3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦCHI CHI
3.1.1. Định hướng phát triển chung ngành y tế Việt Nam
Đến năm 2020, Việt Nam về cơ bản đã trở thành một nước công nghiệp phát triển theo định hướng XHCN, có nền nông nghiệp sinh thái phát triển, nền kinh tế đa dạng và năng động, xã hội phát triển lành mạnh trong đó yếu tố con người và các giá trị nhân văn được coi trọng. Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu về CSSK ngày càng tăng và đa dạng. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ tạo ra sự phân tầng xã hội và tạo ra mức thu nhập không đồng đều giữa các vùng, trong đó người nghèo, người sống ở các vùng khó khăn cần được quan tâm hơn.
Đồng thời đến năm 2020, dân số tiếp tục tăng trong đó cơ cấu dân số người già sẽ tăng cũng đặt ra những vấn đề về CSSK. Xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu CSSK của nhân dân, các quan điểm chỉ đạo đã được xác định trong định hướng chiến lược cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đến năm 2020:
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và toàn xã hội, là nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta luôn khẳng định con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báo nhất quyết định sự phát triển của đất nước trong đó sức khoẻ là cái gốc để con người phát triển. Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân và gia đình.
Thực hiện công bằng trong CSSK là quan điểm nhất quán của Đảng.
Với bản chất nhân đạo và định hướng XHCN, NN đảm bảo cho mọi người đều được CSSK cơ bản, có chất lượng, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội.
Tích cực và chủ động dự phịng CSSK theo phương châm phòng bệnh
hơn chữa bệnh bằng cách tạo ra lối sống, môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phịng bệnh và tăng cường sức khoẻ. Quan điểm này thể hiện sự coi trọng y tế công cộng, các giải pháp cộng đồng, và chú trọng tới các dịch vụ y tế.
Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tôc. Y học cổ truyền
chính là một di sản văn hóa của dân tộc cần được phát huy và phát triển do đó cần triển khai nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
XHH sự nghiệp CSSK nhân dân là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi
gia đình, mỗi cộng đồng. Do đó để thành cơng cần phải huy động nguồn lực cũng như động viên toàn xã hội tham gia vào cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong sự nghiệp này các cơ sở y tế ln giữ vai trị nịng cốt.
Đa dạng hóa các hình thức tổ chức CSSK trong đó y tế NN giữ vai trò
chủ đạo. Trong điều kiện nguồn lực của NN đầu tư cho y tế cịn có giới hạn thì phát triển các loại hình CSSK ngồi cơng lập sẽ phần nào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.
Để hiện thực hóa các quan điểm chỉ đạo trên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Theo đó hệ thống y tế Việt Nam được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu chung là từng bước hiện đại, hoàn chỉnh, hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của NN cũng như Bộ Y tế trong việc đổi mới công tác quản lý BV công ở nước ta là:
Thứ nhất, Chuyển từ mơ hình quản lý thuần tuý chuyên mơn sang mơ hình quản lý đơn vị kinh tế dịch vụ. Tổ chức hệ thống định mức kinh tế hợp lý. Quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập. Chuyển trọng tâm từ “bác sỹ” sang trọng tâm “người yêu cầu dịch vụ”.
Thứ hai, Đa dạng hố các hình thức dịch vụ và đồng bộ hố dịch vụ nhằm đáp
ứng tốt nhất yêu cầu của người bệnh và xã hội. Thay đổi quan niệm BV ngồi đợi bệnh nhân đến sang chủ động đến với bệnh nhân, thâm nhập cộng đồng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu xã hội, tổ chức hệ thống marketing.
Thứ ba, Chủ động thích ứng trong mơi trường cạnh tranh. Khơng chỉ BV NN
làm kinh tế dịch vụ mà gồm cả các BV bán công, tư nhân kể cả đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, Xoá dần cơ chế xin- cho trong đầu tư và cấp phát KP. Các dự án, chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Tự chịu trách nhiệm chủ động cân đối, bảo đảm các nguồn lực cho hoạt động và cải thiện đời sống cho CBCNV trong BV.
3.1.2. Định hướng phát triển BVĐKKV Củ Chi
Với mơ hình BV đa khoa hạng hai trên địa bàn huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, BV đã khơng ngừng cải thiện điều kiện CSSK ban đầu cho nhân dân, tăng cường công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến cũng như công tác quản lý tài chính. Hướng đi BV trong thời gian tới nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược trên là:
Một là, BV cho mọi người và mọi người đều được điều trị tại BV, được hưởng
các dịch vụ y tế như nhau khơng phân biệt giàu nghèo, dân tộc. Đó là hướng đi thực thi công bằng y tế.
Hai là, Thực hiện BV hướng về cộng đồng. Đó là: BV hướng về yêu cầu của
cộng đồng; BV dựa vào cộng đồng; BV là trung tâm sức khỏe cộng đồng; BV là tác nhân phát triển công bằng y tế trong cộng đồng; BV là trung tâm chuyển giao công nghệ trong cộng đồng.
