Ma trận QSPM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 37 - 41)

Các yếu tố chính

Các giải pháp có thể lựa chọn Phân

loại

Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3

AS TAS AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngồi

Tổng số điểm hấp dẫn

Tóm tắt chương I

Trong chương I, tác giả đã trình bày sơ lược lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh và lợi thế cạnh tranh cũng như những đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Đồng thời dựa trên các lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, tác giả đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một tổ chức kinh doanh nói chung và NHTM nói riêng.

Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các cơng cụ, mơ hình giúp nhà quản trị đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ mà ngân hàng phải đối diện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình cũng như công cụ để xây dựng các giải pháp và lựa chọn các giải pháp có thể thay thế cho nhau hoặc có sự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh doanh của NHTM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi NHTM.

CH

ƯƠ NG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM HIỆN NAY 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Nam

Tên gọi : Ngân hàng TMCP Phương Nam

Tên giao dịch quốc tế : The Southern Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt tiếng Việt : Ngân hàng Phương Nam

Tên viết tắt tiếng Anh : Southern Bank

Trụ sở chính : 279 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp.HCM Website : www.southernbank.com.vn

Logo :

Vốn điều lệ : 2.568.132.370.000 đồng (đến ngày 31/12/2009)

Giấy CNĐKKD số : 0301167027 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày 17/04/1993 và thay đổi lần thứ 20 vào ngày 14 tháng 12 năm 2009.

Ngành nghề kinh doanh chính:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức có kỳ hạn, khơng kỳ hạn; tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá, hùn vốn và liên doanh;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

2.1.2 Tóm tắt q trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Phương Nam (NHPN) được thành lập vào ngày 15/04/1993 theo giấy phép thành lập số 393/GP-UB do UBND Tp.Hồ Chí Minh cấp và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động vào ngày 17 tháng 3 năm 1993

theo giấy phép hoạt động số 0030/NH-CP với thời hạn hoạt động là 50 năm, số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng.

Qua hơn 17 năm hoạt động, NHPN đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam có đối tác chiến lược là ngân hàng nước ngồi. Dưới đây là một số cột mốc thời gian có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của NHPN kể từ khi thành lập:

Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1996

NHPN chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 19 tháng 5 năm 1993 với quy mô vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng và có 38 cổ đơng. Mạng lưới hoạt động gồm 01 Hội sở và 01 chi nhánh. Sau 3 năm đi vào hoạt động, vốn điều lệ đã tăng lên 50 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 253,9 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 8,9 tỷ đồng.

Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003

Do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 trong khu vực, ở nước ta đã có một số ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân làm ăn thua lỗ, phá sản làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam tiến hành tái cơ cấu các TCTD bằng cách sáp nhập các NHTMCP, Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động kém hiệu quả. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, NHPN sáp nhập một số ngân hàng sau:

- Năm 1997: sáp nhập Ngân hàng TMCP Đồng Tháp, tỉnh Đồng Tháp - Năm 1999: sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Nam Tp.Hồ Chí Minh

- Năm 2001: sáp nhập Ngân hàng TMCP nông thông Châu Phú, tỉnh An Giang - Năm 2002: mua lại Quỹ tín dụng nhân dân Định Cơng, Hà Nội

- Năm 2003: sáp nhập Ngân hàng TMCP nông thôn Cái Sắn

Giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Mặc dù phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ do việc sáp nhập và mua lại các TCTD trên, nhưng sau 4 năm sáp nhập các TCTD, NHPN đã có một bước phát triển đáng kể, tăng trưởng cả về quy mô và địa bàn hoạt động. Đến ngày 31/12/2006, NHPN đã có hơn 52 chi nhánh (CN) và phòng giao dịch (PGD); vốn điều lệ đã tăng lên 1.290,78 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 9.115,67 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 188,3 tỷ đồng.

Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đứng trước những cơ hội và thách thức mới, NHPN đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng như:

- Trong năm 2006, NHPN triển khai áp dụng phầm mềm ngân hàng lõi (Core banking) có tên gọi là TCBS (TCBS – The Complete Banking Solution) trên tồn hệ thống. Nhờ đó các giao dịch của NHPN đã được thơng suốt trên tồn hệ thống; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO phiên bản 9001:2000 trong hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế; đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một trung tâm đào tạo ứng dụng thực nghiệm (ATC) với diện tích sử dụng gần 4.000 m2 được trang bị dụng cụ dạy và học hiện đại phục vụ công tác đào tạo nội bộ của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng để đáp ứng yêu cầu phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược trong và ngoài nước để thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Ngày 25/01/2007, NHPN đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với UOB (United Overseas Bank), một trong những ngân hàng hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á có trụ sở đặt tại Singapore.

- Năm 2009, NHPN đã nâng cấp hệ thống quản lý chất lượng ISO phiên bản 9001:2000 lên phiên bản 9001:2008 để từng bước chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Việc triển khai các biện pháp trên đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Đến cuối năm 2009, tổng tài sản của NHPN đạt hơn 35.473,16 tỷ đồng; vốn điều lệ đạt 2.568,1 tỷ đồng; tổng vốn huy động đạt 31.821,5 tỷ đồng và dư nợ cho vay đạt 19.785,79 tỷ đồng. Đồng thời NHPN đã có 85 đơn vị kinh doanh (gồm 01 Sở giao dịch, 24 CN, 58 PGD, 02 điểm giao dịch) và 01 Hội sở chính với số lượng lao động lên đến 1.788 người. Hiện NHPN đã có mặt ở hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta như: Tp.Hà Nội, Tp.HCM, Tp.Đà Nẵng và khu vực Đồng bằng sơng Cửu Long. NHPN đã có quan hệ đối tác với gần 4.000 ngân hàng đại lý tại hơn 62 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w