3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.2.3.8 Giải pháp hoàn thiện một số chính sách phát triển thương hiệu
Là một tài sản vô hình, nhưng thương hiệu lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình. Nó quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của bất kỳ doanh nghiệp nào. Điều này càng đặc biệt quan trọng hơn đối với các NHTM khi hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên uy tín của ngân hàng và sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Như vậy, thương hiệu có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh khóc liệt như hiện nay.
Tuy nhiên, để có một thương hiệu tốt, tạo được sự tin tưởng đối với khách hàng, NHPN cần hồn thiện một số chính sách sau:
- Cần phải xác định lại giá trị cốt lõi của thương hiệu. Theo ý kiến của tác giả tập trung vào 3 vấn đề chính:
• Chất lượng phẩm dịch vụ: chất lượng sản phẩm dịch vụ phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng (bao gồm cả khách hàng nội bộ).
• Con người: ban lãnh đạo cần phải xác định con người là trung tâm và cốt lõi cho mọi hoạt động; đầu tư để xây dựng “thương hiệu chỗ làm” đối với người lao động; thể hiện tính nhân văn trong hành động và đối xử; mọi người lao động (từ cấp lãnh đạo đến nhân viên) được chú trọng đào tạo không chỉ về chun mơn, mà cịn về năng lực quản lý điều hành,….
• Tầm nhìn: Ban lãnh đạo ln có tầm nhìn chiến lược và đúng đắn, đồng thời phải nhất thể hóa ý chí, hành động của mình theo chiến lược, tầm nhìn đã định.
- Chính sách phát triển thương hiệu phải được thực hiện một cách thông suốt từ trong ra ngoài. Để thực hiện điều này, trước hết các cấp lãnh đạo phải ln đặt mình ở vị trí là những “đại sứ thương hiệu” và thực hiện đúng các tuyên bố về sứ mệnh của ngân hàng; tăng cường công tác huấn luyện, truyền thông bên trong ngân hàng đảm bảo tất cả người lao động nhận thức đầy đủ về thương hiệu của ngân hàng. - Nhất thể hóa hình ảnh ngân hàng bằng một hệ thống nhận diện nhất định, thống
nhất, đồng thời lịng vào đó một triết lý kinh doanh vừa mang đậm tính nhân văn vừa thể hiện giá trị cốt lõi của thương hiệu.
- Xác định khách hàng mục tiêu: tiếp tục xác định khách hàng mục tiêu vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể và khách hàng cá nhân có thu nhập từ 5 triệu/tháng trở lên. Tuy nhiên, cần phải tăng cường công tác nghiên cứu, phân loại khách hàng theo những tiêu chuẩn A, B, C để có những chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Thị trường mục tiêu: tập trung vào các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước như Tp.HCM, Tp.Hà Nội, Tp.Đà Nẵng, Tp.Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai,….
- Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu có trách nhiệm với xã hội, bảo vệ môi trường. Do vậy, để tạo sự tín nhiệm, tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng, NHPN cần phải tăng cường các hoạt động gắn liền
trách nhiệm với xã hội, với môi trường xung quanh, tuân thủ đúng pháp luật, bảo vệ mơi trường.
- Việc xúc tiến, truyền thơng ra bên ngồi, NHPN cần phải thực hiện nhiều biện pháp xúc tiến hỗn hợp như quảng cáo, tài trợ, khuyến mãi, giao dịch cá nhân, marketing trực tiếp,…
- NHPN cần tăng lượng cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ qua trang web của ngân hàng, các tờ rơi, mẫu quảng cáo tại các CN, PGD để khách hàng có nhiều thông tin hơn về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
- NHPN cần liên kết với những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước để tạo sự cộng hưởng trong phát triển thương hiệu.
- Để có được một thương hiệu tốt trong tâm trí người tiêu dùng, đòi hỏi NHPN cần phải có một chiến dịch phát triển thương hiệu lâu dài và bền bỉ cũng như đảm bảo tính sáng tạo, mới lạ trong hoạt động xúc tiến, truyền thông.
Trên đây là 8 giải pháp mà NHPN cần phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Đây là những giải pháp có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Nên việc thực hiện các giải pháp này cần phải tiến hành đồng thời nhằm khắc phục những yếu kém nội tại cũng như phát huy các thế mạnh của ngân hàng để tận dụng cơ hội, và hạn chế những nguy cơ do mơi trường bên ngồi mang lại tạo đà cho bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Sau khi các nguồn lực nội tại được cải thiện, NHPN cần tiếp tục thực hiện 2 giải pháp tiếp theo đó là: phát triển thị trường và khác biệt hóa sản phẩm.
- Đối với giải pháp phát triển thị trường: tăng cường mạng lưới phân phối thông qua hệ thống phân phối truyền thống và hệ thống kênh phân phối hiện đại có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như: máy ATM, hệ thống thanh toán thẻ tại các điểm bán hàng (POS), internet, điện thoại,.…
- Đối với giải pháp khác biệt hóa sản phẩm: trọng tâm là tạo ra sự trải nghiệm cho khách hàng khi sử dụng dịch của ngân hàng thơng qua nhiều hình thức: tăng
cường mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, thực hiện hoạt động tư vấn hỗ trợ, tạo sự “đẳng cấp”, “sành điệu” khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng,….