Mục tiêu phát triển Bệnh viện Thực hiện “khung” tài chính quy định
Quản lý tài chính Bệnh viện
Lượng giá chất lượng thực hiện quản lý tài chính
Lượng giá mục tiêu của Bệnh viện
Ba là, Thực hiện và hướng tới khái niệm CSSK ban đầu trong BV. Đó là
hướng ưu tiên sử dụng cơng nghệ thích hợp; Phân tích giá cả hiệu quả để tránh lãng phí; Cập nhật khoa học xem phần nào làm trước, phần nào làm sau? Phần nào nên làm và phần nào không nên làm?.
Bốn là, Để thực hiện công bằng và hiệu quả y tế, BV cần quán triệt quan điểm
thu VP của World Bank (theo Inrestment in health – 1992 WB): Thu VP để giảm bớt gánh nặng cho NSNN mà vẫn giữ được cơng bằng y tế. Đó là phải “thu phí có chọn lọc”: Người nghèo thì được miễn giảm, người giàu phải đóng đủ. Trong điều kiện NSNN cấp cịn hạn hẹp như hiện nay, BV cần có thêm nguồn KP để đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân. Do đó, một mặt BV cần có biện pháp tăng thu VP và BHYT nhưng đồng thời thực hiện chế độ miễn giảm cho người nghèo, người có cơng với cách mạng... theo quy định của NN.
Nhìn chung, quản lý tài chính khơng thể tách rời khỏi quản lý BV nhưng đồng thời phải tuân thủ các quy định tài chính của NN. Do đó, cơng tác quản lý tài chính BV đứng trước yêu cầu khắt khe trong quản lý BV nói chung, quản lý tài chính BV nói riêng: phải vừa đảm bảo cơng bằng y tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, cân đối thu chi. Điều này có nghĩa là vừa đảm bảo “khung” tài chính do NN quy định (mức giá VP, chế độ miễn giảm...) vừa đảm bảo các mục tiêu cho phát triển BV.
3.2.GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CỦ CHI
3.2.1. Giải pháp khai thác nguồn tài chính
XHH là quy luật tất yếu để đạt tới mục tiêu mọi người đều được CSSK và được KCB dựa trên cơ sở NN và nhân dân cùng làm, huy động mọi tiềm năng xã hội cho CSSK và KCB trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Đường lối đổi mới của Đảng và NN trong lĩnh vực y tế đã chỉ ra vấn đề cần xã hội hoá sự nghiệp bảo vệ, CSSK nhân dân.XHH vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển sự nghiệp bảo vệ CSSK nhân dân nói chung và cơng tác KCB nói riêng trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trong xu thế đó, nguồn tài chính của BVĐKKV Củ Chi rất đa dạng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tăng cường khai thác các nguồn này. Một số giải pháp đưa ra là:
3.2.1.1.Tăng cường nguồn NSNN
Nguồn KP thường xuyên do NSNN cấp hàng năm ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn KP của BV song đây là nguồn KP tương đối ổn định. Việc phân bổ NS chưa tính đến kết quả hoạt động đầu ra của các cơ sở nhưng đây vẫn là nguồn KP hết sức cần thiết, thể hiện vai trị đảm bảo cơng bằng của NN trong cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. NSNN có vị trí to lớn trong việc đầu tư cho các cơ sở y tế thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như dưới hình thức các dự án XDCB. Do đó BV cần phát huy thế mạnh đơn vị dự toán cấp 2 trên cơ sở tiêu chí phát triển của BV và chủ trương đầu tư trọng điểm của NN, đồng thời cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan tạo môi trường thuận lợi để khai thác tối đa nguồn NS trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm cũng như quản lý có hiệu quả các dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. BV cần tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
Tăng quy mô giường bệnh
Tăng đầu tư XDCB qua các dự án trọng điểm do NN đầu tư Tăng chất lượng dịch vụ y tế
3.2.1.2.Tăng cường huy động sự đóng góp của Nhân dân thơngqua hình thức đóng phí và BHYT qua hình thức đóng phí và BHYT
Đóng góp của Nhân dân thể hiện dưới hình thức VP và BHYT. Đây hiện đang là nguồn chủ yếu bổ sung KP cho hoạt động chuyên môn của BV. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. BV cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Song như đã nói ở chương 2, hiện nay BV vẫn còn để thất thốt trong q trình thu VP. Vấn đề đặt ra là cần thu đúng, thu đủ, đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế. Đó là:
Thu đúng theo quy định của NN: Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chuẩn đốn hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đốn hình ảnh.
