Hình thành bộ phận chuyên về giá chuyển nhượng thuộc cơ quan thuế

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá thị trường (Trang 59 - 66)

3.2 Một số giải pháp cụ thể

3.2.1.1 Hình thành bộ phận chuyên về giá chuyển nhượng thuộc cơ quan thuế

thuế và tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện

Vấn đề kiểm sốt giá chuyển nhượng phức tạp và địi hỏi cán bộ thanh tra có trình độ năng lực cao và chuyên sâu. Kinh nghiệm một số nước như Mỹ, Anh đều có đội ngũ chuyên gia (specialist) về giá chuyển nhượng, và các cuộc thanh tra giá chuyển nhượng đều có sự tham gia của các chuyên gia này (tương tự việc thanh tra một số ngành, lĩnh vực đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí,… đều có sự tham gia của các chuyên gia chuyên về các ngành, lĩnh vực này)

Một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan trong thời gian qua đã thành công trong công tác thanh tra giá chuyển nhượng. Các nước này đều đã có bộ phận chuyên về giá chuyển nhượng.

Thực tế hiện nay tại Việt Nam đã có một bộ phận chuyên trách về giá chuyển nhượng trực thuộc Ban Cải cách và hiện đại hoá tại Tổng cục thuế. Bộ phận này đã được đào tạo và có nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong việc thanh tra giá chuyển nhượng. Để có thể hoạt động hiệu quả hơn, cần thiết hình thành một bộ phận độc lập với nhiệm vụ chính là:

- Nghiên cứu hồn thiện các quy định về giá chuyển nhượng

- Định hướng cho hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng của các địa phương, và trực tiếp thanh tra các hồ sơ giá chuyển nhượng tại các tỉnh thành phố không thành lập bộ phận chuyên trách

- Chỉ đạo các cơ quan thuế địa phương tổ chức thu thập, xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin người nộp thuế trên phạm vi cả nước,

- Chủ trì tham gia trong các “Thoả thuận trước về xác định giá”, trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước.

Trong giai đoạn hiện nay, bộ phận này cần thiết lựa chọn một số trường hợp để trực tiếp thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng, từ đó đúc kết kinh nghiệm thực tiễn để thiết lập quy trình, kỹ năng thanh tra giá chuyển nhượng, và

đánh giá tính thực thi của chính sách để có những điều chỉnh phù hợp.

Với mơ hình tổ chức cơ quan thuế hiện nay, cấp Cục thuế là nơi trực tiếp quản lý các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi và các cơng ty khác có quy mơ lớn và vừa. Bộ phận chuyên trách về giá chuyển nhượng cần tập trung chủ yếu nằm ở bộ máy Cục thuế. Tuy nhiên, do đặc điểm phân bố công ty không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và để đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý thuế, không nhất thiết thành lập 63 bộ phận chuyên trách về giá chuyển nhượng tại 63 Cục thuế tỉnh, thành phố mà chỉ lập bộ phận chuyên trách tại các Cục thuế lớn có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cịn lại những tỉnh khác sẽ do bộ phận chuyên trách của Tổng cục thuế trực tiếp đảm trách. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này ở các tỉnh, thành phố là:

- Tổ chức triển khai việc thu thập và xây dựng hệ thống thơng tin dữ liệu so sánh (có quyền yêu cầu các bộ phận khác cung cấp thông tin)

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra giá chuyển nhượng

- Theo dõi, tiếp nhận và tập hợp các hồ sơ, thông tin về giao dịch liên kết do người nộp thuế lập và nộp cho cơ quan thuế.

- Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ giao dịch liên kết; đề xuất các biện pháp xử lý (chấp nhận hoặc mở cuộc kiểm tra, thanh tra giá chuyển nhượng)

- Tiến hành kiểm tra, thanh tra giá chuyển nhượng và thực hiện điều chỉnh (nếu có)

Để bộ phận này hoạt động có hiệu quả, điều quan trọng nhất là trình độ năng lực cán bộ ở bộ phận này. Phân tích các hồ sơ thanh tra cho thấy cán bộ thanh tra còn lúng túng trong việc lựa chọn giao dịch dộc lập để so sánh, lựa chọn áp dụng phương pháp xác định giá thị trường,… Vì vậy việc đào tạo huấn luyện cán bộ bộ phận này không thể thiếu và cần thực hiện thường xuyên. Về lâu dài, cần có cơ chế chuyên gia như một số nước phát triển đang áp dụng (Mỹ, Anh, Nhật). Bên cạnh các nội dung quy định về giá chuyển nhượng cần nắm rõ,

các nội dung khác cũng cần được đào tạo bao gồm:

- Đặc điểm hoạt động của từng ngành, lĩnh vực: Hiểu được đặc điểm của từng ngành, lĩnh vực sẽ giúp cán bộ thanh tra lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường phù hợp

- Đặc điểm hoạt động của một công ty đa quốc gia và vấn đề giá chuyển nhượng trong các công ty đa quốc gia, nhận diện được các giao dịch liên kết cần xem xét.

- Ngoại ngữ

Đi đôi với yêu cầu cao về năng lực, trình độ, bên cạnh việc tăng cường đào tạo, huấn luyện, cũng cần xem xét chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên về giá chuyển nhượng, đặc biệt khi có cơ chế chuyên gia đòi hỏi mức độ đãi ngộ tương ứng, thậm chí rất cao thì mới có thể có và giữ được cán bộ giỏi thực hiện công tác thanh tra giá chuyển nhượng một cách hiệu quả.

3.2.1.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu

Các tiêu chí xây dựng cơ sở dữ liệu

Các quy định về giá chuyển nhượng sẽ thiếu tính thực thi nếu như thơng tin dữ liệu so sánh giữa các giao dịch khơng có. Việc lựa chọn áp dụng phương pháp xác định giá thị trường phụ thuộc rất nhiều vào mức độ dữ liệu, thơng tin độc lập đáng tin cậy có thể thu thập được nhằm mục đích phân tích so sánh.

Để đảm bảo tính so sánh được địi hỏi thơng tin của các doanh nghiệp tương đương về ngành nghề, chức năng thực hiện và rủi ro gánh chịu, quy mô công ty, về điều kiện hợp đồng và điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch. Như vậy các thông tin thu thập cần đảm bảo phân loại được theo các tiêu chí:

- Ngành nghề, chức năng kinh doanh của công ty - Quy mô của công ty

Các thông tin thu thập cho cơ sở dữ liệu:

Thông tin chi tiết các chỉ tiêu tài chính, và thơng tin về quy mơ của cơng ty

Nguồn thông tin từ chủ yếu từ tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo tài chính của các cơng ty (bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính), và cần có lưu ý những báo cáo tài chính nào đã được kiểm tốn độc lập xác nhận, những báo cáo nào chưa. Thông tin từ những báo cáo tài chính đã kiểm tốn thường có độ tin cậy cao hơn. Quy mô của công ty được thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính như vốn, tài sản hoặc số lao động. Các chỉ tiêu này có thể thu thập thơng qua báo cáo tài chính của cơng ty

Tất cả các thơng tin, chỉ tiêu trên báo cáo tài chính cần được số hố trong hệ thống để phục vụ việc tra cứu, tính tốn các tỷ suất cần thiết.

Thơng tin phân loại công ty theo ngành hoạt động.

Khi xây dựng cơ sở dữ liệu, cần phân loại công ty theo những tiêu chí cụ thể rõ ràng nhằm hỗ trợ cho việc khai thác dữ liệu theo ngành phục vụ việc so sánh các công ty cùng ngành. Thông tin này không những hỗ trợ cho việc xác định giá thị trường, mà còn hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra nói chung của ngành thuế.

