Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Đại Tín về quản trị RRTD

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đại tín luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

34 2.2.1.2 Phân loại nợ

2.2.2.2Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Đại Tín về quản trị RRTD

- Nguyên tắc chung về chính sách tín dụng: chính sách tín dụng đảm bảo việc cấp tín

dụng cho khách hàng phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc:

+ Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ nhân viên cĩ trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của Ngân hàng Đại Tín, khơng được lợi dụng tài sản và uy tín của Ngân hàng Đại Tín vào mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

+ Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đại Tín

trong từng thời kỳ: mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược,

định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và cĩ sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống.

+ Vừa tơn trọng quyền tự quyết của giám đốc chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng: chính sách tín dụng vừa đảm bảo an tồn tín

dụng, vừa đảm bảo tính kinh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho chi nhánh cĩ khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.

+ Quan điểm bình đẳng và hướng về khách hàng: trong cấp tín dụng, Ngân hàng Đại Tín thực hành thống nhất chính sách khách hàng, khơng phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các ưu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

+ Đề cao trách nhiệm cá nhân: Các cá nhân được giao quyền quyết định và chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: là văn bản cao nhất trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đại Tín. Trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng Đại Tín phân định rõ bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng; thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách tín dụng đối với khách hàng; chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Đây là những cơ sở quan trọng cho các chi nhánh trong việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

Mục đích ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng là: * Thống nhất cơ chế quản lý trong tồn hệ thống về rủi ro tín dụng.

* Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển và chủ động với rủi ro tín dụng. * Tạo mơi trường quản lý rủi ro minh bạch và hiệu quả.

* Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong hệ thống Ngân hàng Đại Tín.

Quan điểm tổng quát của Ngân hàng Đại Tín về rủi ro tín dụng:

+ Khơng tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề/lĩnh vực; các nhĩm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực cĩ liên quan với nhau; một loại tiền tệ và tại một địa bàn.

+ Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện theo chế độ tập thể (Hội đồng tín dụng) nhằm đảm bảo tính khách quan.

+ Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và thời hạn cấp tín dụng tùy thuộc vào năng lực của chi nhánh.

Hình thức quản trị rủi ro tín dụng:

+ Hội đồng quản trị ban hành các văn bản nhằm tạo mơi trường quản lý

rủi ro tín dụng chung, đề ra các mức rủi ro cĩ thể chấp nhận được và phê duyệt chiến lược rủi ro trong từng thời kỳ. Hội đồng quản trị cũng ban hành Quy định cho vay, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng tín dụng, Quy định bảo lãnh, Quy định bảo đảm tiền vay, Quy định miễn giảm lãi đối với khách hàng…

+ Tổng Giám đốc ban hành các văn bản cĩ tính chất hướng dẫn, triển khai các quy định của Hội đồng quản trị liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng như Quy trình tín dụng, Quy trình kiểm tra giám sát vốn vay, Chính sách phân bổ tín dụng trong từng thời kỳ, Quy trình kiểm tra giám sát vốn vay, các quy định khác liên quan đến đo lường và nhận biết rủi ro, thẩm quyền xét duyệt…

+ Các văn bản thơng qua các Hội nghị sơ kết, tổng kết, các văn bản chỉ đạo, cảnh báo… nhằm đánh giá và định hướng cấp tín dụng theo từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng đại tín luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)