ liệu thơng tin từ các giao dịch độc lập, cụ thể là các hợp đồng gia cơng độc lập để thực hiện phân tích so sánh.
Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều cơng ty thực hiện may gia công hàng xuất khẩu. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc thu thập, lựa chọn các hợp đồng tương tự để so sánh. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia của cơ quan thuế thì một cơng ty có thể nhận gia công nhiều loại sản phẩm, mỗi loại sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách may khác nhau nên việc tìm kiếm đủ dữ liệu (từ 3- 5 giao dịch) từ các giao dịch độc lập cho từng loại sản phẩm để phân tích so sánh và thực hiện loại trừ là rất khó và nếu có thể thực hiện thì tốn kém thời gian, công sức, không hiệu quả.
thuế, các chuyên gia về giá chuyển nhượng của Công ty tư vấn và kiểm toán KPMG cho rằng khả năng thu thập đủ thông tin để loại trừ các khác biệt này (tức lượng hóa được các khác biệt này bằng tiền để so sánh đơn giá gia cơng) là khó. Ngồi ra, khi áp dụng CUP, cũng cần phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng khác như điều kiện hợp đồng gia công của giao dịch độc lập và giao dịch liên kết, chức năng hoạt động của công ty khi thực hiện giao dịch gia công với công ty liên kết và công ty độc lập (ví dụ có mua thêm ngun vật liệu ngoài nguyên vật liệu được cung cấp hay khơng, có thực hiện lưu kho, vận chuyển không, v…v…), cũng như điều kiện thị trường của các công ty đặt gia cơng. Nếu có khác biệt trọng yếu, các khác biệt trọng yếu này cũng phải được lượng hóa được bằng tiền cho mục đích so sánh. Nếu không loại trừ được khác biệt, việc sử dụng phương pháp CUP là không đáng tin cậy, và do đó phải sử dụng các phương pháp cịn lại.
Việc cơng ty có thể tìm được giao dịch độc lập tương đương hồn toàn với giao dịch liên kết thường hiếm xảy ra, do công nghệ gia công cho công ty độc lập và công ty liên kết, và thành phẩm được gia cơng (đặc tính sản phẩm) thường khác nhau, trừ trường hợp cơng ty có giao dịch độc lập của chính mình. Tuy nhiên, khơng phải trường hợp nào cũng có giao dịch độc lập của chính cơng ty.
Phương pháp giá bán lại
Cơ sở áp dụng phương pháp giá bán lại là dựa trên tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của giao dịch độc lập để xác định lại giá đầu vào giao dịch liên kết của đối tượng được kiểm tra. Trong khi đó đối với hoạt động may gia công cho các công ty liên kết, cần xác định lại giá gia công (đầu ra) của đối tượng được kiểm tra; do đó phương pháp giá bán lại không được áp dụng trong trường hợp này.
Phương pháp giá vốn cộng lãi
Phương pháp này theo lý thuyết thì rất thích hợp đối với các hoạt động sản xuất theo hợp đồng. Tuy nhiên các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi
nhuận gộp cần phải phân tích so sánh và loại trừ khác biệt gồm chức năng hoạt động, tài sản sử dụng và rủi ro gánh chịu.
Theo ý kiến của các chuyên gia ngành thuế, trong các đặc điểm của ngành may gia công đã được đề cập ở mục 2.4.2, có 2 khác biệt cụ thể sau đây phát sinh trong thực tế cần phải phân tích, so sánh loại trừ khi áp dụng phương pháp giá vốn cộng lãi:
- Khác biệt về chi phí vật liệu phụ (do cơng ty nhận gia công trả hay công ty đưa gia công gánh chịu – cho tất cả vật liệu phụ hay chỉ một số loại vật