NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính bệnh viện (Trang 32 - 37)

BỆNH VIỆN:

1.3.1.Nhân tố bên ngồi:

Cơng cuộc đổi mới đất nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong tất cả các các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Quá trình đổi mới này đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống y tế nói chung và BV nói riêng.

1.3.1.1. Về kinh tế:

Trong nhiều năm đổi mới kinh tế, nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: đầu tư trong và ngồi nước được khuyến khích; Tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao bình quân từ 5-8%; Cấu trúc hạ tầng phát triển mạnh mẽ; Lạm phát được kiềm chế. Vì vậy, đầu tư của NN cho các lĩnh vực kinh tế xã hội cũng

như y tế tăng nhiều. Chi NSNN cho y tế hàng năm chiếm khoảng 1% GDP. Đây là nguồn KP chủ yếu hiện nay cho hoạt động của BV.

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật chất của đại đa số nhân dân được cải thiện so với trước thời kỳ đổi mới. Nhu cầu KCB, CSSK tăng lên. Số lượt người đến các cơ sở y tế KCB tăng vọt so với trước. Do đó, nguồn thu VP cũng tăng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế là sự phân hố giàu nghèo trong tầng lớp dân cư. Từ đó phát sinh nhu cầu KCB cao cấp, nhu cầu tiếp cận với dịch vụ y tế nước ngoài của nhiều người thu nhập cao để chữa trị những bệnh mà BV trong nước chưa có điều kiện chữa trị tốt hoặc muốn tìm đến những dịch vụ KCB tiện nghi hơn. Trong thực tế, nhiều người chọn giải pháp ra nước ngồi KCB vì điều này trong thời điểm hiện tại cũng không phải quá khó, các văn phòng đại diện của các BV nước ngoài đặt tại Việt Nam sẽ hướng dẫn, hoặc làm thay người bệnh mọi thủ tục và một số phòng khám cũng sẵn sàng kết nối, chuyển bệnh nhân sang Singapore, Thái lan, Trung Quốc, các nước châu Âu điều trị.

Ngồi ra, có BV nước ngồi như Parkway cũng cung cấp các dịch vụ bổ trợ như du lịch và các hoạt động khác khi bệnh nhân có yêu cầu. Chẳng hạn, khi bệnh nhân muốn kết hợp đi khám sức khỏe tổng thể với du lịch theo đoàn, đơn vị này có thể sắp xếp lịch trình theo u cầu. Nếu bệnh nhân có nhu cầu đi khám bệnh kết hợp với du lịch riêng, Parkway có thể bố trí cộng tác viên hỗ trợ bệnh nhân. Trong trường hợp, bệnh nhân cần được vận chuyển bằng máy bay cấp cứu, sẽ được bố trí trong 24 giờ. Thường các văn phịng khơng tính bất kỳ khoản tiền nào trong việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh sang chữa trị tại hệ thống BV của họ.

Mặt khác, mặc dù nền kinh tế tăng trưởng tương đối mạnh song do xuất phát điểm thấp lại chưa thực sự vững chắc, các lĩnh vực xã hội còn phải chi quá nhiều dẫn đến đầu tư cho ngành y tế còn chưa tương xứng mặc dù trong tổng đầu tư cho y tế thì đầu tư phục vụ KCB cho các BV vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Khả năng thu phí để tái đầu tư mở rộng còn rất hạn chế. Việc xác định các đối tượng nghèo khơng có khả năng chi trả chi phí KCB để thực hiện các chế độ ưu đãi cịn rất khó khăn.

Nhìn chung, có ba nhu cầu cấp thiết mà ngành y tế Việt Nam phải đáp ứng là: - Nhu cầu KCB cao cấp;

- Nhu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và y tế xã hội; - Nhu cầu cạnh tranh trong kinh tế y tế.

1.3.1.2. Về chính trị:

Việt Nam từng bước xây dựng NN pháp quyền, mở rộng dân chủ, ổn định chính trị. Chính sách ngoại giao “mở cửa” giúp Việt Nam từng bước hội nhập với khu vực và thế giới, thốt khỏi sự cơ lập và bao vây kinh tế, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng. Những đổi mới về chính trị này tạo điều kiện thuận lợi cho các BV hợp tác quốc tế, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài cũng như tiếp cận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Trong môi trường mở cửa, việc hợp tác với các tổ chức y tế thế giới cũng như nhận các khoản viện trợ khơng hồn lại của BV có nhiều thuận lợi và khơng ngừng tăng.