Thu đủ: Ngồi việc thu đúng theo quy định của NN, BV cần thu phí có chọn lọc (selective user fee) theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới: thu đủ những ai có khả năng đóng góp và miễn giảm cho những ai ít có khả năng đóng góp. Thu đủ còn bao gồm việc thu vào KP BV chứ không phải thu vào túi của một số cá nhân.
Muốn đạt được mục tiêu trên, Bệnh viện cần phải:
Thứ nhất, BV cần đa dạng hóa loại hình thu hay nói cách khác là BV nên phân
khúc thị trường để thu. Vì nhu cầu thực tế trên thị trường chăm sóc sức khỏe rất đa dạng, khách hàng sẳn sàng chi trả cho những dịch vụ y tế chất lượng cao.
Thứ hai, BV phải tạo nguồn để thu chứ không nên thụ động ngồi chờ bệnh
nhân đem đến. Trong lĩnh vực chăm sóc y tế hiện nay khơng chỉ có các BV cơng mà đã và đang xuất hiện nhiều BV tư, phòng khám tư, các BV nước ngoài hoặc hợp tác với BV nước ngồi và trong số đó có khơng ít BV tư, phịng khám tư đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, vấn đề cạnh tranh trên thị trường chăm sóc sức khỏe ngày càng ngay ngắt, nếu các BV công không chủ động tạo nguồn để thu thì khơng thể nào phát triển được nguồn thu.
Thứ ba, Thực hiện thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm
ở bất cứ khoa phòng nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Chẳng hạn tất cả các bệnh nhân đến KCB (trừ các trường hợp cấp cứu thì đến thẳng phịng cấp cứu) được tiếp đón tại “Phịng tiếp đón”. Tại đây, các bác sỹ, y tế sẽ tiếp bệnh nhân, hỏi bệnh nhân về yêu cầu KCB, tình trạng bệnh tật... Khi đã hiểu và nắm được nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, các bác sỹ sẽ tư vấn, chỉ dẫn bệnh nhân đến các chuyên khoa sâu cần thiết. Có như vậy vừa tránh tình trạng ùn tắc bệnh nhân vừa góp phần làm giảm thất thu cho BV. Đối với bệnh nhân thì khơng bị KCB khơng đúng với nguyện vọng, nhanh chóng, thuận tiện tránh các KCB không cần thiết gây lãng phí cho cả người bệnh lẫn NSNN.
Thứ tư, Có chính sách miễn giảm VP đúng đối tượng: Người có thẻ người nghèo, người có cơng với cách mạng, thương binh, con liệt sỹ... Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại BV trong ngày.
Thứ năm, Để tăng nguồn thu VP và BHYT trong điều kiện giá VP không được
quá cao để đảm bảo công bằng trong CSSK, BV cần có chiến lược cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu VP theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến KCB, BV có thể áp dụng mức giá cao đối với những người muốn khám theo yêu cầu ( gồm cả yêu cầu về thời gian KCB, yêu cầu lựa chọn bác sỹ, yêu cầu về hình thức KCB...). Khi xây dựng mức giá VP tự nguyện này ngồi việc tính đủ chi phí, BV cần lưu ý một số điểm sau:
Một là, Khi xây dựng mức giá VP tự nguyện BV cần phải dựa trên cơ sở phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá. Mức giá VP tự nguyện phụ thuộc vào tính chất, chất lượng dịch vụ y tế mà BV cung cấp, hình thức và phương thức cung ứng, thời gian và địa điểm cung ứng, nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế tự nguyện, phương thức thanh toán, tâm lý người sử dụng dịch vụ... Ngồi ra cịn phụ thuộc vào chính sách quản lý vi mô và vĩ mô về dịch vụ y tế cơng cộng nói chung và dịch vụ y tế tự nguyện nói riêng.
Hai là, BV có thể đa dạng hoá các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự
nguyện. Cụ thể là:
(1). Giá chi trả theo từng loại dịch vụ (Fee for service): Giá cả được hình
thành trên cơ sở các chi phí trực tiếp, gián tiếp của các dịch vụ y tế mà bệnh nhân đã sử dụng theo từng mục ( khám bệnh, thuốc, can thiệp...)
Giá dịch vụ = Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp + Lợi nhuận
( Lợi nhuận: Tuỳ theo loại hình dịch vụ để xác định)
(2). Giá cố định cho từng dịch vụ y tế: Giá này là như nhau cho từng loại hình dịch vụ nhất định theo quy định của hội nghề nghiệp hay của NN. Cơ sở của phương pháp tính giá này là dựa trên kết quả nghiên cứu hồi cứu số liệu thống kê của việc tính tốn đầy đủ các chi phí hoặc giá cả đã thực thu trong quá khứ cộng (hoặc trừ) một tỷ lệ X% nào đó cho phù hợp với tình hình thực tế. Thực chất đây là giá trị trung bình của từng loại dịch vụ ( giá trung bình cho mỗi lần khám, chẩn