Hiện nay, theo hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ), hoạt động may gia cơng hàng may mặc thuộc nhóm ngành cấp 1 (mã hoá A): Công nghiệp chế biến chế tạo, cấp 2 (mã hoá 14): Sản xuất trang phục, chi tiết cấp 3 theo bảng sau:

Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Cấp 5 Tên ngành

A NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN

B KHAI KHOÁNG

---

13 Dệt

14 Sản xuất trang phục

141 1410 14100 May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú) 142 1420 14200 Sản xuất sản phẩm từ da lông thú

143 1430 14300 Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc 15 Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan ---

Bảng 3.1 Danh mục ngành kinh tế Việt Nam

Tương ứng nhóm ngành cấp 14- sản xuất trang phục, sản phẩm của ngành này trong hệ thống ngành sản phẩm như sau:

141001 Trang phục bằng da hoặc da tổng hợp 141002 Quần áo nghề nghiệp và bảo hộ lao động 141003 Quần áo mặc ngoài dệt kim hoặc đan móc

141004 Quần áo mặc ngồi khơng dệt kim hoặc đan móc

141005 Quần áo lót, áo T-shirt, áo may ơ và các loại áo lót khác Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế cần phân loại công ty theo danh mục nêu trên nhằm đảm bảo tính thống nhất.

Nguồn thu thập thơng tin:

Cơ quan thuế đã có các thơng tin về ngành kinh doanh của công ty qua hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Thực tế một cơng ty có thể hoạt động kinh doanh nhiều ngành khác nhau, nên cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc xác định mã ngành nếu chỉ dựa trên hồ sơ đăng ký kinh doanh. Hiện nay thuế suất thuế thu nhâp doanh nghiệp áp dụng chung cho tất cả các ngành nên yêu cầu phản ánh riêng thu nhập của từng ngành là không cần thiết (ngoại trừ trường hợp những ngành được hưởng ưu đãi thuế); mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cũng chưa có thơng tin chi tiết theo về ngành hoạt động của công ty.

Theo kinh nghiệm của một số nước thì cơng ty được u cầu đăng ký theo ngành nghề kinh doanh chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu (Hoa Kỳ, Australia) hoặc khai báo trên tờ khai các ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu (Canada).

Do đó để có thể có dữ liệu công ty theo ngành, cần thiết bổ sung vào mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp thông tin về ngành kinh doanh của công ty, chi tiết đến cấp 3 hoặc cấp 4 mã hoá theo quy định chung của hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trường hợp công ty kinh doanh nhiều ngành thì cung cấp thơng tin về ngành kinh doanh chủ yếu.

Trong thời gian vừa qua, mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp được sửa đổi rất nhiều lần, hơn nữa Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ việc cải cách các thủ tục hành chính. Việc bổ sung nhiều thông tin chi tiết trên tờ khai thuế hiện nay có vẻ như đi ngược với xu hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính. Tuy nhiên, để đảm bảo yêu cầu quản lý thuế, cần thiết phải sửa đổi mẫu kê khai cho phù hợp. Vấn đề là mẫu tờ khai thuế cần được nghiên cứu một cách khoa học, thận trọng, không thiếu và cũng không thừa các thông tin, đảm bảo các thông tin trên tờ khai đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trước mắt và lâu dài, hạn chế việc sửa đổi mẫu tờ khai nhiều lần gây khó khăn cho người nộp thuế.

Các thơng tin về giao dịch liên kết

Theo ý kiến của tất cả các chun gia thì thơng tin giao dịch liên kết thể hiện trên bảng kê khai của công ty là nguồn thông tin chủ yếu để đánh giá rủi ro về giá chuyển nhượng. Các thông tin này giúp cơ quan thuế đánh giá được tỷ trọng giao dịch liên kết chiếm trong tồn bộ giao dịch của cơng ty, từ đó quyết định lựa chọn phương pháp giá vốn cộng lãi hay phương pháp so sánh lợi nhuận thuần từ giao dịch (như đã phân tích ở phần 2.4.2.2 - cuối chương 2 - phương pháp so sánh lợi nhuận thuần từ giao dịch chỉ hợp lý khi giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn).

