Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp về giá chuyển nhượng

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá thị trường (Trang 69 - 70)

3.2 Một số giải pháp cụ thể

3.2.1.5 Xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp về giá chuyển nhượng

Tranh chấp có thể xảy ra khi cơ quan thuế thực hiện việc điều chỉnh thuế (bằng một quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính), nhưng người nộp thuế không đồng ý với quyết định điều chỉnh đó (có thể khơng đồng ý một phần hay khơng đồng ý tồn bộ quyết định) Theo cơ chế hiện nay, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo trình tự như sau:

- Khiếu nại lần đầu: Người nộp thuế khiếu nại đến cơ quan thuế trực tiếp ban hành quyết định điều chỉnh thuế.

lần đầu thì có thể lựa chọn:

o Khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện ra toà. Nếu khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp và người nộp thuế vẫn khơng đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền khởi kiện ra tồ

o Khởi kiện ra tồ

Tại Việt Nam, các vụ án về thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tồ hành chính. Các vụ án về thuế, đặc biệt về giá chuyển nhượng là những vụ phức tạp khơng đơn thuần chỉ địi hỏi chuyên môn về luật. Ở một số nước như Mỹ, Canada, các vụ án về thuế được xem xét bởi tồ án riêng về thuế. Vì vậy, vấn đề chuyên trách cần đặt ra khi xem xét các vụ án về giá chuyển nhượng nói riêng và thuế nói chung.

Theo quy định hiện nay của Việt Nam, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của toà án thuộc toà án cùng địa phương với cơ quan thuế ra quyết định. Do tính chuyên biệt của các tranh chấp về giá chuyển nhượng và thực tế các giao dịch liên kết chủ yếu xảy ra ở các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi (hiện do Cục thuế cấp tỉnh quản lý), chỉ nên trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giá chuyển nhượng cho Toà án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, không trao cho toà án cấp quận huyện giải quyết.

Một phần của tài liệu Phương pháp xác định giá thị trường (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w