1.3.1.3. Môi trường pháp lý:

NN đã chú ý đến đầu tư phát triển văn hoá xã hội nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, cố gắng thực hiện công bằng xã hội. Với chính sách “xã hội hố, đa dạng hố” đã tạo điều kiện tăng các nguồn lực để phát triển các mặt xã hội và kết quả bước đầu đã có nét khởi sắc. Chính sách này cho phép các BV đa dạng hoá việc khai thác các nguồn tài chính phục vụ cho cơng tác KCB của mình: phát triển thành BV bán cơng; xây dựng khoa khám và điều trị tự nguyện…

Trước thời kỳ đổi mới, các BV được NN bao cấp hoàn toàn, nhân dân được KCB miễn phí. Bước sang thời kỳ đổi mới, nguồn NSNN không thể đảm bảo cho cơng tác CSSK nên vấn đề tài chính cho các BV càng trở nên bức xúc. Để có thêm nguồn KP cho hoạt động KCB, từ năm 1989 NN đã ban hành chính sách thu một phần VP. Chính sách này đã tăng nguồn NS cho hoạt động của các BV, góp phần nâng cao chất lượng KCB. VP cũng là một chính sách tăng cường sự tham gia đóng góp của cộng đồng nhất là các đối tượng có khả năng chi trả từ đó có thêm nguồn NS để tăng cường KCB cho người nghèo.

Về BHYT, được triển khai ở Việt Nam từ năm 1993. Trong những năm qua số người tham gia BHYT không ngừng tăng lên, nếu như năm 1993 mới chỉ có 3,79 triệu người tham gia BHYT thì đến năm 2005 số người tham gia BHYT đã lên tới

23,7 triệu người, chiếm 28% dân số; năm 2008, tổng số người tham gia BHYT là hơn 39,3 triệu chiếm 46% dân số, tăng hơn 10 lần so với năm 1993; năm 2009, có 53,3 triệu người tham gia BHYT, chiếm 62,2% dân số, trong đó số người tham gia BHYT tự nguyện là 13,8 triệu người, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt hơn 9,1 triệu. BHYT đã thu được nhiều kết quả khả quan và là nguồn thu ổn định trong KCB.

Tóm lại, các nhân tố bên ngồi vừa có ảnh hưởng tích cực vừa có những hạn chế đến việc quản lý tài chính BV.

1.3.2. Nhân tố bên trong:

1.3.2.1. Nhân tố con người:

Con người là nhân tố trung tâm trong hoạt động của một tổ chức. Đặc biệt do đặc thù của BV là cung cấp các dịch vụ phục vụ cho CSSK con người thì yếu tố con người lại càng quan trọng. Nó địi hỏi con người phải vừa có Tâm vừa có Tài. Trong yếu tố con người ở đây cần nhấn mạnh đến cán bộ quản lý. Người làm quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của các quyết định quản lý. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nói chung cũng như quản lý tài chính nói riêng.

Một BV có cán bộ quản lý tài chính có trình độ chun mơn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, hiểu biết sẽ đưa ra được những biện pháp quản lý phù hợp, xử lý thơng tin kịp thời và chính xác làm cho cơng tác tài chính ngày càng có kết quả tốt. Và một đội ngũ cán bộ kế tốn tài chính có trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo là điều kiện tiền đề để cơng tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, tn thủ các chế độ quy định của NN về tài chính góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính BV.

Tóm lại, con người làm việc trong mơi trường y tế hiện nay cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

 Tư duy mới phù hợp với thị trường

 Trách nhiệm mới phù hợp với quyền thụ hưởng  Đạo đức mới phù hợp với hội nhập quốc tế

 Tổ chức mới và con người có tổ chức

1.3.2.2. Mơ hình tổ chức Bệnh viện và hiệu quả hoạt động:

Ngày nay do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu KCB ngày càng tăng. Người dân ngày càng có điều kiện quan tâm đến sức khoẻ, bệnh tật của mình hơn. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu KCB ngày càng cao và càng đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác đòi hỏi các BV phải đầu tư các phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như đầu tư nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ. Điều này đặt hoạt động quản lý tài chính BV trước những thử thách mới. Do vậy, việc xác định mơ hình tổ chức BV phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý tài chính BV được tốt.

1.3.2.3. Mối quan hệ giữa Bệnh viện với khách hàng:

Trước hết là mối quan hệ giữa BV với bệnh nhân. Trước đây, mối quan hệ này là mối quan hệ của người phục vụ với người được phục vụ theo sự phân cơng có tổ chức. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân khơng có quan hệ kinh tế, tiền bạc mặc dù trong cơ chế, mối quan hệ giữa BV và bệnh nhân là mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và người trả giá cho các dịch vụ đó. Quan hệ tốt với bệnh nhân ngoài đạo đức nghề nghiệp còn tạo được uy tín cho BV đồng thời cũng giúp cho việc đưa ra chính sách, chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và xu hướng phát triển hoạt động BV trong tương lai.

Cùng với việc xây dựng uy tín trong hoạt động KCB của mình, BV có thể tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án viện trợ khơng hồn lại. Hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.

Ngồi ra các yếu tố khác như quy mơ BV, vị trí địa lý, hệ thống thơng tin… cũng có ảnh hưởng đến cơng tác quản lý tài chính BV.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính bệnh viện (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w