Các thông tin về giao dịch liên kết được công ty kê khai kèm theo Tờ khai thuế TNDN hàng năm, gồm các chỉ tiêu chủ yếu về thông tin cơng ty liên kết

nước ngồi (địa chỉ, hình thức liên kết), giá trị các giao dịch liên kết và phương pháp áp dụng, chi tiết theo các loại hàng hố, dịch vụ:

- Hàng hố hình thành tài sản cố định

- Hàng hố khơng hình thành tài sản cố định

- Dịch vụ (nghiên cứu, phát triển; quảng cáo, tiếp thị; quản lý...) - Bản quyền, cho vay...

- Dịch vụ khác

Để thực hiện đánh giá hiệu quả hơn, cần bổ sung một số thông tin của công ty liên kết vào mẫu Bảng kê khai thông tin giao dịch liên kết. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, các thông tin sau đây của công ty liên kết cần yêu cầu công ty kê khai: Tên, địa chỉ trụ sở chính hay nơi hoạt động kinh doanh chính, ngành nghề kinh doanh chủ yếu, vốn và cơ cấu sở hữu vốn, số liệu về kết quả kinh doanh của năm gần nhất.

Các thơng tin khác

Để đảm bảo so sánh tính tương đương về điều kiện hợp đồng và điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch đòi hỏi cơ quan thuế cần phải thu thập thông tin theo từng trường hợp thanh tra cụ thể (việc xây dựng cơ sở dữ liệu trước cho các thơng tin này là khơng khả thi)

Tóm lại, các thơng tin về ngành kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính và các thông tin về giao dịch liên kết do cơ quan thuế thu thập và lưu trữ, hình thành cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế. Một trong những nghĩa vụ của cơ quan thuế là bảo mật thông tin của người nộp thuế. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số hố các thơng tin như nêu trên sẽ có ảnh hưởng nhất định đến mức độ bảo mật thông tin người nộp thuế. Chính vì vậy cơ quan thuế cũng cần lưu ý đến việc khai thác, sử dụng thông tin, phân quyền khai thác, sử dụng thông tin phù hợp, đảm bảo cao nhất yêu cầu bảo mật các thông tin của người nộp thuế.

60

người nộp thuế nên chỉ được sử dụng như nguồn thông tin nội bộ của cơ quan thuế. Quy định hiện nay của Việt Nam (cũng như quy định của một số nước khác như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan) cho phép cơ quan thuế sử dụng nguồn dữ liệu nội bộ để thực hiện phân tích so sánh và điều chỉnh (điểm 3 Điều 9 Thông tư 66/2010; điểm 2.3 phần C Thông tư 117/2005). Để đảm bảo công bằng với người nộp thuế, cần xây dựng cơ chế pháp lý phù hợp để người nộp thuế cũng có thể tiếp cận cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu bảo mật thơng tin.

Ngồi ra cần chấp nhận các thơng tin từ các nguồn mở trên nguyên tắc các nguồn này có xuất xứ rõ ràng. Một số nguồn mở được sử dụng như Onesource là cơ sở dữ liệu độc lập do InfoUSA (NASDA: IUSA) cung cấp, cho phép người sử dụng truy cập số liệu tài chính, thơng tin cơng ty của hơn 17 triệu cơng ty trên tồn thế giới của 10 năm gần nhất, bao gồm cả các thông tin của các công ty đại chúng tại Việt Nam (Hoàng Dương (2009), Xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết với bên liên kết [1])

Trong thời gian hiện nay khi ngành thuế chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ cho yêu cầu thanh tra giá chuyển nhượng, có thể sử dụng thơng tin từ các công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay có nhiều cơng ty hoạt động trong ngành may mặc niếm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC), và thông tin của các công ty này được công bố công khai.

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá thị trường (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w